Cách hầm chân gà với đậu phộng

Sau đây là các biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu hụt collagen, cần bổ sung các thực phẩm giàu collagen.

1. Da giảm sự đàn hồi, khô sạm nám và nhiều nếp nhăn

Collagen như một chất keo kết dính, liên kết các mô, tế bào. Nếu thiếu hụt collagen, các liên kết này bị đứt gãy, phá vỡ cấu trúc da. Theo đó, da sẽ chảy xệ, xỉn màu, dễ tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.

2. Móng tay, móng chân khô giòn, tóc khô xơ, gãy rụng

Collagen có nhiều trong chất sừng cấu tạo nên tóc, móng tay, móng chân. Vậy nên, sự thiếu hụt collagen sẽ làm móng tay, móng chân và tóc dễ gãy rụng. Lúc này, ăn món chân gà hầm đậu phộng sẽ giúp cải thiện tình trạng của tóc, móng.

3. Chân tay hoạt động khó khăn, thường bị đau nhức khớp

Collagen cũng cấu tạo nên xương. Thiếu collagen dẫn đến loãng xương, khô khớp, xương giảm tính đàn hồi và không còn dẻo dai, dễ mắc các bệnh lý về xương khớp.

4. Mắt mờ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về mắt

Collagen cấu tạo nên giác mạc và thủy tinh thể. Nếu thiếu collagen có thể gây giảm thị lực, mắt khô rát, có thể dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể.

5. Thường xuyên viêm lợi, sưng lợi, chảy máu chân răng

Collagen là thành phần cấu tạo các mô có nhiều trong lợi răng. Nó cũng là hàng rào bảo vệ răng trước các bệnh về nha chu. Do đó, nếu bị chảy máu chân răng, viêm lợi, sưng lợi, tụt nướu… có thể cơ thể đang thiếu collagen trầm trọng.

Để cải thiện, bạn nên bổ sung collagen với các thực phẩm như cà chua, rau lá màu xanh đậm, bơ, đậu nành, cà rốt, trái cây có múi, cá hồi… Đặc biệt, đừng bỏ qua món chân gà hầm đậu phộng vì chứa nguồn collagen dồi dào.

Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng, cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho phần gia vị tiềm thuốc bắc vào đảo đều khoảng 2 phút cho dậy mùi. Sau đó cho phần chân gà đã sơ chế vào xào sơ khoảng 5 phút cho thịt gà săn lại.

Sau khi chân gà đã săn, cho tiếp 160ml nước lọc vào hầm đến khi sôi. Khi nước hầm gà đã sôi, nêm vào nồi 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh dầu hào, khuấy đều. Hầm chân gà thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

Mách nhỏ:

Nguyên liệu thuốc bắc bạn có thể tìm mua ở tiệm đông y hoặc cửa hàng bán thảo mộc.

Để nước hầm được trong và đẹp, trong quá trình hầm chân gà các bạn nên chú ý thường xuyên vớt bọt nhé!

Chân gà là món ăn vặt được rất nhiều người ưa thích không giới hạn độ tuổi. Những món ăn ngon đã quá quen thuộc như chân gà sả ớt, chân gà nướng, chân gà hấp nhưng có lẽ ít người lại quan tâm đến món chân gà hầm. Chân gà có thể hầm kèm với rất nhiều những nguyên liệu khác tạo nên những món ăn ngon, bổ dưỡng. Chân gà hầm đậu phộng [chân gà hầm lạc] là món ăn có nguồn gốc của người Trung, chân gà mềm nhừ, đậu phộng [lạc] ngậy thơm, bùi bùi.

Đặc biệt đây là món ăn tốt cho những người bị khớp. Bạn muốn sử dụng những nguyên liệu rẻ nhưng vẫn đảm bảo bổ thì món ăn này là sự lựa chọn không thể tuyệt hơn. Cách làm chân gà hầm đậu phộng [lạc] không hề khó. Chỉ cần áp dụng đúng như dưới đây.

Chân gà không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn là bài thuốc quý chữa bệnh nếu biết sử dụng đúng cách.

Tham khảo: Giá chân gà sống bao nhiêu tiền 1kg hiện nay

Theo y học, chân gà hay còn gọi là kê cân, có vị ngọt, tính bình hơi ấm và không độc. Ăn chân gà có tác dụng bổ sư, tăng cường sinh lực, gân cốt. Nên chân gà thường dùng để bồi bổ gân cốt, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, xuất huyết ở người cao tuổi, người run tay run chân đi không vững, trẻ em còi xương và phát triển chậm, phụ nữ ngực lép da khô.

Chân gà sống chưa sơ chế

Đối với đậu phộng [lạc] có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe. Những chất Protein, chất xơ, kali, phốt pho, vitamin B và magiê,… có trong hạt lạc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Mình ở ngoài Bắc nên thấy nói đến đậu phộng có khi ít người biết nhưng nói đến củ Lạc thì nhiều người sẽ biết hơn. Đậu phộng [củ lạc] là một loài cây thực phẩm quen thuộc đối với người nông dân Việt Nam.

Đậu phộng

Vậy chân gà hầm đậu phọng có tác dụng gì?

– Chân gà hầm là món ăn thanh đạm, dễ ăn, món ăn giúp bạn dưỡng huyết, hoạt huyết, cầm máu, lợi cho gân cốt, đặc biệt những ai sau sinh nở ăn chân gà hầm sẽ phục hồi tử cung nhanh chóng.
– Món ăn thanh nhiệt trong những ngày thời tiết oi nóng. Ngoài ra món này cũng giúp gia đình bạn đổi gió bởi khá lạ miệng.

Bật mí: Đừng nghĩ rằng chân gà công nghiệp không tốt bằng chân gà ta. Theo khoa học nghiên cứu cho thấy chân gà công nghiệp có chứa nhiều chất béo và Protein hơn chân gà ta. Còn chân gà ta lại nhiều Ca [canxi] hơn chân gà công nghiệp. Đây cũng là bật mí khá thú vị khi b ạn đang cân nhắc xem mình quyết định chọn loại nào cho gia đình của mình.

Tham khảo: Cách làm chân gà hầm đậu đỏ thơm ngon

– Khi đi mua các bạn có thể nhận biết dễ dàng bằng cách quan sát màu sắc và cảm nhận bằng mùi. Nếu là gà sạch thì sẽ có màu trắng hồng tự nhiên, không có các sắc tố lạ khác. Cụ thể trong quá trình quan sát tổng thể chân gà, bạn dùng tay bóp nhẹ phần chân gà nếu chúng mập đều, mềm và có thể nhỏ giọt nước, đầu ngón chân căng thì đó chính là gà đã thấm qua chất lỏng. Có thể sử dụng chân gà ta như chân gà Đông tảo, gà nhà, gà ác, kể cả chân gà công nghiệp cũng được.

  • Chân gà: 10 chiếc
  • Đậu phộng: 100gr
  • Gừng tươi: 1 nhánh
  • Gia vị: Muối, hạt nêm
  • Dụng cụ: Nồi hầm [nồi áp suất].

Bước 1: Sau khi chọn lựa được những chiếc chân gà ưng ý. Các bạn đem rửa sạch bằng nước muối, chặt làm 3 đoạn, để ráo nước. Đậu phộng rửa sạch ngâm vào nước ấm khoảng 30 phút trước khi mang đi nấu.

Lưu ý: Các bạn có thể mua đậu phộng đã qua sơ chế được đóng gói sẵn tại siêu thị cho nhanh.

Bước 2: Đun sôi một nồi khoảng 1.5 lít nước, cho chân gà đã sơ chế vào hầm trước khoảng 30 phút, lưu ý để nhỏ lửa và hớt bọt thường xuyên cho nước lèo được trong.

Bước 3: Tiếp đến, các bạn thêm vào lượng đậu phộng đã ngâm và tiếp tục hầm trong khoảng 20-30 phút, đến khi cả chân gà và đậu mềm nhừ.

Bước 4: Cuối cùng cho thêm 2 lát gừng + 1 muỗng canh bột nêm + 1 muỗng cà phê muối.

Thành phẩm

Múc ra bát, nêm nếm lại sao cho vừa miệng vậy là bạn đã có một tô canh chân gà hầm đậu phộng giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho gân cốt, nên dùng nóng ngay sau nấu.

Chân gà hầm đậu phộng cực ngon

Tham khảo: Chân gà rút xương làm món gì ngon nhất?

Đã xong! Cách làm chân gà hầm đậu phộng vô cùng đơn giản, nhanh chóng nhưng lại đem đến cho cả gia đình bạn một làn gió mới khi sử dụng chân gà trong chế biến món ăn. Ngoài ra, có một số công thức chia sẻ là sử dụng thêm thêm đậu đỏ hay cả chút vỏ quýt khô vào để tạo thêm vị đặc biệt, hương vị này cũng giống như một chút vị của thuốc bắc, thơm thơm và đăng đắng.

Theo Đông y, chân gà còn được gọi là kê cân, có tính bình, vị ngọt, không độc. Chân gà có tác dụng hổ hư, cường gân cốt, mạnh sinh lực,…. nên được dùng để bồi bổ gân cốt, điều trị yếu sinh lý, tỳ hư, trị xuất huyết ở người cao tuổi, bệnh run tây chân, trẻ em còi xương, phụ nữ ngực lép da khô.

Thật bất ngờ khi ít ai biết được rằng, phần gân ở phần mỏm đầu của cẳng chân gà chứa nhiều các bó Collagen. Đây là một loại protein dạng keo và các axid amin như: Glycin, Argynin Prolin và Hydrosiprolin. Ngoài ra, phàn gân ở chân gà chứa đến hơn 80% bó sợi collagen, chất elastin, glucoprotein và chondroitin,… Cùng với hydroxyapatie có tác dụng bổ sung canxi, chất khoáng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ hệ xương khỏe mạnh, chắc khỏe hơn.

Với các món chân gà hay cụ thể hơn là món chân gà hầm đậu phộng, khi được hầm nhừ, các Hydroxyapatite ở phần tủy xương giúp xương của bạn chắc khỏe hơn, trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra chúng chứa khá nhiều Ca và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chân gà còn có tác dụng ức chế men chuyển giúp hạ huyết áp rất tốt.

Cách làm chân gà hầm đậu phộng

Nguyên liệu chuẩn bị

+ Chân gà: 500g + Đậu phộng: 100g + Rượu trắng: 1 muôi canh + Gừng: 1 nhánh + Hành tím: 1 củ + Hành lá

+ Gia vị: mắm, muối, tiêu, ớt, dầu ăn,…

Để có món chân gà hầm đậu phộng ngon hấp dẫn thì khâu lựa chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Chân gà thường bị bơm nước và để đông lạnh lâu ngày, ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe. Chọn chân gà, bạn cần dựa vào một vài kinh nghiệm sau:

– Chân gà bạn nên chọn loại còn tươi mới. Khi sờ tay vào, không có cảm giác nhớt hay ẩm ướt, cầm lên cảm giác chắc chắn, độ đàn hồi cao. Nếu chân gà bị bơm nước thì nhìn bên ngoài mập mạp, không có nếp nhăn.

– Dùng tay bóp nhẹ, chân gà bơm nước sẽ mềm, đầu ngón chân nhanh chóng căng phồng. Ấn nhẹ vào, chân gà sẽ bùng nhùng như có túi nước bên trong.

– Dựa vào sự co duỗi của chân: Nếu chân gà tươi mới thì 4 ngón chân sẽ cong, có xu hướng gập vào trong. Ngược lại, chân gà bơm thì 4 ngón chân căng phồng, duỗi dài, tách xa nhau rõ rệt.

– Nhìn mắt thường, chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không xuất hiện các đốm đỏ hoặc vàng. Nếu có các chấm nhìn như vết kim tiêm châm thì rất có thể gà đã bị bơm nước.

Cách hầm chân gà với đậu phộng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Chân gà chặt bỏ móng, dùng gừng lát và muối trắng chà xát vào từng kẽ chân để loại bỏ hết chất bẩn và mùi hôi. Sau đó, dùng rượu trắng và chanh ngâm chân gà 20 phút.

– Đậu phộng [hay còn gọi là hạt lạc] nhặt bỏ hết hạt lép, hạt thối rồi cho vào nước ngâm khoảng 1 giờ cho mềm. Cho lạc vào nồi nước luộc sôi 10 phút cho ra hết nước màu của vỏ thì món chân gà hầm đậu phộng sẽ đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể bỏ qua công đoạn này nhé.

Bước 2: Hầm chân gà với đậu phộng

– Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ hoặc thái lát mỏng. Cho chân gà và lạc vào nồi. Nêm hành tím, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu ăn rồi trộn đều. Để 15 phút cho ngấm gia vị trước khi tiến hành hầm

– Đổ ngập nước vào nồi rồi hầm lửa nhỏ riu riu để chân gà và lạc được mềm như. Khi gần cạn hết nước thì bạn cho tiếp nước vào ninh thêm một lần nữa. Thời gian hầm chân gà khoảng 1 tiếng.

Bước 3: Hoàn thành món ăn

– Khi chân gà và lạc đã mềm nhừ thì tắt bếp. Múc chân gà gà hầm ra tô, rắc thêm hành lá thái nhỏ và trang trí vài lát ớt tươi cho đẹp mắt.

Chân gà hầm đậu phộng ăn nóng, có thể ăn không hoặc ăn kèm bánh mì, ăn cùng cơm trắng. Món ăn đạt yêu cầu thì chân gà phải mềm nhừ nhưng không bị bở, thấm đủ gia vị, quyện thêm chút béo béo của đậu phộng, đảm bảo ai nềm thử cũng phải xuýt xoa.

Với nguyên liệu đơn giản, cách thực hiện không có khó, bạn có thể note cách làm món ăn này và trổ tài chiêu đãi cho cả gia đình nhé. Chúc các bạn thành công!

=>> Xem thêm: Cách Nấu Chân Bò Hầm Sả Mềm Ngon Đậm Đà Ăn Là Mê

Chân gà hầm đậu phộng không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, công dụng điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Cùng tìm hiểu công dụng cũng như cách làm món chân gà hầm này nhé.

In Công thức Pin Công thức

  • 500 g chân gà
  • 100 g đậu phộng
  • 1 muôi canh rượu trắng
  • 1 nhánh gừng
  • 1 củ hành tím
  • Hành lá
  • Gia vị: mắm, muối, tiêu, ớt, dầu ăn,…

  • Chân gà chặt bỏ móng, dùng gừng lát và muối trắng chà xát vào từng kẽ chân để loại bỏ hết chất bẩn và mùi hôi. Sau đó, dùng rượu trắng và chanh ngâm chân gà 20 phút.

  • Đậu phộng [hay còn gọi là hạt lạc] nhặt bỏ hết hạt lép, hạt thối rồi cho vào nước ngâm khoảng 1 giờ cho mềm. Cho lạc vào nồi nước luộc sôi 10 phút cho ra hết nước màu của vỏ thì món chân gà hầm đậu phộng sẽ đẹp mắt hơn.

Hầm chân gà với đậu phộng

  • Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ hoặc thái lát mỏng. Cho chân gà và lạc vào nồi. Nêm hành tím, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu ăn rồi trộn đều. Để 15 phút cho ngấm gia vị trước khi tiến hành hầm

  • Đổ ngập nước vào nồi rồi hầm lửa nhỏ riu riu để chân gà và lạc được mềm như. Khi gần cạn hết nước thì bạn cho tiếp nước vào ninh thêm một lần nữa. Thời gian hầm chân gà khoảng 1 tiếng.

  • Khi chân gà và lạc đã mềm nhừ thì tắt bếp. Múc chân gà gà hầm ra tô, rắc thêm hành lá thái nhỏ và trang trí vài lát ớt tươi cho đẹp mắt.

Reader Interactions

Video liên quan

Chủ Đề