Cách điều trị thuỷ đậu ở trẻ em

25/02/2022

Vừa qua, Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 1 trẻ sơ sinh 15 ngày tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do mắc thuỷ đậu biến chứng suy hô hấp.

Đó là trường hợp bé T.T [15 ngày tuổi, ở Bắc Giang]. Các bác sĩ cho hay, mẹ bé mắc thuỷ đậu từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trong thời gian mẹ mắc bệnh, bé vẫn ở cùng với mẹ. Khi 9 ngày tuổi, trẻ xuất hiện mụn phỏng nước ở tay, chân sau lan ra toàn thân, kèm theo ho, thở nhanh và quấy khóc nhiều. 2 ngày sau, gia đình đưa trẻ vào bệnh viện ở địa phương để thăm khám và được chẩn đoán suy hô hấp – viêm phổi, thuỷ đậu. Do bệnh chuyển biến nặng, ngày 28/01 trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt 1 – Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phổi hai bên thông khí kém, tăng trương lực cơ, da toàn thân dày đặc mụn nước, rải rác các mụn mủ. Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, thuỷ đậu sơ sinh. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho trẻ thở máy để hỗ trợ hô hấp, điều trị Acyclovir đường tĩnh mạch, IVIG và cho trẻ sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch [Goldcefo kết hợp Vancomycin]. 

Sau 14 ngày được các bác sĩ Trung tâm Sơ sinh tận tình chăm sóc và điều trị, hiện tại tình trạng của trẻ đã dần ổn định, trẻ tỉnh, tự thở, môi hồng, bú tốt, phổi 2 bên thông khí đều, trương lực cơ bình thường, các nốt trên da đã bong vảy.

Một trường hợp trẻ sơ sinh mắc thuỷ đậu biến chứng suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy [Ảnh bác sĩ cung cấp]

Thuỷ đậu sơ sinh là một bệnh nặng với nguy cơ tử vong cao

Theo TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Bệnh thủy đậu [dân gian thường gọi là bỏng rạ] là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút thủy đậu có tên Varicella zoster [VZV] gây nên. ​​Vi rút này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua bánh rau khi mang thai hoặc trẻ mắc phải sau sinh do tiếp xúc với các giọt bắn trong môi trường chứa vi rút thủy đậu [lây truyền qua đường hô hấp] hoặc tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc bị nhiễm bệnh. 

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng [nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn] với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tuỷ, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Hoặc 1 số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí là tử vong.

Nguy cơ tử vong ở trẻ tăng lên khi người mẹ xuất hiện các triệu chứng nhiễm thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh do không có đủ thời gian để hình thành và truyền kháng thể của mẹ cho con.

Chẩn đoán và cách điều trị

Tiến sĩ Nga cho biết, việc chẩn đoán thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng với biểu hiện đặc trưng là các tổn thương mụn nước trên da.

Chẩn đoán xác định bằng cách phát hiện vi rút thủy đậu trong dịch nốt phỏng, trong mảnh sinh thiết mô và/hoặc trong dịch não tủy bằng phương pháp PCR. 

Không giống như các trẻ lớn, đại đa số chỉ điều trị triệu chứng, ở trẻ sơ sinh để giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong, trẻ nên được dùng thuốc kháng vi rút [Acyclovir] càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ sau khi có mụn nước.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Tiêm phòng đầy đủ

Trước khi mang thai từ 3-6 tháng mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu. Điều này không chỉ giúp mẹ phòng bệnh mà cũng ngăn chặn khả năng mầm bệnh lây sang cho trẻ. Sau khi bé chào đời, kháng thể này lại được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Ít nhất trong 1 năm đầu đời, trẻ sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu.

Cách ly với con khi mẹ mắc thuỷ đậu

Nếu mẹ đang mắc thuỷ đậu phải được cách ly với trẻ cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho con, thông thường từ 2 – 3 tuần.

Trẻ sơ sinh phơi nhiễm [mẹ đang bị thủy đậu, con không bị thủy đậu] hoặc bị nhiễm bệnh thủy đậu vẫn được khuyến khích cho ăn bằng sữa mẹ vì kháng thể trong sữa mẹ có thể có hiệu quả bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nguy cơ lây bệnh khi vắt sữa cho trẻ chưa bị bệnh.

“Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mắc thuỷ đậu, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà như hầu hết trẻ lớn và người lớn mà cần đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ” – TS. Nga khuyến cáo.

Thu Hương – Phòng Thông tin điện tử

Mệt mỏi, đau đầu, nổi mụn nước khắp người là các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Vậy thủy đậu là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh này như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về thủy đậu cũng như các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

1. Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?

Varicella Zoster là virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Chúng thường phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Vì vậy, bệnh thường xuyên xảy ra vào mùa xuân và có tính chất lây lan nhanh. Hệ miễn dịch yếu kém nên trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ bị virus tấn công.

Hệ miễn dịch yếu kém nên trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ bị virus Varicella Zoster tấn công

Trong khoảng từ 7 - 10 ngày, nếu được điều trị đúng cách trẻ sẽ lành bệnh và hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu điều trị sai thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh như: viêm phổi, viêm màng não, dị tật và thậm chí là tử vong.

Phần lớn trẻ sẽ không bị mắc lại bệnh lần hai nếu trước đó đã nhiễm virus thủy đậu. Bởi vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ đã có khả năng sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì virus có thể tái hoạt động, tấn công và gây bệnh.

2. Nguyên nhân gây thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ nên lưu ý những nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh dưới đây, để có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả:

Lây truyền từ mẹ:

Virus có thể truyền từ cơ thể người mẹ sang thai nhi bằng nhau thai. Vì vậy, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc thủy đậu nhưng không chữa trị dứt điểm thì trẻ khi sinh ra sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Nhất là ở trong ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi mang mầm bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: dị tật ở tim, đầu nhỏ, dị dạng ở sọ,…

Nhiễm virus từ bên ngoài:

Virus gây thủy đậu có thể truyền qua đường hô hấp. Do đó, trẻ có thể bị nhiễm virus khi hít phải không khí có chứa nước bọt, nước mũi do người bệnh ho, hắt hơi. Đồng thời, nếu chạm phải chất dịch mụn nước có trên da hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Trong trường hợp, người mẹ bị nhiễm virus thì trẻ sơ sinh cũng có thể mắc thủy đậu. Bởi vì, virus có thể truyền qua sữa mẹ nên việc cho bú hoặc chăm sóc rất dễ lây bệnh cho trẻ.

3. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh điển hình

Khi nhiễm virus gây thủy đậu, trẻ sẽ trải qua bốn giai đoạn của bệnh. Dưới đây là những triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh trong mỗi giai đoạn. Bố mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ nhận biết sớm bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian tính từ khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ cho đến khi phát bệnh. Thông thường ở giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 tuần, trẻ sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên bố mẹ rất khó để nhận biết được bệnh thủy đậu.

Giai đoạn khởi phát:

Khi bệnh khởi phát, những triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh như: mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, sốt nhẹ,… sẽ đột ngột xuất hiện. Đặc biệt, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu nổi các vết phát ban đỏ trên da với kích thường từ 1 - 3 mm. Sau khoảng 12 - 24 giờ, các nốt ban sẽ phát triển thành mụn nước chứa dịch trong suốt và tập trung nhiều ở vùng đầu, mặt, thân và tứ chi.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển phức tạp.

Cơ thể trẻ bắt đầu nổi các vết phát ban đỏ trên da với kích thường từ 1 - 3 mm

Giai đoạn toàn phát:

Đến giai đoạn này, mụn nước sẽ có kích thước to hơn và mọc khắp toàn thân. Mụn nước tròn trên nền viền da màu hồng, đường kính 3 - 13 mm. Trên một vùng da có thể xuất hiện mụn nước với nhiều lứa tuổi. Đây là triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh rõ rệt nhất mà bố mẹ có thể nhận biết.

Nếu không điều trị đúng cách, các nốt mụn rất dễ bị nhiễm trùng. Lúc này, chúng sẽ có màu đục do chất dịch trong nốt mụn là mủ. Để kiểm soát tình trạng bệnh và tránh các biến chứng có thể xảy ra, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín. Tránh trường hợp chủ quan, tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ tại nhà. Cách làm này không giúp chữa lành bệnh mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở giai đoạn toàn phát, mụn nước sẽ có kích thước to hơn và mọc khắp toàn thân

Giai đoạn hồi phục:

Sau khoảng 7 - 10 ngày nếu không xảy ra các biến chứng thì mụn nước sẽ vỡ ra và khô lại. Chúng nhanh chóng đóng thành vảy rồi bong tróc. Lúc này, trên da trẻ có thể xuất hiện vùng da non có màu hồng hoặc các đốm sẹo nhỏ. Vì vậy, bố mẹ nên bôi kem chống để lại sẹo thâm cho trẻ.

4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Khi phát hiện các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Để tránh lây lan bệnh ra ngoài, bố mẹ nên cách ly trẻ sơ sinh tại nhà, đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người khác.

  • Cho trẻ mặc áo quần thấm hút mồ hôi, mềm mại.

  • Dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không chà mạnh lên da vì có thể làm vỡ mụn nước.

  • Không để trẻ cào, gãi gây trầy xước và tổn thương vùng da.

  • Hạn chế cho trẻ ra đường để tránh gió, bởi vì gió lạnh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Dùng nước ấm tắm cho bé, không chà mạnh lên da

Hi vọng, những triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu trẻ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, để phòng ngừa thủy đậu cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tiến hành tiêm phòng bệnh trước khi mang thai.

Video liên quan

Chủ Đề