Cách nấu cháo tôm cho be 3 tuổi

Có thể nói món ăn dặm khoái khẩu này là một trong những món cháo với thành phần là hải sản đầu tiên mà mẹ nên giới thiệu cho bé sau cháo thịt.

Tôm rất giàu các vitamin, đặc biệt là omega-3 và DHA, những thành phần cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Điểm thú vị là sẽ tùy vào độ tuổi của trẻ mà cách nấu cháo tôm cho bé cũng khác nhau đôi chút. Cùng khám phá ngay qua bài viết dưới đây của Marry Baby nhé!

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi nấu cháo tôm cho bé

Trước khi bắt tay vào nấu nướng, mẹ cũng nên hiểu vì sao tôm lại cần thiết cho con như vậy. Một trong số những lợi ích tuyệt vời mà tôm mang lại bao gồm:

1. Tăng cảm giác ngon miệng cho bé

Bí mật nằm ở chỗ, các protein trong tôm khi tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành peptide. Trong cơ thể, peptide sẽ kích hoạt hormone cholecystokinin [CCK] giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, đồng thời tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

2. Ngăn ngừa ung thư

Khoáng chất selen có mặt trong tôm đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, selen còn làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong việc chống lại bệnh và các nhiễm trùng khác nhau.

3. Tốt cho xương và răng

Mẹ nên nấu cháo tôm cho bé dùng thường xuyên, bởi thành phần glucosamine trong tôm rất hữu ích giúp hình thành nên sụn khớp. Ngoài ra, sự có mặt của canxi và phospho cũng làm tăng mật độ khoáng cho xương chắc khỏe hơn.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Tôm là loại thực phẩm nổi tiếng giàu sắt cùng với đa dạng các khoáng chất khác nhau. Từ đó, những dưỡng chất này hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng cho cơ thể.

5. Giúp trẻ thông minh hơn

Như đã đề cập ở trên, tôm là một nguồn đa dạng các omega-3 khác nhau. Nó bao gồm eicosapentaenoic acid [EPA] và docosahexaenoic acid [DHA] với tỷ lệ cân bằng. Hai loại omega-3 này đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe của thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

6. Phòng ngừa chứng thiếu máu

Tôm rất giàu vitamin B12, đây là dưỡng chất cần thiết để sản xuất ra các tế bào hồng cầu giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu. Một chế độ ăn giàu vitamin B12 cũng giúp sản xuất DNA, vật liệu di truyền có trong tế bào.

Đâu là độ tuổi thích hợp để con có thể ăn dặm với cháo tôm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng là lúc mà bé cần nạp nhiều chất hơn để mau phát triển. Và trẻ từ 7 tháng tuổi đã có thể ăn một số loại hải sản phù hợp như thịt cá trắng, cá hồi, tất nhiên là cũng không thể thiếu tôm nữa.

Lượng dùng nên bắt đầu từng chút một [mức tối ưu nên là 15g/ngày]. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý đến độ thô khi nấu cháo tôm cho bé. Bởi lẽ việc chuyển từ thức ăn nhuyễn mịn sang thô là bước khá quan trọng. Do đó, bạn nên cân nhắc tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ thức ăn thô, hấp thu của con mình.

Đặc biệt là khi nấu cháo, bên cạnh nguyên liệu chính là tôm, bạn cũng nên thêm các thành phần khác như rau, củ, quả để cân đối chất dinh dưỡng cho con.

Nhiều mẹ thắc mắc cách nấu cháo tôm cho bé 8 tháng, cách nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi, cách nấu cháo tôm cho bé 2 tuổi… Vậy mẹ hãy tìm hiểu những công thức dưới đây rồi biến tấu cách chế biến để ở độ tuổi nào con yêu cũng nhận được đầy đủ dưỡng chất nhé.

Mách mẹ công thức nấu cháo tôm cho bé cực đơn giản

Để có một bát cháo tôm thật thơm ngon, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, các bà mẹ có thể tham khảo qua những công thức “chuẩn” như cháo mẹ đảm nấu sau đây:

1. Cháo tôm bí đỏ

  • 100g tôm
  • 50g khoai mỡ
  • 1 củ hành tím
  • Gạo
  • Nước xương gà hoặc xương heo.

Chế biến

  • Tôm nấu cháo cho bé cần phải được rửa sạch, bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Khoai mỡ được gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín.
  • Khi khoai chín, bạn đem đi tán nhuyễn.
  • Gạo đem ngâm trong 20 phút cho thật nở rồi để ráo nước.
  • Tiếp theo, cho gạo vào rang đến khi se khô, sau đó nấu thành cháo.
  • Khi cháo chín, bạn cho khoai mỡ, tôm vào khuấy đều và nấu chín.

>>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách nấu cháo trứng gà cho bé mẹ nhất định phải biết

Bé mấy tháng ăn được tôm?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ có thể cho bé cháo tôm khi bé được khoảng 6 – 7 tháng, giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng sẽ khác với cách nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi. Bởi 6 tháng là lúc mà bé chỉ mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt, trong khi thịt tôm lại khó tiêu hóa và có hàm lượng natri cao nên mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 20 – 30g thịt tôm mỗi bữa.

Khi bé hơn 1 tuổi, bạn có thể thực hiện cách nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi
khoảng 30 – 40g. Từ 4 tuổi trở đi, mỗi bữa bé có thể ăn khoảng 50 – 60g. Do đó tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể thực hiện cách nấu cháo tôm cho bé 7 tháng sẽ khác so với nấu cháo tôm cho bé 1 tuổi.

Nên nấu cháo tôm với rau gì cho bé?

Cháo tôm nấu với rau gì cho bé là thắc mắc phổ biến của rất nhiều bậc cha mẹ bởi nếu kết hợp không đúng, món cháo tôm không chỉ mất độ thơm ngon mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Tôm là nguyên liệu rất dễ kết hợp với các loại rau củ. Bạn có thể nấu cháo tôm cho bé ăn dặm với các loại rau quen thuộc, giàu dinh dưỡng như rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, cà rốt, bí đỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể nấu cháo tôm cho bé 8 tháng trở lên với các loại rau khác như nấm rơm, rau cải ngồng, súp lơ, rau chùm ngây…

>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng

Lưu ý khi nấu cháo tôm cho bé

Dù tôm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi nấu cháo tôm cho bé, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tôm chứa một lượng lớn natri, chỉ 1 khẩu phần ăn là đã cung cấp khoảng 75% lượng natri được khuyến nghị hàng ngày cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ nhỏ nếu bổ sung quá nhiều natri sẽ không tốt cho sức khỏe.
  • Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, axit béo,…, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
  • Trẻ nhỏ ăn tôm dễ bị nghẹn, do đó, tùy thuộc vào độ tuổi mà khi cho trẻ ăn, bạn nên băm nhuyễn hoặc cắt lát thật mỏng.
  • Tôm là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng và trẻ bị dị ứng với tôm có nhiều nguy cơ bị dị ứng với các động vật có vỏ khác như cua, tôm hùm… Nếu gia đình bạn bị dị ứng hải sản hoặc nghi ngờ bé bị dị ứng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn tôm.
  • Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn tôm, bạn chỉ nên cho trẻ ăn thử 1 miếng nhỏ và đợi xem phản ứng của trẻ trong khoảng 1 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường, bạn nên đưa bé đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung tôm vào thực đơn. Còn nếu trẻ không có dấu hiệu nào bất thường, bạn có thể tăng dần số lượng ở những bữa ăn sau.
  • Tôm cần được nấu chín kỹ để virus và vi khuẩn có trong tôm không có cơ hội xâm nhập vào đường ruột, gây hại cho cơ thể và thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
  • Không cho trẻ ăn chân, đầu hay vỏ tôm. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nghĩ, trong khi đó lại rất dễ bị hóc và khó tiêu nên mẹ cần tránh cho bé ăn. Bạn có thể xay nhuyễn phần đầu, chân, càng, sau đó ninh và lọc lấy nước để bổ sung thêm canxi cho trẻ.
  • Không kết hợp tôm với các thực phẩm giàu vitamin C vì như vậy sẽ dễ gây ngộ độc.

>>> Bạn có thể quan tâm: 3 cách nấu cháo hàu ngon cho bé, vừa không tanh lại giàu dinh dưỡng

Mách mẹ cách lựa chọn tôm tươi để nấu cháo cho trẻ

Để có món cháo tôm thơm ngon hấp dẫn cho bé, quan trọng nhất là bạn phải chọn được những con tôm tươi ngon. Hiện đa phần, tôm thường được xử lý bằng kháng sinh và hóa chất để giữ màu, tăng độ ẩm, giảm hư hỏng. Điều này khiến nhiều mẹ quan ngại khi mua tôm chế biến món ăn cho bé.

Để tránh tình trạng này, bạn nên ưu tiên chọn mua tôm còn sống, trường hợp phải mua tôm chết, thì mẹ cần mua ở những sạp uy tín, chất lượng. Khi mua, cần chọn những con tôm tươi với các đặc điểm như:

  • Có hình dáng thẳng hoặc hơi cong chứ không uốn cong toàn thân
  • Chân tôm không chuyển sang màu đen, phải dính liền với thân, không bị tách rời, thịt vẫn còn săn chắc
  • Không mua những con tôm bị chảy nhớt. Bạn có thể dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau rồi ngược lại. Nếu có cảm giác có sạn dưới các ngón tay hoặc thấy tôm bị nhớt, dính vào tay thì không nên mua.
  • Nếu mua tôm đông lạnh, hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì và chọn sản phẩm từ những nguồn uy tín. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo mua được những con tôm chất lượng nhất.

Trên đây là một số cách nấu cháo tôm cho trẻ thật đơn giản, vừa ngon và lạ miệng. Dù tôm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn đừng nên cho trẻ ăn quá nhiều để tránh tình trạng “bổ” lại thành “hại” nhé.

Video liên quan

Chủ Đề