Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở người lớn

Suy dinh dưỡng là tình trạng ngưng phát triển thể chất và tinh thần do thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu năng lượng và protein. Suy dinh dưỡng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ người mắc suy dinh dưỡng hiện nay đang có xu hướng giảm dần, nhưng tỉ lệ giảm không đáng kể. Do đó, nếu cha mẹ không trang bị kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng, trẻ có thể “gánh” những hậu quả nghiêm trọng như: suy giảm sức đề kháng, chậm lớn, giảm khả năng trí tuệ và lao động thậm chí có thể nguy hiểm đên tính mạng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, tất cả những nguyên nhân suy dinh dưỡng là do năng lượng ăn vào ít hơn năng lượng tiêu hao. Trong đó:

  • Người bệnh mắc vấn đề lâu dài liên quan đến sự thèm ăn, cân nặng hoặc mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng, chẳng hạn bệnh Crohn.
  • Việc nhiễm trùng hay ký sinh trùng kéo dài ở người lớn cũng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến việc hấp thu không đủ protein, calo và các vi chất.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần: trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác cũng làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Nhu cầu năng lượng tăng như người bị xơ nang, hồi phục sau chấn thương hoặc bị bỏng nghiêm trọng.
  • Những người trên 65 tuổi cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh và giảm cân mất kiểm soát.
  • Người có thu nhập thấp.
  • Nhiễm trùng: Thường gặp ở những trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh, không được chích ngừa đầy đủ.
  • Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ tiêu hóa và chuyển hóa đều làm tăng nguy cơ bị mắc suy dinh dưỡng. Các dị tật thường gặp là sứt môi chẻ vòm, hẹp phì đại môn vị, rối loạn chuyển hóa, hội chứng down…
  • Mẹ thiếu kiến thức nuôi con: Theo thống kê cho thấy có trên 60% bà mẹ Việt Nam thiếu kiến thức nuôi con và các nghiên cứu về suy dinh dưỡng cho thấy nguyên nhân kinh tế thường dẫn đến tình trạng này.

Thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là một trong những nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, bạn nên xem ngay bài viết trẻ suy dinh dưỡng để trang bị thêm kiến thức cho mình trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Suy dinh dưỡng là hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, vì thế, cơ thể sẽ không có những chất cần thiết cho hoạt động sống. Dấu hiệu suy dinh dưỡng như sau:

  • Giảm cân – giảm 5-10% trọng lượng hoặc hơn trong 3 – 6 tháng là một trong những dấu hiệu chính của suy dinh dưỡng.
  • Trọng lượng cơ thể thấp – chỉ số khối cơ thể [BMI] dưới 18,5 có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Má rỗng, mắt trũng.
  • Bụng sưng to.
  • Tóc và da khô.
  • Vết thương lâu lành, bị bệnh thường xuyên và mất nhiều thời gian để hồi phục.
  • Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, cảm thấy yếu sức.

Ngoài ra, một số dấu hiệu do thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng:

  • Thiếu vitamin A dẫn đến khô mắt, quáng gà, tăng nguy cơ giảm thị lực và nhiễm trùng.
  • Thiếu sắt có thể gây suy giảm chức năng não, các vấn đề về điều hòa thân nhiệt và dạ dày.
  • Biểu hiện thiếu kẽm là chán ăn, còi cọc, chậm lành vết thương, đau bụng, tiêu chảy.
  • Thiếu iốt gây phì đại tuyến giáp vì phải tăng hoạt động để tiết hormone.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở cả trẻ em và người lớn là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm cần bổ sung nhiều trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm:

  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
  • Ăn nhiều tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây.
  • Sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và các loại đậu.

Thực hiện chế độ ăn hàng ngày bổ sung thịt, cá, trứng, sữa… để phòng ngừa suy dinh dưỡng

Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, mẹ có thể phòng ngừa suy dinh dưỡng cho bé bằng cách:

  • Chăm sóc sức khỏe bé từ khi còn ở trong bụng mẹ, mẹ phải ăn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
  • Sau sinh, cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng tuổi.
  • Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cần cho trẻ ăn dặm đúng cách và đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
  • Đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ và uống thuốc xổ giun định kỳ để phòng ngừa giun sán.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để can thiệp kịp thời nếu trẻ không tăng cân trong thời gian dài, thường là từ 3 tháng trở lên.

Ở những thể suy dinh dưỡng nhẹ hay chưa có biến chứng có thể điều trị suy dinh dưỡng tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn giàu năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Cụ thể:

  • Ăn thực phẩm có nhiều calo và protein.
  • Ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.
  • Sử dụng các thức uống chứa nhiều calo.

Nếu những thay đổi chế độ ăn ban đầu không cải thiện suy dinh dưỡng và tình trạng trở nên nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung dạng uống hoặc viên.

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống kể cả khi đã thay đổi sang dạng thức ăn mềm hoặc lỏng, bác sĩ sẽ khuyến nghị một số phương pháp điều trị khác:

  • Cho ăn bằng ống – ống này đi qua mũi vào dạ dày của người bệnh hoặc được trực tiếp vào dạ dày qua da bụng.
  • Cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh suy dinh dưỡng, biết suy dinh dưỡng là gì cũng như cách điều trị, phòng ngừa suy dinh dưỡng. Tuy hiện nay tỷ lệ mắc bệnh suy dinh dưỡng ở nước ta đang giảm dần nhưng nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh dẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này, đặc biệt là đối với trẻ em.

Tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi cần được đánh giá thông qua những chỉ số về tốc độ giảm cân, khả năng nhai, khả năng vận động, tâm lý người bệnh,… Đây cũng là một tình trạng rất nguy hiểm vì nó làm suy giảm chất lượng sống và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

1. Những nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi

1.1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Các chuyên gia cho biết, rất nhiều nguyên nhân khiến cho người lớn tuổi phải đối mặt với vấn đề suy dinh dưỡng. Nhưng dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, nhu cầu năng lượng cũng khác nhau. Càng lớn tuổi thì nhu cầu năng lượng càng giảm, trong khi đó, cơ thể vẫn cần một lượng dinh dưỡng nhất định. Chính vì thế, thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá ít, chỉ ăn cho qua bữa, ăn uống thiếu chất,… chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi.

Tình trạng chán ăn, ăn không ngon,… dẫn đến suy dinh dưỡng ở người già

Do tình trạng lão hóa: Tuổi cao nghĩa là chúng ta phải đối mặt với tình trạng lão hóa của cơ thể. Chẳng hạn như tình trạng răng yếu, thậm chí là rụng răng khiến cho khả năng nhai của người già ngày càng suy giảm, từ đó khiến cho khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể kém đi. Người già cũng có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Điều này là do tình trạng lão hóa khiến cho người cao tuổi giảm tiết nước bọt, suy giảm vị giác cũng như khứu giác vì thế họ không có cảm giác thèm ăn.

Tình trạng suy dinh dưỡng kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe

Bên cạnh đó, nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng cũng có thể là do tình trạng dị ứng, hoặc quá lo lắng về những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khiến cho người già có xu hướng kiêng ăn nhiều loại thực phẩm, thậm chí họ e ngại cả khi uống sữa và ăn cá,… Về lâu dài, thói quen kiêng ăn quá mức này sẽ khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Rất nhiều bệnh nhân mắc một số bệnh về đường tiêu hóa chẳng hạn như bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm đại tràng co thắt,… đều có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng khi tuổi cao.

1.2. Một số biểu hiện của tình trạng suy dinh dưỡng ở người già

Dưới đây là một số triệu chứng suy dinh dưỡng ở người già:

- Giảm từ 5% đến 10% cân nặng trong vòng 6 tháng đến 1 năm.

- Người bệnh có biểu hiện chán ăn, thường xuyên mệt mỏi, trí nhớ kém, hay quên, tâm lý thay đổi thất thường, hay cáu giận vô cớ.

- Khi tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, người già có thể thấy miệng khô, da khô, da nhợt nhạt, môi bị lở, móng tay, móng chân dễ gãy, tóc rụng nhiều.

- Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tình trạng buồn nôn, đi ngoài phân rắn, lỏng thất thường, thường xuyên đau bụng,…

- Với những người già đã có sẵn bệnh lý mạn tính như bệnh tim, những bệnh về xương khớp, bệnh viêm gan, tình trạng hen suyễn,… thì khi kèm theo suy dinh dưỡng thì mức độ bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan, nếu thấy có những biểu hiện bất thường, nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

2. Những lưu ý giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi

Khi xây dựng chế độ ăn cho người lớn tuổi, bạn cần chú ý những điều sau:

Trước hết, cần đảm bảo những bữa ăn của người cao tuổi phải chứa đầy đủ các loại dưỡng chất như chất đạm, béo, tinh bột, chất xơ, các loại khoáng chất và vitamin,… Nên chế biến thức ăn có độ mềm vừa phải để tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên xay quá nhuyễn sẽ làm mất vị ngon của thức ăn, nên có một món canh trong mỗi bữa ăn, tránh tình trạng bỏ bữa, lên kế hoạch thực đơn khoa học, theo dõi cân nặng, tỷ lệ mỡ của người lớn tuổi trong gia đình,…

Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người cao tuổi

Càng lớn tuổi thì năng lượng cần thiết của chúng ta càng giảm. Trung bình, người cao tuổi cần khoảng 1.700 - 1.900 calo/người/ngày. Trong mỗi bữa ăn, bạn nên bổ sung cân bằng dưỡng chất, trong đó ngũ cốc chiếm 68%, chất đạm 14% và tỉ lệ chất béo chiếm 18% trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Không nên ăn quá nhiều tinh bột ở giai đoạn cao tuổi. Mỗi bữa chỉ ăn 1 đến 2 bát cơm, đôi khi có thể thay thế bằng các loại khoai, sắn,… giúp cơ thể bổ sung tinh bột và chất xơ, rất tốt cho hệ thống tiêu hóa.

Về nhu cầu chất đạm, người lớn tuổi cần khoảng 60 - 70g đạm/ngày. Đối với người cao tuổi, nên bổ sung đạm từ các loại cá, đỗ, vừng lạc,… sẽ tốt hơn nguồn đạm từ các loại thịt đỏ.

Chất béo: Người lớn tuổi nên ăn dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Muối: Nên ăn nhạt và hạn chế ăn những thực phẩm lên men, thực phẩm chế biến sẵn.

Chất xơ: Người cao tuổi nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và phòng chống những vấn đề về tim mạch.

Nước: Bất cứ đối tượng nào cũng nên uống nhiều nước để giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, cần hạn chế uống nước vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm gây mất ngủ.

Người cao tuổi cũng nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chẳng hạn như các loại vitamin nhóm B, C, canxi, kẽm, sắt,…

Người cao tuổi nên lạc quan, vui vẻ, ăn uống đủ dưỡng chất để có sức khỏe tốt

Nên ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn. Không nên ăn quá no vào buổi tối, nên chế biến đa dạng thực phẩm, chia nhỏ bữa ăn để tăng cảm giác ngon miệng.

Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng chính là cách cải thiện sức khỏe và phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi.

Không chỉ vấn đề dinh dưỡng, mà bất cứ vấn đề gì về sức khỏe ở người lớn tuổi đều đáng lo ngại. Vì thế, ngay khi có biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa người thân đến thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Mọi thắc mắc, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn. Qua số đường dây nóng này, bạn cũng có thể đặt lịch khám sớm để tiết kiệm thời gian chờ đợi. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề