Cách chịu đau khi bị đánh

Nỗi đau đớn về thể xác dù đáng sợ nhưng vẫn luôn là một điều cần thiết trong cuộc sống. Chúng ta cảm thấy đau đớn để biết được những gì nguy hiểm đang xảy ra với bản thân. Nhưng liệu bạn đã bao giờ thắc mắc đâu là nỗi đau kinh khủng nhất cơ thể người chịu đựng được?

Đi tìm cảm giác đau đớn nhất...

Con người có thể cảm nhận được một số lượng lớn “nỗi đau” về mặt thể xác: từ cái nhói khi bị giấy cắt tay cho đến sự đau đớn tột cùng khi sinh nở... Tuy nhiên để xác định được nỗi đau nào là kinh khủng nhất lại là một vấn đề không hề dễ dàng.


Như đã nói ở trên, đau đớn là một trải nghiệm cần thiết của cơ thể để xác định được nguy hiểm. Tuy nhiên, trải nghiệm đau đớn thì mỗi người mỗi khác, trong đó một số người có ngưỡng chịu đau cao hơn những người còn lại. Lý giải cho sự khác biệt này, các chuyên gia cho biết điều đó phụ thuộc vào tâm sinh lý của mỗi người.

Ngay cả sự khác biệt giữa khả năng chịu đau của 2 giới cũng không thống nhất. Trong một nghiên cứu của ĐH Bath [Anh], đàn ông có thể chịu đựng đau đớn lâu hơn phụ nữ. Mặt khác, nghiên cứu của ĐH Michigan [Mỹ] cho rằng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới giúp giảm đau đáng kể, đặc biệt là nỗi đau khi sinh nở [một trong những nỗi đau đáng sợ nhất].


Chính vì vậy, việc xác định được giới hạn đau đớn của cơ thể là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, Justin Schmidt - nhà sinh thái học người Mỹ - đã lập ra một bảng đánh giá sự đau đớn, trong đó thứ được ông cho là "đau chưa từng thấy" là... vết cắn của một loại côn trùng tại Brazil: Kiến đạn [bullet ant].

Kiến đạn - sinh vật gây ra cơn đau kinh khủng nhất

Có tên khoa học là Paraponera clavata, loài kiến đạn được lấy tên theo cảm giác đau buốt như đạn bắn mà nó mang lại khi bị chúng cắn.

Kiến đạn - thứ gây nên nỗi đau lớn nhất con người có thể chịu đựng được


Kiến đạn có 2 màu đỏ hoặc đen, với kích thước tương đối lớn. Một con kiến đạn có chiều dài trung bình từ 1,8 - 3cm, và có vẻ ngoài dễ khiến người ta liên tưởng đến loài ong bắp cày nguy hiểm. Loài kiến này phân bố chủ yếu ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, trong các khu rừng ẩm ướt.


Vết cắn của một cá thể kiến đạn sẽ đi cùng với một loại nọc độc. Theo thống kê từ các nạn nhân, nọc độc kiến đạn còn gây ra sự đau đớn kinh khủng hơn cả nọc của ong bắp cày kí sinh Tarantula hawk - loài ong có vết đốt cho cảm giác như "sốc điện".

Cụ thể trải nghiệm bị kiến đạn cắn được miêu tả lại như sau: Nỗi đau dâng lên từng đợt, lan đi khắp cơ thể rồi gây co giật, toát mồ hôi. Nọc độc cũng gây tác động đến hệ thần kinh, vì thế chỉ cần vài vết cắn, nạn nhân có thể "bất tỉnh nhân sự". Cơn đau thường kéo dài liên tục trong 24h và được các nạn nhân mô tả là: "quãng thời gian thế giới không còn gì khác ngoài đau đớn".

Trải nghiệm bị kiến đầu đạn cắn


Ngoài ra, nỗi đau khủng khiếp mà nọc độc kiến đạn mang lại là ngay lập tức và không thể bị chặn lại hay làm thuyên giảm bởi não bộ. Chính khả năng gây đau đớn với cường độ cao đã khiến Justin Schmidt - người đã bị cắn bởi 150 loài côn trùng có độc khác nhau- khẳng định là “nỗi đau tồi tệ nhất mà con người từng biết đến”.


Tuy nhiên, dù mang lại nỗi đau tột cùng nhưng nọc độc kiến đạn không phải là chất độc chết người, cũng không có tác dụng phụ sau 24h. Dựa vào đặc điểm này, người dân của bộ tộc Satere-Mawe của Brazil đã sử dụng kiến đạn như “vật thử thách” các chiến binh.

Chiếc bao tay đầy kiến đầu đạn của người Satere-Mawe [Brazil]


Theo tục lệ, khi các chàng trai của bộ tộc đến tuổi trưởng thành, họ sẽ phải cho tay vào các bao tay làm bằng lá chứa đầy… kiến đạn.


Người thực hiện sẽ phải giữ tay mình trong chiếc “găng” đủ 10 phút. Kết quả thường thấy là bàn tay cùng một phần cánh tay sẽ tạm thời bị tê liệt do nọc độc kiến, đồng thời bị co giật không kiểm soát được trong vòng nhiều ngày tiếp đó. Ngoài ra, để hoàn thành thử thách, người con trai của bộ tộc sẽ phải đeo găng tổng cộng 20 lần trong vòng nhiều tháng, thậm chí hàng năm.

Video dưới đây có thể cho các bạn phần nào cảm nhận được trải nghiệm này "kinh khủng" như thế nào.


Trải nghiệm này khiến chúng ta phải đặt dấu hỏi về “thước đo” cảm xúc kì diệu của con người. Nếu có thể chống chọi được cơn đau khủng khiếp nhất là vết đốt của kiến đạn, thì liệu cơ thể con người còn có khả năng chịu đựng được nỗi đau nào hơn thế nữa không? Câu trả lời vẫn đang chờ để được khám phá.


Nguồn: Telegraph, Science Dumb, Business Insider

Các bác sĩ cần đánh giá nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, tính chất của cơn đau và ảnh hưởng của nó trên các hoạt động, khí sắc, nhận thức, và giấc ngủ. Đánh giá nguyên nhân gây ra cơn đau cấp tính [ví dụ: đau lưng Đánh giá đau cột sống cổ - cột sống thắt lưng , đau ngực Đau ngực khác với đau mạn tính Đau mạn tính .

[Xem thêm Tổng quan về đau Tổng quan về Đau .]

Hỏi bệnh nên bao gồm các thông tin sau:

  • Tính chất [ví dụ: bỏng rát, đau quặn, đau nhức, đau sâu, mơ hồ, đau như bị bắn]

  • Mức độ nghiêm trọng

  • Vị trí

  • Hướng lan

  • Thời lượng

  • Thời gian [bao gồm cả kiểu đau và mức độ biến động và tần suất giảm bớt]

  • Các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm bớt

Cần đánh giá mức độ chức năng của bệnh nhân, trong đó tập trung vào các hoạt động hàng ngày [ví dụ: mặc quần áo, tắm], công việc, giải trí và các mối quan hệ cá nhân [kể cả tình dục].

Cảm nhận đau của bệnh nhân có thể biểu hiện không tương xứng với quá trình bệnh lý nội sinh. Cần phải xác định được cơn đau có tác động ảnh hưởng gì đối với bệnh nhân, nhấn mạnh đến vấn đề tâm lý, trầm cảm và lo âu. Trên phương diện xã hội, đau thường dễ được chấp nhận hơn lo âu và trầm cảm, và phương án điều trị thích hợp cần được dựa trên việc phân loại các cảm xúc khác biệt này. Cần phân biệt đau và cảm giác chịu đựng, đặc biệt là ở bệnh nhân ung thư Đau Bệnh nhân đang điều trị ung thư thường gặp các tác dụng phụ. Quản lý những ảnh hưởng này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Buồn nôn và nôn thường gặp ở những bệnh nhân ung... đọc thêm ; chịu đựng cũng có thể do nguyên nhân mất nhiều chức năng và cảm giác sợ hãi trước cái chết đang cận kề khi đau.

Phải xem xét nếu có lợi ích thứ phát [lợi ích bên ngoài, lợi ích ngẫu nhiên do tình trạng bệnh lý - ví dụ như thời gian nghỉ, trợ cấp tàn tật] chi phối tới đau đớn hoặc đau liên quan tới khuyết tật. Hỏi bệnh nhân hỏi liệu đang tiến hành tố tụng hay bồi thường tài chính cho thương tích.

Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đau mãn tính thường có thể làm sáng tỏ vấn đề hiện tại. Xem xét liệu rằng các thành viên trong gia đình đã duy trì lâu dài chứng đau mãn tính [ví dụ như liên tục hỏi về sức khoẻ của bệnh nhân.

Hỏi bệnh nhân và đôi khi các thành viên trong gia đình và người chăm sóc về việc sử dụng, hiệu quả, và các tác dụng bất lợi của thuốc theo toa và thuốc uống không cần kê đơn và các phương pháp điều trị khác cũng như về rượu và tiêu khiển hoặc dùng các thuốc cấm.

Mức độ đau

Nên đánh giá mức độ đau trước và sau các can thiệp có thể gây đau đớn. Ở bệnh nhân có thể giao tiếp bằng nói miệng, tự báo cáo là tiêu chuẩn vàng, và các dấu hiệu bên ngoài của đau hoặc phiền muộn [ví dụ khóc, nhăn nhó, run] là thứ yếu. Đối với bệnh nhân gặp khó khăn giao tiếp và với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không dùng lời nói [hành vi và đôi khi sinh lý] là nguồn thông tin chính.

Một số thang điểm đánh giá mức độ đau thường dùng Một số thang điểm đánh giá mức độ đau thường dùng .

  • Thang phân loại bằng lời nói [ví dụ: nhẹ, trung bình, nặng]

  • thang điểm

  • Thang điểm Visual Analog Scale [VAS]

Đối với thang số, bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ đau của họ từ 0 đến 10 [0 = không đau; 10 = "Cơn đau tồi tệ nhất từ trước đến bây giờ "]. Đối với VAS, bệnh nhân đánh dấu mức độ đau của họ trên thang 10 cm chưa đánh dấu với phía bên trái có nhãn "không đau" và bên phải có nhãn "đau không chịu nổi". Điểm số đau là khoảng cách bằng mm từ đầu bên trái của đường thang. Trẻ em và bệnh nhân có hạn chế học vấn hoặc các vấn đề phát triển tâm thần đã biết có thể lựa chọn từ thang hình ảnh của khuôn mặt, từ mỉm cười đến nhăn nhó do đau hoặc từ những trái cây có kích cỡ khác nhau để truyền đạt nhận thức về mức độ đau. Khi ước lượng đau, người khám nên cụ thể một khoảng thời gian [ví dụ: "trung bình trong tuần vừa qua"].

Một số thang điểm đánh giá mức độ đau thường dùng

Đối với Thang Đau Chức Năng, người khám cần giải thích rõ ràng cho bệnh nhân rằng những hạn chế về chức năng có liên quan đến việc đánh giá chỉ khi chúng gây ra bởi cơn đau đang được đánh giá; mục đích điều trị nhằm giảm đau càng nhiều càng tốt, ít nhất đến mức độ chấp nhận được [0-10].

Được điều chỉnh từ Ban Hội Thiếu Niên Hoa Kỳ [AGS] về Đau mãn tính ở Người lớn tuổi: Quản lý đau mãn tính ở người cao tuổi. Tạp chí Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ 46: 635-651, 1998; sử dụng với sự cho phép; từ Gloth FM III, Scheve AA, Stober CV, et al: Thang đau chức năng [FPS]: Độ tin cậy, tính hợp lệ và đáp ứng trong quần thể người cao tuổi. Tạp chí Hiệp hội Giám đốc Y khoa Hoa Kỳ 2 [3]: 110-114, 2001; và từ Gloth FM III: Đánh giá. Trong Sổ tay Giảm đau ở Người lớn tuổi: Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, do FM Gloth biên soạn. Totowa [NJ], Humana Press, 2003, tr. 17; sử dụng với sự cho phép; bản quyền © FM Gloth, III, 2000.

Bệnh nhân rối loạn tâm thần và thất ngôn

Có thể khó đánh giá đau ở bệnh nhân có bệnh lý ảnh hưởng đến nhận thức, lời nói hoặc ngôn ngữ [ví dụ: chứng mất trí, thất ngôn]. Đau được gợi ý bởi khuôn mặt nhăn nhó, cau mày, hoặc mắt nhấp nháy lặp lại liên tục. Đôi khi người chăm sóc có thể mô tả các hành vi gợi ý đau [ví dụ như mất các hành vi xã hội đột ngột, cáu kỉnh, nhăn nhó]. Đau nên được xem xét kĩ ở những bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp và những người thay đổi rõ ràng hành vi của họ. Với nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp, có thể khai thác thông tin bằng cách dùng thang đo mức độ đau phù hợp. Ví dụ: thang Đau Chức năng đã được chấp thuận và có thể được sử dụng trong các bệnh nhân ở viện dưỡng lão có điểm đánh giá trạng thái tinh thần tối thiểu Kiểm tra tình trạng tâm thần Những bệnh nhân có những phàn nàn hoặc bận tâm về tình trạng tâm thần hoặc rối loạn hành vi có thể hiện diện trong nhiều cơ sở lâm sàng khác nhau, bao gồm trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu... đọc thêm 17.

Bệnh nhân sử dụng phong bế thần kinh cơ

Hiện tại, vẫn chưa có công cụ đánh giá chuẩn hóa giúp đánh giá tình trạng đau khi sử dụng các thuốc phong bế thần kinh cơ hỗ trợ thở máy.

Nếu bệnh nhân được cho thuốc an thần, có thể điều chỉnh liều cho đến khi không có bằng chứng về ý thức. Trong những trường hợp như vậy, thuốc giảm đau đặc hiệu là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã dùng an thần nhưng vẫn tiếp tục có bằng chứng về trạng thái tỉnh táo [ví dụ: chớp mắt, một số chuyển động mắt làm được theo lệnh], cân nhắc điều trị đau thường dựa trên việc ước lượng giữa bệnh lý căn nguyên với mức độ đau [ví dụ: bỏng, chấn thương]. Sử dụng trước thuốc giảm đau hoặc gây tê nếu cần phải làm thủ thuật có thể gây đau [ví dụ như di chuyển bệnh nhân ra khỏi mặt giường].

Video liên quan

Chủ Đề