Cách giáo dục trẻ 7 tuổi

Trẻ phản kháng, không nghe lời, thậm chí cãi lời bố mẹ…? Làm sao để trị con bướng giúp con trở nên ngoan hơn, chăm học hành hơn ở giai đoạn 7-12 tuổi? Bố mẹ hãy đăng kí ngay khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" để có cách ứng phó và giáo dục con bướng đúng cách và hiệu quả nhất.

Nhiều bố mẹ cho biết lúc 2-3 tuổi con không ngang bướng như lúc 7 tuổi. Tại sao con càng lớn càng bướng khiến bố mẹ phát điên? Con bướng đến mức bố mẹ phạt úp mặt, cắt cơm cho nhịn nhưng con vẫn không biết sợ là gì. Nguyên nhân do đâu mà con bướng như vậy? Phải chăng là do cách dạy con của bố mẹ lúc nhỏ chưa đúng?

Theo các chuyên gia cho biết không phải tự nhiên một đứa trẻ tự nhiên bướng bỉnh? Mà tất cả đều có nguyên nhân của nó, có thể bắt nguồn từ sự khủng hoảng tâm lý ở các độ tuổi nhất định. Và giai đoạn 7-12 tuổi chính là thời kỳ tâm lý con đang có nhiều rối loạn nên sự bướng bỉnh không đáng lo ngại. Lúc này, bố mẹ chỉ cần chú ý đến cảm xúc của con, lắng nghe và trò chuyện, làm bạn với con nhiều hơn là được.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp con bướng do cách nuôi dạy của gia đình như bố mẹ, ông bà quá nuông chiều khiến con hình thành thói hư vòi vĩnh, ăn vạ và không nghe lời. Hay đơn giản là mâu thuẫn trong cách dạy con của bố mẹ, mỗi người một kiểu khiến con không biết nghe ai dẫn tới tự làm theo ý mình. Hoặc cha mẹ tạo áp lực cho con phải làm theo điều mình muốn khi con đang ở trong độ tuổi phát triển thì con càng lớn càng bướng. Và cha mẹ không là tấm gương tốt nên cha mẹ nói con sẽ không tin tưởng và không làm theo.

Chính vì thế, để con có thể ngoan ngoãn, chăm học và vâng lời người lớn thì trước hết hãy làm bạn với con, quan tâm và thấu hiểu con. Bởi tình yêu của cha mẹ là chìa khóa mở cửa tâm hồn trẻ giúp con trở nên an tâm và tin tưởng người lớn hơn, giúp con ngoan hơn.

Bên cạnh đó, tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ mà có phương pháp giáo dục phù hợp giúp trẻ hoàn thiện tích cách và nhân phẩm tốt hơn. Và khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" sẽ mang đến một hệ thống giải pháp giúp bố mẹ chấm dứt những hành vi tiêu cực của trẻ, giúp trẻ có cách cư xử tốt hơn. Đồng thời giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình, có kỷ luật hơn trong mọi việc làm mà trẻ thực hiện.

LỢI ÍCH KHÓA HỌC:

- Giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ em theo từng lứa tuổi để có thể điều chỉnh hành vi, tính cách tốt nhất cho con

- Giúp bố mẹ nắm được nguyên nhân vì sao trẻ ương bướng để có phương pháp xử lý phù hợp mà không cần đòn roi hay mắng mỏ

- Giúp bố mẹ nhận ra được hậu quả của việc kỉ luật tiêu cực như trừng phạt trẻ bằng đòn roi…

- Khóa học cũng giúp bố mẹ kiềm chế được cơn tức giận, căng thẳng của mình khi thấy con ngang bướng, không chịu sai lời

- Đồng thời khóa học cũng chỉ dẫn cho bố mẹ những bí quyết xử lý mọi vấn đề của trẻ ở giai đoạn 7-12 một cách thấu đáo giúp trẻ nghe lời và làm theo dễ dàng.

- Đặc biệt, khóa học sẽ truyền kĩ năng giúp bố mẹ có thể lắng nghe, thấu hiểu con một cách tích cực hơn cũng như hiểu bản thân hơn từ đó sẽ sáng suốt trong việc giúp con ngoan, nghe lời hơn.

- Bên cạnh đó, khóa học còn giúp bố mẹ biết cách động viên, khích lệ trẻ đúng cách khi con làm được việc tốt, cũng như biết cách phê bình con đúng cách khi trẻ làm sai.

- Ngoài ra, tham gia khóa học bố mẹ sẽ biết cách làm thế nào để trẻ trở nên ngoan ngoãn học giỏi mà không cần tới hình phạt

- Đối với con thì giúp con không còn lười học, tập trung hơn trong việc học hành

- Giúp con không còn mải xem tivi luôn sẵn sàng đi học bất kỳ khi nào bố mẹ gọi

- Giúp con không còn ăn vạ, đòi hỏi mua đồ….

- Giúp con không còn bừa bộn, lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng

- Giúp con biết nhường nhìn anh chị em, bạn bè khi chơi cùng…

- Giúp con có ý thức hơn trong việc làm việc nhà mà không cần nhắc nhở.

Như vậy, chỉ cần tham gia 1 khóa học "Con bướng: Phải làm sao? [7-12 tuổi]" này, bố mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh hành vi, tâm lý bướng bỉnh của con một cách hiệu quả.

Từ 7 năm tuổi, trẻ cần học được những bài học kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Những kỹ năng này là tối cần thiết khi trẻ 7 tuổi. Cha mẹ hãy tận dụng từng bước trau dồi những kỹ năng này tạo nền tảng đạo đức, phẩm chất tốt cho trẻ.

Trẻ 7 tuổi phải biết học tập và vui chơi theo thời gian biểu

Thói quen sắp xếp công việc một cách có trình tự có thể nâng cao ý thức tự giác và hiệu quả học tập, làm việc của một em bé. Nhưng quả thật là khó để bé có thể học bài đúng giờ bởi trẻ nhỏ mải chơi, nhác học không phải là chuyện hiếm thấy.

Cách tốt nhất để bé dần loại bỏ thói quen xấu này là bạn chủ động nhắc bé về những việc cần làm với khoảng thời gian hạn định.

Ví dụ: “5 phút nữa là đến giờ học rồi đấy con”, “Xem ti vi 10 phút nữa rồi đi ngủ con nhé!”… Cách nhắc nhở như vậy giúp bé có khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý.

Học các cử chỉ văn minh trong cuộc sống

Để rèn luyện cho bé hình thành cách ứng xử văn minh, bạn nên quan sát các phản ứng của bé khi gặp các tình huống cụ thể trong một thời gian. Từ đó, bạn sẽ có những giảng giải và hướng dẫn kịp thời cho bé.

Cử chỉ văn minh là một trong những yêu cầu cơ bản của con người sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, trẻ cần phải biết một số cử chỉ tối thiểu như:

  • Không nhổ nước bọt bừa bãi
  • Không tiểu tiện sai nơi quy định
  • Không gây ồn ào nơi công cộng
  • Biết xếp hàng chờ đến lượt
  • Chấp hành luật giao thông…

Tự chăm sóc bản thân

Không phải là việc gì to tát hay khó khăn mà đối với một em bé 7 tuổi, “tự chăm sóc bản thân” có thể chỉ là những việc đơn giản. Ví dụ gấp chăn của bé sau khi ngủ dậy, dọn dẹp phòng riêng, sắp xếp góc học tập, trang trí đồ dùng cá nhân, giặt quần áo của mình…

Trước khi để bé tự mình làm những việc này, bạn nên hướng dẫn bé và luôn sẵn sàng âm thầm đi sau “giải quyết hậu quả”.

Dạy bé học cách chờ đợi

Học cách chờ đợi là bước khởi đầu để bé rèn luyện tính nhẫn nại và lòng kiên trì. Đối với một số việc bạn nên có “giao ước” trước với bé.

Ví dụ: xem ti vi sau khi ăn tối, hết chương trình thời sự sẽ cho xem hoạt hình, cuối tuần đi công viên…

Nếu bé chưa có khái niệm về thời gian hoặc có “ác cảm” với chiếc đồng hồ, bạn có thể “mô tả” thời gian bằng ngôn ngữ.

Ví dụ như: “Đợi khi nào mặt trời mọc trở lại ba lần nữa, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên” hoặc bằng những cách khác mềm mỏng hơn để bé dễ dàng chấp nhận.

Ai cũng có việc phải làm

Bảy tuổi là bé đã vào lớp một được khoảng 1 năm. Sau khoảng thời gian này, bé cần nhận ra và hiểu rằng người lớn đi làm, còn trẻ em đến trường.

Ai cũng có việc phải làm và có sự phân công rất công bằng. Vì vậy, không có lý do để bé từ chối đến trường hay không tham gia vào các hoạt động tập thể.

Khi thấy bé có tính khí thất thường và xuất hiện tâm lý rút lui, bạn nên kiên nhẫn tìm hiểu lý do, đồng thời giúp bé vượt qua.

Với những bài học kỹ năng trên đây, chúc các bố mẹ sẽ dạy trẻ 7 tuổi trở thành những đứa con ngoan, những công dân tốt trong tương lai.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì sự phát triển về tâm sinh ký của của con cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau. Giai đoạn 7 tuổi, tâm lý của trẻ đã bắt đầu có sự biến chuyển lớn, ở con bắt đầu có sự trưởng thành trong suy nghĩ hơn hẳn thì ở độ tuổi lên 5, lên 6. Trong thời điểm này, con hình thành được ý thức cá nhân, quan tâm nhiều hơn để tính kỷ luật bản thân.

Để có thể hiểu con nhiều hơn và có được những cách giáo dục con khoa học nhất thì bạn cần hiểu tâm lý trẻ 7 tuổi. Cùng Táo Vàng tìm hiểu về nội dung này trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về tâm lý trẻ em 7 tuổi

Tìm hiểu về tâm lý trẻ em 7 tuổi

Ở độ tuổi này, ở con bắt đầu có những chuyển biến tâm lý khá rõ rệt. Một số đặc điểm về tâm lý của trẻ 7 tuổi mà mẹ nên biết là:

– Con bắt đầu thích lên kế hoạch

Sau 1 năm làm quen với ghế nhà trường, dần quen với nếp sinh hoạt, kỷ luật thì môi trường học đường đã tác động không ít vào tâm lý trẻ 6-7 tuổi. Lúc này con bắt đầu thích tự lên những kế hoạch hoặc có những kỷ luật riêng. Bạn sẽ thấy bé đặt ra những dự định cho mỗi ngày và cố gắng hoàn thành chúng thật tốt để không bị phàn nàn hay la mắng.

Tất nhiên thì khả năng thành công hay thất bại còn bỏ ngỏ và việc không hoàn thành có thể khiến con hơi thất vọng, áp lực. Lúc này bố mẹ hãy cùng con ngồi lại lập thời khóa biểu thích hợp và động viên con làm theo điều đó. Chẳng hạn hãy quy định về giờ học, giờ soạn sách, giờ đến trường, có những buổi họp gia đình để phân công công việc…

– Phát triển tính cách và ý thức

Lên 7 tuổi, con dần dần hifnht hành khả năng tự kiểm soát bản thân và có tinh thần “vững chãi” hơn. Bé cũng thể hiện cách cư xử lịch sự, tình yêu mến với gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó chúng còn hứng thú với câu chuyện của chính mình từ khi chào đời, lớn lên qua lời tường thuật của bố mẹ.

Trong giai đoạn này, con dễ phạm những sai lầm do bắt chước người khác như nói dối hay đánh nhau. Vì thế bố mẹ nên quan sát con nhiều hơn và đừng đánh mắng khi con mắc lỗi; thay vào đó hãy phân tích để con hiểu hơn.

– Có xu hướng sống nội tâm hơn

Tâm lý trẻ 7-8 tuổi bắt đầu có xu hướng sống nội tâm hơn, con suy nghĩ nhiều hơn về những chuyện xung quanh. Đây là tiến trình phát triển quan trọng và là nền tảng cho sự cảm nhận nội tâm ở những độ tuổi tiếp theo. Trẻ dùng những kinh nghiệm từ mẫu giáo để suy nghĩ về những kế hoạch và sắp xếp lại chúng,

– Thích tranh cãi với bạn bè

Độ tuổi này con không tranh đồ với bạn hay đánh nhau, lúc này khả năng ngôn ngữ đã tốt hơn nên con tranh luận với bạn bè nhiều hơn. Tất nhiên việc nổi giận là không thể tránh khỏi khi xảy ra mâu thuẫn nhưng cũng nhanh làm lành, vì thế mẹ đừng nên tham gia vào nếu như chuyện chưa quá nghiêm trọng. Nếu bé đánh nhau với bạn hãy tách cả hai ra, để con có thời gian suy nghĩ hoặc làm quân sư để con làm hòa với bạn.

– Cá nhân và tập thể

Khi ở một mình con có thể tự chơi trong không gian con đặt ra với gấu bông hay búp bê. Nhưng khi lên 7 thời gian tự chơi này giảm đáng kể, bé thích ra ngoài chơi với các bạn nhiều hơn. Tâm lý trẻ 7 tuổi nằm ở giữa việc tự chơi và chơi với bạn. Có thể nói đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng để trẻ tự lập và hòa mình với tập thể hơn.

Cách dạy trẻ 7 tuổi theo đúng sự phát triển tâm lý

Cách dạy trẻ 7 tuổi theo đúng sự phát triển tâm lý

Sau khi nắm được tâm sinh lý của trẻ 7 tuổi thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra được những cách dạy dỗ con khoa học. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

– Hoạt động theo kế hoạch

Bé 7 tuổi thích tự lên kế hoạch nhưng vì còn nhỏ nên con nhanh chóng “bỏ cuộc” và không làm theo những gì đã đặt ra. Vậy nên cha mẹ cần quan sát, động viên và đốc thúc con nên làm đúng kế hoạch. Khi thực hiện đủ lâu sẽ hình thành thói quen để con tự ý thức làm và có được hiệu quả học tập tốt hơn.

Bạn có thể nhắc nhở về khoảng thời gian như: 10 phút nữa cả nhà đi ngủ nhé, con còn 5 phút để xem tivi…

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tự lập một thời gian biểu của bản thân để phù hợp với con. Từ đó con nhìn vào và học tập, cũng sẽ thấy việc thực hiện theo kế hoạch dễ dàng hơn.

– Học cách cư xử văn minh

Nếu được đưa ra ngoài thường xuyên thì khoảng 5 tuổi con đã tỏ mò về những thứ xung quanh như các tấm biển, các biển báo… Bạn có thể dạy con về điều này. Nhất là độ tuổi lên 7, bố mẹ cần chỉ cho con về cách cư xử văn minh như thực hiện đúng luật giao thông, xếp hàng, không ồn ào nơi công cộng…

Bên cạnh đó, hãy cho con đến các khu vui chơi hay tham gia các hoạt động tập thể, để theo dõi phản ứng của con cho từng tình huống khác nhau. Qua những tình huống này bạn sẽ có những hướng dẫn và cách thức để giúp con kiểm soát được cảm xúc và có cách hành xử đúng mực.

– Tự chăm sóc bản thân

Hãy nhanh chóng hướng dẫn con ở độ tuổi này biết đánbh răng, vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, tâm lý trẻ lên 7 tuổi cũng đã có sự chuyển đổi sang hướng thích tự lập hơn, thích “thoát” ra khỏi bố mẹ, vì thế con cần có được những kỹ năng nhất định để chăm sóc bản thân.

Ví dụ: bạn hãy dạy con cách tự gấp đồ, tự chọn quần áo, gấp chăn màn sau khi dậy, dọn dẹp phòng riêng, tự sắp xếp bàn học ngăn nắp… Đừng vội vàng yêu cầu con làm tốt ngay từ lần đầu, hãy kiên nhẫn dần dần để con hoàn thành tốt hơn qua mỗi ngày nhé.

– Dạy bé cách chờ đợi

Tâm lý trẻ 6 đến 7 tuổi đã có nhiều sự thay đổi, đây là thời điểm để dạy cho con điều này. Việc chờ đợi giúp con rèn luyện tính nhẫn nại, sự kiên nhẫn. Bạn có thể giao ước với bé một số việc như: con được xem tivi bao lâu, xem vào lúc nào, con sẽ được chơi bao lâu sau bữa ăn và trước khi học bài… Nếu bé còn mơ hồ về khái niệm thời gian thì  bạn có thể sử dụng cách miêu tả tượng hình như: mẹ sẽ cho con đi công viên khi mặt trời mọc 3 lần nữa.

– Khuyến khích trẻ đọc sách

Sự phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này thường diễn ra nhanh chóng. Trẻ lên 7 có thể đọc chữ trôi chảy và có thể thảo luận về 1 chủ đề nào đó. Trẻ cũng có thể kể chuyện, diễn đại câu chuyện một cách mạch lạc. Vì thế bạn nên khuyến khích con đọc sách nhiều hơn, cùng con trò chuyện về nhân vật trong cuốn sách đó.

Khuyến khích trẻ đọc sách

Ngoài ra, bé dù có thể đọc sách nhưng vẫn muốn được bố mẹ đọc cho nghe. Vì thế đây chính là cơ hội để bạn kích thích sự ham học hỏi ở con bằng cách đưa ra những câu hỏi sau các câu chuyện. Điều này giúp con có tư duy hơn, suy nghĩ các vấn đề tốt hơn.

– Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao

Kỹ năng thăng bằng và phối hợp của trẻ 7 tuổi dẫn hoàn thiện nên nếu được tham gia nhiều hoạt động thể thao, vui chơi sẽ giúp các kỹ năng phát triển tốt hơn. Bạn có thể cùng con rèn luyện mỗi ngày các trò chơi để rèn luyện sức khỏe, lối sống khoa học. Một số bộ môn bạn có thể lựa chọn là: cờ vua, cờ tỷ phú, nhảy dây, đá bóng…

Qua những thông tin được nhắc đến bạn đọc đã nắm được về tâm lý trẻ 7 tuổi, cũng từ đó hiểu con hơn và có được những cách thức nuôi dạy con khoa học và phù hợp nhất. Để có thêm nhiều hơn về các kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con trẻ thì đừng quên quay lại trang web của Táo Vàng để theo dõi những bài viết tiếp theo nhé.

Táo Vàng Media

Video liên quan

Chủ Đề