Cách hạch toán nhận trợ cấp ốm đau

Tôi tên là Hà Thị Tình, số sổ BHXH là: 0112063658. Xin Quý Cơ quan trả lời cho tôi một việc như sau: Vào ngày 19 đến ngày 20 tháng 4 năm 2021, tôi bị nhiễm trùng đường ruột và đã nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Sau đó tôi được bác sỹ chỉ định là sẽ phải nằm lại bệnh viện để theo dõi. Sau khi nhập viện, tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc do ốm đau và đã được công ty nơi tôi đang làm việc (sau đây được gọi “Công Ty”) đồng ý với lý do nghỉ ốm. Tôi đã nộp hồ sơ và yêu cầu công ty nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội (“Trợ Cấp Ốm Đau Từ BHXH”) . Tôi đã nhận được khoản chi trả Trợ Cấp Ốm Đau Từ BHXH. Tuy nhiên, đến ngày 24/02/2022 tôi nhận được email của kế toán Công Ty thông báo rằng tôi không đủ điều kiện để được hưởng Trợ Cấp Ốm Đau Từ BHXH và công ty sẽ trừ khoản tiền mà tôi đã nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội vào lương tháng 03/2022 của tôi theo Quyết định số 356/QĐ-BHXH ngày 18/1/2022 của Bảo hiểm xã hội quận 1, TP. Hồ Chí Minh (sau đây được gọi là “QĐ 356”). Quyết định số 356 được ban hành dựa trên yêu cầu của Công Ty vì Công Ty cho rằng tôi không đủ điều kiện được hưởng Trợ Cấp Ốm Đau Từ BHXH vì tôi đã được Công Ty trả trợ cấp ốm đau cho những ngày nghỉ ốm này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là Điều 25 Luật Bảo hiểm Xã hội và Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau và không thuộc trường hơp không được giải quyết chế độ ốm đau theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội, với căn cứ cụ thể như sau: (i) Tôi nghỉ ốm và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, không phải nghỉ phép hằng năm hay nghỉ việc không hưởng lương. Công Ty cũng ghi nhận ngày đó là ngày nghỉ ốm trong bảng chấm công của Công Ty. (ii) Theo Hợp đồng lao động giữa tôi và Công Ty, tôi được quyền nghỉ ốm có hưởng lương không quá một tháng trong trường hợp được Công Ty chấp thuận sau khi xuất trình giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của bệnh viện. Thỏa thuận trả lương cho những ngày nghỉ ốm này là một khoản trợ cấp ốm đau và được quy định trong một điều khoản riêng biệt. Khoản trợ cấp này không phải là lương hay phụ cấp theo điều 90 của Bộ luật Lao Động. Đây là một thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động theo điều 4 của Bộ Luật Lao động nhằm khuyến khích người lao động làm việc và gắn bó với Công Ty. Từ những trình bày nêu trên, tôi cho rằng việc Công Ty và Quyết Định 365 yêu cầu tôi hoàn trả khoản Trợ Cấp Ốm Đau Từ BHXH là không có cơ sở pháp lý. Theo đó, tôi kính mong quý cơ quan giải đáp giúp tôi một vấn đề như sau: Có quy định pháp luật nào quy định rằng, nếu người lao động đã được nhận trợ cấp ốm đau từ công ty dựa trên hợp đồng lao động thì người lao động không được nhận trợ cấp ốm đau từ quỹ bảo hiểm xã hội hay không? Mong nhận được câu trả lời của quý cơ quan trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn quý cơ quan.

Kế toán viên thực hiện ghi nhận như thế nào đối với khoản trợ cấp BHXH chi trả trong kỳ cho người lao động. Dưới đây, Trung tâm đào tạo kế toán thực tế ABS tại bắc ninh xin hướng dẫn cách hạch toán trợ cấp bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động theo Thông tư 200/2014/BTC của Bộ Tài chính.

  1. Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

Nợ TK 622, 623, 627,641, 642 (số tiền tính vào chi phí SXKD)

Nợ TK 334 (số tiền trừ vào lương của người lao động)

Có TK 3382, 3383, 3384, 3386 (tổng số các khoản trích theo lương)

  1. Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: hạch toán số phải nộp theo bút toán, phần giữ lại treo trên TK 338

Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3386

Có TK 111, 112

  1. Khi tính tiền BHXH phải trả cho người lao động trong kỳ:

Nợ TK 3383

Có TK 334

  1. Khi thanh toán số BHXH phải trả cho người lao động:
  2. Trường hợp chi trả bằng số BHXH được giữ lại:

    Nợ TK 334

    Có TK 111, 112

    • Trường hợp chi trả bằng tiền từ bên BHXH:

      + Khi nhận được tiền:

      Nợ TK 111, 112

      Có TK 3383

      + Khi thanh toán cho người lao động:

      Nợ TK 334

      Có TK 111, 112

      Trung tâm đưa ra ví dụ để các bạn có thể rõ hơn: (đvt: triệu đồng)

      Trong tháng 4/N, tại doanh nghiệp X có tổng số lương phải trả cho người lao động 2.300, trong đó:

      – Lương của công nhân sản xuất là: 1.300

      – Lương của bộ phận bán hàng là: 300

      – Lương của bộ phận quản lý DN là: 700

      Doanh nghiệp thực hiện trích các khoản trích theo lương theo quy định.

      Ngày 3/5, doanh nghiệp thực hiện thanh toán tiền ốm cho ông A là 1,5.

      Kế toán sẽ thực hiện ghi nhận như sau:

      • Khi trích các khoản trích theo lương, kế toán ghi:

        Nợ TK 622 1.300 * 24% = 312

        Nợ TK 641 300 * 24% = 72

        Nợ TK 642 700 * 24% = 168

        Nợ TK 334 2.300 * 10,5% = 241,5

        Có TK 338 2.300 * 34,5% = 793.5

        (Chi tiết TK 3382: 2.300 * 2% = 46)

        (Chi tiết TK 3383: 2.300 * 26% = 598)

        (Chi tiết TK 3384: 2.300 * 4,5% = 103,5)

        (Chi tiết TK 3386: 2.300 * 2% = 46)

        • Giả sử doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN bằng tiền gửi và được pháp giữ lại 2% BHXH, kế toán ghi nhận:

          Số BHXH DN phải nộp là: 2.300 * 24% = 552

          Nợ TK 338 552 + 103,5 + 46 + 46 = 747,5

          (Chi tiết TK 3382: 46)

          (Chi tiết TK 3383: 552)

          (Chi tiết TK 3384: 103,5)

          (Chi tiết TK 3386: 46)

          Có TK 112 747,5

          Bên Có TK 3383 còn 598 – 552 = 46

          • Số tiền nghỉ ốm của ông A sau khi được tính theo quy định ghi nhận trong tháng 4 như sau:

            Nợ TK 3383 1,5

            Có TK 334 1,5

            • Khi dùng số BHXH doanh nghiệp giữ lại để chi trả, kế toán ghi:

              Nợ TK 334 1,5

              (Chi tiết Ông A, số tiền : 1,5)

              Có TK 3383 1,5

              Trung tâm đào tạo ABS chúc bạn thành công! Các bạn có mong muốn làm việc trong ngành kế toán có thể tham gia lớp Kế toán tổng hợp thực tế AZ dành cho người mới bắt đầu học kế toán.