Cách điền đơn xét tuyển đại học UEF

Hiện nay, xét tuyển học bạ được nhiều thí sinh quan tâm bởi sự chủ động của phương thức xét tuyển này. Năm 2020, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh [UEF] dự kiến sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 1 từ ngày 01/3. Vì thế, để có thể nộp hồ sơ xét tuyển kịp thời, tránh những sai sót khi điền phiếu đăng ký xét tuyển thí sinh nên tìm hiểu rõ thông tin hướng dẫn làm đơn xét tuyển đại học bằng học bạ tại UEF sau đây.

Hồ sơ xét tuyển học bạ tại UEF gồm những gì?

Năm 2020, để xét tuyển học bạ vào UEF thí sinh có thể lựa chọn phương thức xét tổng điểm 3 môn lớp 12 hoặc tổng điểm của 5 học kỳ liên tiếp.
Để hoàn thiện bộ Hồ sơ xét tuyển học bạ, các bạn cần chuẩn bị:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM]. 
  • Bản photo công chứng học bạ THPT
  • Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời 
  • Giấy chứng nhận ưu tiên [nếu có]

*Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/ bộ hồ sơ. [Thí sinh có thể chuyển lệ phí thông qua dịch vụ "Phát lệ phí tận nơi" hoặc bổ sung sau khi đến trường].

 

Thí sinh nên cập nhật hướng dẫn làm đơn xét tuyển Đại học bằng học bạ tại UEF để có sự chuẩn bị tốt nhất

 

​Thí sinh điền đơn đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu hướng dẫn sau:

 



Các bạn thí sinh lưu ý:
  • Với phương thức xét tuyển bằng điểm tổ hợp 3 môn lớp 12, thí sinh cần đảm bảo điểm xét tuyển >= 18 điểm
  • Với phương thức xét tổng điểm 5 học kỳ, điều kiện nộp hồ sơ là điểm xét tuyển từ 30 điểm trở lên.

Những lỗi cần tránh khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ

* Học bạ photo không công chứng * Học bạ photo thiếu trang [Thí sinh chỉ photo trang học bạ lớp 12 mà không có học bạ lớp 10 và lớp 11] * Học bạ photo có công chứng nhưng bản công chứng không hợp lệ, bao gồm các lỗi sau: + Dấu giáp lai đóng thiếu trang [dấu giáp lai phải đóng trên tất cả các trang, rõ màu, không thiếu dấu mới được công nhận là đủ] + Dấu giáp lai được đóng bằng mộc vuông [dấu giáp lai phải đóng bằng mộc tròn]. + Không có chữ ký và đóng dấu của đơn vị sao y + Học bạ thiếu xác nhận của Ban giám hiệu [với trường hợp đóng dấu xác nhận tại trường THPT].

+ Học bạ lớp 12 có chỉnh sửa điểm nhưng không có xác nhận chỉnh sửa của giáo viên, không có mộc tròn, không ghi dưới mục chỉnh sửa.

Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF

Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF bằng một trong hai hình thức sau:
Cách 1: Trực tiếp đến trụ sở của trường nộp hồ sơ tại Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, số 141 Điện Biên Phủ, Phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Với hình thức này, thí sinh sẽ được Ban tư vấn tuyển sinh hướng dẫn chi tiết khâu đăng ký cũng như hỗ trợ các thông tin liên quan đến môi trường học tập, ngành đào tạo, chính sách học phí, học bổng,…
Cách 2: Những thí sinh ở xa có thể dùng hình thức chuyển phát nhanh hồ sơ qua đường bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM [UEF] 141 - 145 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

* Điện thoại: [028] 5422 5555  *Hotline: 094 998 1717; 091 648 1080


* Email: Ngay khi hồ sơ được chuyển đến, UEF sẽ gọi điện thông báo trực tiếp cho thí sinh những giấy tờ cần điều chỉnh hoặc bổ sung trước thời hạn quy định.

Thời gian nhận hồ sơ trực tiếp và hỗ trợ tư vấn tại Văn phòng Tư vấn tuyển sinh:

- Sáng: từ 07:30 đến 11:30 [thứ Hai đến thứ Bảy] - Chiều: từ 13:30 đến 16:30 [thứ Hai đến thứ Sáu]

Qua bài viết hướng dẫn làm đơn xét tuyển Đại học bằng học bạ tại UEF, hy vọng các thí sinh sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất để nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành học mình yêu thích. Chúc các bạn sẽ trúng tuyển vào UEF và có những trải nghiệm học tập thú vị trong tương lai.

Đơn xin xét tuyển đại học chính quy theo điểm học bạ vào Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh [UEF] có 3 phần là phần thông tin cá nhân, phần thông tin đăng ký xét tuyển và phần ký tên. Mỗi phần sẽ có những quy định riêng về cách điền thông tin bằng chữ hoặc số sao cho phù hợp. Vậy để điền đúng đơn xin xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh cần những lưu ý gì? Dưới đây là những hướng dẫn ghi đơn xét tuyển đại học chính quy trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh thí sinh không thể bỏ qua.
 

3 phần của đơn xét tuyển đại học chính quy trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
 

Phần thông tin cá nhân  Phần này bao gồm các mục như: họ và tên tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ, điện thoại, tên trường THPT hoặc tương đương, năm tốt nghiệp,…

Phần thông tin đăng ký xét tuyển 

Phần này gồm các mục như: ngành đăng ký xét tuyển, mã ngành, điểm từng tổ hợp môn,...

Phần ký tên


Hoàn thiện thông tin, thí sinh ký và ghi rõ họ tên.

 

Quý phụ huynh và thí sinh được hướng dẫn ghi đơn xét tuyển đại học chính quy Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh

 

Hướng dẫn ghi đơn xét tuyển đại học chính quy trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh 1. Mục Họ và tên thí sinh: Thí sinh điền đầy đủ tên họ, viết in hoa 2. Giới tính: Nam/Nữ 3. Ngày tháng năm sinh: Ghi chính xác thông tin như giấy khai sinh 4. Nơi sinh: Ghi tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương 5. Số Chứng minh nhân dân/ Số thẻ căn cước công dân: Chứng minh nhân dân mẫu cũ [9 chữ số], ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, 03 ô đầu để trống, Chứng minh nhân dân mẫu mới [12 chữ số] hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng. 6. Địa chỉ liên hệ/ Số điện thoại: Thí sinh điền chính xác địa chỉ hiện đang cư trú, số điện thoại cá nhân [hoặc người thân] để Nhà trường có thể liên hệ gửi giấy báo và các thông tin cần thiết. 7. Tên trường THPT: Ghi tên trường và địa chỉ huyện [quận], tỉnh [thành phố] của trường vào dòng kẻ chấm; Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo [Mã trường ghi theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0]. 8. Thông tin đăng ký xét tuyển: Thí sinh điền đầy đủ các ngành đăng ký xét tuyển, mã ngành, tổ hợp môn xét tuyển và điểm từng môn.

Để ghi chính xác tên ngành học, mã ngành và mã tổ hợp môn tương ứng, thí sinh tham khảo danh sách ngành đào tạo của UEF và mã ngành tại đây.


Hy vọng với những hướng dẫn ghi đơn xét tuyển đại học chính quy trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ở trên, các bạn đã hình dung được cách viết một đơn xét tuyển đại học theo phương thức tuyển sinh riêng của trường sao cho chính xác và đúng quy định. Lưu ý rằng các thông tin điền vào cần rõ ràng, dễ đọc và không tẩy xóa nhé!

 

Theo quy chế tuyển sinh được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 từ ngày 22/7 đến 17g00 20/8. Đối với từng đối tượng cụ thể sẽ có những bước đăng ký xét tuyển khác nhau. Thí sinh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thí sinh tốt nghiệp THPT 2022

Đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm 2022 này, các bạn cần thực hiện đăng ký xét tuyển theo các bước sau: 
Bước 1: Thí sinh liên hệ Trường THPT đang theo học và sử dụng tài khoản để đăng nhập kiểm tra, đăng nhập hệ thống cổng thông tin xét tuyển của BG-ĐT tại website //thisinh.thithptquocgia.edu.vn/;
Bước 2: Thí sinh tiến hành đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học [không giới hạn số lần] trên hệ thống của Bộ GD-ĐT tại địa chỉ //thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn từ ngày 22/7 đến 17g00 ngày 20/8;
Bước 3: Thí sinh xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng và nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến từ ngày 21/8 đến hết ngày 28/8. 

 


Ngoài nộp hồ sơ tại UEF, thí sinh cần nắm rõ các bước đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT để thực hiện từ 22/7

Thí sinh tự do [đã tốt nghiệp THPT 2021 trở về trước]

Bước 1: Tải phiếu đăng ký thông tin cá nhân, điền đầy đủ các thông tin tại đây Thí sinh nộp phiếu trực tiếp [Hoặc có giấy ủy quyền cho người thân là người đại diện đăng ký] từ ngày 12/7/2022 đến hết ngày 18/7/2022 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên [TTGDTX] hoặc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp [TTGDNN], Sở GD-ĐT tại nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa điểm thuận tiện nhất để nhận thông tin tài khoản đăng nhập cổng thông tin xét tuyển của Bộ GD-ĐT.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi nộp tại TTGDTX hoặc TT.GDNN hoặc Sở GD-ĐT, bao gồm:

- Phiếu đăng ký thông tin cá nhân [Theo mẫu]; - Hộ khẩu [Bản photo công chứng]; - Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân [Bản photo công chứng]; - Học bạ THPT [Bản photo công chứng]; - Bằng Tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời [Bản photo công chứng]; - 2 Ảnh 4×6 [Chụp không quá 3 tháng với phông nền trắng];

Lưu ý: Thí sinh cần điền phiếu đăng ký thông tin cá nhân [Phiếu có dán ảnh], in và mang đến Công an phường, xã nơi thường trú để được kiểm tra và đóng dấu xác nhận.


Bước 2: Từ ngày 22/7 đến hết 17g00 ngày 20/8, thí sinh tiến hành đăng ký, điều chỉnh trên hệ thống của Bộ GD-ĐT tại địa chỉ //thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn ứng với tài khoản đã được cấp từ Sở GD-ĐT hoặc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hoặc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp. 
Thí sinh chọn trường đại học mình yêu thích nhất để ở nguyện vọng 1
Ví dụ: Thí sinh A chọn học ngành Quản trị kinh doanh tại UEF theo phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp A00, thì cần điền đầy đủ các thông tin sau: - Thứ tự nguyện vọng xét tuyển: 1 - Mã trường: UEF - Ngành xét tuyển: Quản trị kinh doanh - Mã ngành: 7340101 - Phương thức xét tuyển: Xét kết quả học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn. - Mã phương thức: 200

- Mã tổ hợp: A00 


Bước 3: Từ ngày 21/8 đến hết 17g00 28/8, thí sinh xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến tương ứng với ngành đã trúng tuyển.
Lưu ý: Kết quả trúng tuyển đại học năm 2022 được tính dựa trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT. Vì vậy, nếu đã nộp hồ sơ xét tuyển trước đó tại UEF, thí sinh cũng cần điền thông tin trên hệ thống của Bộ GD-ĐT để được công nhận. 

 

Video liên quan

Chủ Đề