Cách sử dụng chiếc phích nước

Thuyết minh về cấu tạo, công dụng và cách bảo quản chiếc phích nước [bình thủy]

I. Mở bài

– Phích nước là một đồ vật thường dùng để đựng nước nóng. Phích có thể giữ được nhiệt độ từ 80°c đến 90°c trong khoảng một ngày. Trong mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước.

II. Thân bài

Nguồn gốc:

Trong quá trình cải tiến chiếc thùng nhiệt lượng kế của Newton, phục vụ cho thí nghiệm của mình năm 1892, nhà vật lý học Sir James Dewar đã sáng tạo ra một thiết bị giữ nhiệt có khả năng cách ly nhiệt của nước so với môi trường bên ngoài. Sau đó, thiết bị này [chiếc bình giữ nhiệt] được sử dụng như một vật gia dụng trong nhà và phổ biến cho đến ngày nay.

* Cấu tạo:

+ Cấu tạo bên ngoài:

– Vỏ của phích thường được làm bằng sắt, bằng nhựa, trang trí đẹp mắt, có tác dụng bảo quản ruột phích. – Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa. – Nút phích [nắp đậy ruột-phích] thường bằng sắt [li-e] hoặc bằng nhựa.

– Quai xách bằng nhôm hoặc nhựa.

+ Cấu tạo bên trong:

– Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài giữ nước nóng lâu.
– Những chiếc phích tốt có thể giữ được nước nóng cả ngày, rất tiện dụng.

* Cách sử dụng:

– Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o là tốt. Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không.

– Phích mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích dễ bị nứt vỡ. Nên rót nước ấm khoảng 50°c – 60°c vào trước 30 phút, sau đó đổ đi, rót nước sôi vào. Đậy nắp kín khoảng 10 tiếng để kiểm tra độ nóng của phích.

– Muốn giữ được nước nóng lâu, không nên rót đầy mà chừa một khoảng trống trên miệng phích để cách nhiệt.

* Cách bảo quản:

– Để sử dụng chiếc phích nước hiệu quả và lâu bền, cần sử dụng phích đúng cách. Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn đóng trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt.
– Nên để phích xa tầm tay của trẻ nhỏ để tránh nguy hiểm.

III. Kết bài

Chiếc phích nước là vật dụng quen thuộc, rất cần thiết và không thể thiếu cho mọi nhà.

Bài tham khảo 1:

Thuyết minh cái phích nước

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Nguồn gốc ra đời:

Phích nước [bình thủy] do Sir James Dewar [1842 – 1923], một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Cấu tạo của phích nước:

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòn nhiệt.

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan toả ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Nguyên lý giữ nhiệt của phích nước:

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phàn nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Cách sử dụng và bảo quản phích nước:

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

Bài tham khảo 1:

Thuyết minh cái phích giữ nhiệt nước sôi

Phích nước là một vật dụng quen thuộc và phổ biến đến mức hầu như nhà nào cũng có. Có thể noisangs tạo ra chiếc phích nước là một phát kiến nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.

Phích nước [hay còn gọi là bình thủy, bình Dewar, bình giữ nhiệt] là một dụng cụ gia đình dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm, hoặc nước đá, hoặc các loại chất lỏng, thức ăn, vật thể cần được bảo quản ở nhiệt độ khác với nhiệt độ môi trường [nhiệt độ cao hơn, hoặc thấp hơn nhiệt độ môi trường].

Nguồn gốc ra đời:

Chiếc phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học kiêm hóa học người Scotland Sir James Dewar [1842-1923] vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và môi trường bên ngoài. Từ đó, ông Dewar chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, ban đầu là thiết bị phòng thí nghiệm, sau đó phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.

Thiết kế của Dewar đã nhanh chóng trở thành một mặt hàng thương mại vào năm 1904 do hai người thợ khắc thủy tinh của Đức, Reinhold Burger và Albert Aschenbrenner, phát hiện ra rằng nó có thể được sử dụng để giữ nhiệt độ cho đồ uống lạnh và đồ uống nóng.[2][3]

Cấu tạo phích nước:

Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp [phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ]. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích.

Phần đầu phích còn có quai cầm để tiện cho việc vận chuyển, thân phích được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu [hoặc trang trí khung cảnh]. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích.

Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài.

Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ lại được 70°C.

Sử dụng và bảo quản phích nước:

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại. Muốn phích giữ được nước nóng lâu hơn, không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nắp phích để cách nhiệt vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không.

Để sử dụng phích nước lâu bền, cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Khi mua phích mới về nên rót nước ấm vào phích trước khoảng 30 phút sau đó mới đổ nước sôi để tránh vỡ phích. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, cần thay ngay ruột phích. Nếu dùng lâu phích bị cáu bẩn bám vào ta phải đổ vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại lắc nhẹ rồi ngâm trong khoảng 30 phút. sau đó đổ ra và rửa sạch bằng nước.

Khi dùng chiếc phích nước, nên tránh các khu vực có nhiều trẻ em. Nếu buộc phải sử dụng ở khu vực đó, nên để phích trong các giá hoặc nơi cao để tránh gây tai nạn. Trong trường hợp nguồn nước trong vùng bị nhiễm các chất như Ca, Mg,… sẽ xuất hiện các kết tủa đóng cặn dưới đáy phích, khi đó có thể dùng giấm, chanh để loại bỏ chúng.

Ngày nay, với sự ra đời của phích nước điện và các vật dụng đun nấu, vật dụng giữ nhiệt tiện lợi, chiếc phích nước truyền thống đã không còn phổ biến nữa nhưng ở các bệnh viện, người bệnh vẫn còn sử dụng phích nước để giữ nước đun sôi.

Video liên quan

Chủ Đề