Cách pha trà Trần bì

TRẦN BÌ Vị thuốc trị ho, tiêu đờm & cải thiện hệ tiêu hóa

13/01/2020 09:51

Trần bì hay vỏ quýt vốn được biết đến là loại dược liệu quý sẵn có trong tự nhiên. Vỏ quýt với mùi hương độc đáo và chứa nhiều tinh dầu có công dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

Tên khác: Vỏ quýt, quất bì, quảng trần bì, tần hội bì

Tên khoa học: Citrus deliciosa Tenore

Mô tả chung

Cây quýt được biết đến là loại cây ăn quả và cũng là một cây thuốc quý. Cây nhỏ, thân cành có gai. Lá mọc đơn so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn độc kẽ lá. Quả quýt có hình cầu, hơi dẹt, khi chín có màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng, nhẵn hoặc hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, có nhiều hạt.

Phân bố

Cây quýt được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc, miền Nam. Nhiều nhất tại các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Cao Bằng, Lạng Sơn

Thu hái

Thu hái quả từ khoảng tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Khi quả có màu tím đỏ thì bắt đầu thu hái quả. Giữ lại vỏ để sử dụng.

Bộ phận thường dùng:

Vỏ quả chín khô.

Mô tả dược liệu:

Trần bì: Thường được cắt thành miếng hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có miếng tách rời ra hoặc thành xiên méo. Bề ngoài có màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Dược liệu này khá mềm, khô thì giòn, dễ bị gãy. Mùi thơm, vị ngọt, hơi đắng, cay.

Bào chế:

Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao vàng, càng để lâu càng tốt.

Rửa sạch [ rửa nhanh, không ngâm], lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng cho khô. Sao lửa nhỏ để dùng trị nôn, đau dạ dày. Hoặc tẩm mật ong, sao qua để trị ho.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học:

Trong trần bì có chứa hàm lượng tinh dầu khoảng 3,8%. Thành phần hóa học trong tinh dầu gồm có: Limonen, dexylic, xitrala, metylanthranilatmetyl, andehyt nonnylic. Các hoạt chất này tạo nên mùi thơm đặc trưng của loại dược liệu này.

Công dụng của trần bì

Trị ho, viêm phế quản mãn, tiêu đờm.

Trị chứng đầy bụng, ăn uống không tiêu.

Hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú.

Ứng dụng lâm sàng từ vị thuốc vỏ quýt

+ Trị nghiến răng khi ngủ:

Bạn có thể ngậm một vài miếng vỏ quýt cho đến khi chìm sâu vào giấc ngủ. Hương vị của vỏ quýt có tác dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và còn là vật cản không cho răng va chạm vào nhau tạo thành tiếng động.

+ Trị nhức đầu:

Hỗn hợp nước từ tinh dầu vỏ quýt, vỏ cam và nước dùng để xông hơi có tác dụng giảm đau đầu. Ngoài ra, vỏ quýt còn được dùng để chế biến thành các món ăn liên quan đến gan. Do trong thành phần của vỏ quýt chứa nhiều loại tinh dầu giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

+ Trị viêm tuyến sữa

Các bà mẹ sau sinh đang trong thời kỳ cho con bú dễ dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú, tuyến sữa. Để giải quyết tình trạng trên, bạn có thể kết hợp sử dụng vỏ quýt, cam thảo rồi sắc nước uống hàng ngày. Việc làm này có tác dụng tốt giúp điều trị căn bệnh viêm tuyến sữa ở chị em.

+ Trị ho, tiêu đờm

Sử dụng khoảng 5g vỏ quýt phơi khô, đem đun cùng với khoảng 2 cốc nước [500ml]. Sau khi nước sôi thì thêm chút gừng và đường phèn vào uống khi còn nóng. Thức uống có mùi thơm dễ chịu từ vỏ quýt có tác dụng trị ho, tiêu đờm rất tốt.

+ An thần, trị mất ngủ

Mùi hương tự nhiên có trong vỏ quýt không chỉ có tác dụng kích thích cảm xúc tích cực, tạo tâm trạng hưng phấn. Vì vậy, ngoài công năng bổ não, an thần thì vỏ quýt còn được coi là liệu pháp tuyệt vời trị mất ngủ, cao huyết áp, tim đập nhanh và căng thẳng lo âu.

+ Điều trị say xe, giã rượu

Trong vỏ quýt chứa nhiều tinh dầu với mùi hương đặc biệt. Điều này giúp hạn chế và phòng ngừa các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu khi phải đi đường dài. Ngoài ra, vỏ quýt còn được biết đến với công dụng giã rượu rất tốt.

+ Trị chứng chán ăn

Các triệu chứng chán ăn bao gồm: đắng miệng, người mệt mỏi, đầy bụng, ăn một ít đã no thường gặp ở những người đang ốm hoặc trẻ nhỏ lười ăn. Để chữa trị chứng này, bạn có thể dùng một vài miếng vỏ quýt, đun thành nước và sử dụng hàng ngày. Nước từ vỏ quýt có tác dụng giảm tình trạng đầy bụng, kích thích cảm giác thèm ăn và hạn chế nhiều biểu hiện trên.

+ Điều trị viêm phế quản mãn tính

Vỏ quýt đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng như một vị thuốc quý giúp điều trị căn bệnh viêm phế quản mãn tính. Lý giải cho điều này bởi trong thành phần của vỏ quýt có nhiều yếu tố làm dịu mát phế quản và thông thoáng khí. Đặc tính kháng viêm sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nhanh lành hơn, giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản.

+ Điều trị chứng táo bón

Vỏ quýt có tác dụng tốt trong điều trị và đẩy lùi chứng táo bón. Bằng cách sử dụng 12g vỏ quýt cho vào nước đun sôi. Nên uống khi còn ấm nóng và uống hàng ngày thay nước.

+ Giảm hôi miệng

Nếu bạn hay mắc phải chứng hôi miệng thì có thể sử dụng vỏ quýt tươi ngậm hoặc nhai để cải thiện tình trạng trên.

+ Điều trị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn

Sử dụng vỏ quýt khô đem xay nhỏ thành bột rồi trộn cùng các loại món ăn tựa như một loại gia vị làm tăng hương vị cho món ăn hàng ngày. Sử dụng bột trên để pha nước uống hoặc thêm vào đồ ăn với công dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hay lạnh bụng.

+ Điều trị đầy hơi, lưu thông khí huyết

Để giải quyết tình trạng đầy hơi, khí huyết kém lưu thông bạn có thể cần chuẩn bị một ít vỏ quýt tươi, bỏ vào nồi đun sôi. Tiếp đó cho một ít đường trắng làm thành trà và uống. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khô rát cổ và làm lưu thông khí huyết một cách hiệu quả.

+ Tiêu đờm

Một phương pháp hiệu quả để làm tiêu đờm đó là sử dụng vỏ quýt ngâm với rượu trắng, để hôn hợp này trong khoảng 20 30 phút. Mỗi ngày sử dụng một chén nhỏ, hỗn hợp này có hương vị rất đậm đà, có tác dụng kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

+ Trị cảm, phong hàn

Sử dụng vỏ quýt tươi, gừng và đường đỏ nấu sôi đến khi vỏ quýt nhuyễn ra. Uống liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

+ Điều trị viêm tuyến tụy

Điều trị căn bệnh viêm tuyến tụy bằng cách sử dụng 30g vỏ quýt, 10g cam thảo và sắc thành nước để sử dụng hàng ngày.

Lưu ý khi dùng trần bì

Người âm hư, ho khan, không có đờm, thổ huyết không được dùng.

Trần bì khi dùng nhiều và lâu trong một thời gian dài dễ gây hại đến chân khí, chỉ nên sử dụng có liều lượng nhất định.

* Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Video liên quan

Chủ Đề