Cách sử dụng máy hút đờm dãi

Ở người cao tuổi, trong một số trường hợp do bệnh tật hay tuổi già mà khó khăn trong việc khạc nhổ đờm dãi. Việc để đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp là điều không nên. Do đó, người nhà và người chăm sóc người cao tuổi nên có những hiểu biết về kỹ thuật hút đờm dãi. Đây là một kĩ thuật đơn giản, tuy nhiên cần nắm rõ những vấn đề cơ bản nhằm tránh những tai biến cũng như tác dụng không mong muốn của phương pháp này gây ra. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cho bạn đọc những thông tin và kĩ thuật của phương pháp lấy đờm dãi cho người cao tuổi. 

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đờm dãi bị ứ đọng ở người cao tuổi. Thông thường, người ta chia thành những nguyên nhân dưới đây:

  • Do tuổi già, người cao tuổi suy giảm sức khoẻ làm giảm khả năng tự khác nhổ. Khi còn trẻ, chúng ta dễ dàng thực hiện động tác này. Tuy nhiên, về già việc này trở nên khó khăn, nhất là với những người già yếu, nhiều bệnh kèm theo. 
  • Nằm tại giường trong thời gian dài. Người cao tuổi vì một lý do nào đó phải nằm yên tại giường một thời gian dài như bệnh tật hay mệt mỏi. Việc này làm cho người bệnh giảm khả năng đào thải đờm dãi. 
  • Các bệnh đường hô hấp: Hầu hết các bệnh đường hô hấp đều gia tăng khả năng tiết dịch. Tuy nhiên, ở người già điều này xảy ra càng thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Điều này càng tăng lên khi người bệnh có kèm theo phải nằm tại giường lâu ngày. Các bệnh đường hô hấp thường được biết đến như viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Các bệnh mạn tính khác: Một số bệnh mạn tính như ung thư giai đoạn cuối, tai biến mạch máu não gây liệt nửa người,…làm người bệnh phải nằm liệt giường và càng tồi tệ hơn với người cao tuổi. Tình trạng này dễ gây ứ đọng đờm dãi làm bệnh tật nặng nề hơn. 

Nguyên nhân gây ứ đọng đờm dãi.

Đối với người cao tuổi, vấn đề này là một vấn đề cực kỳ nan giải. Bởi vì với người bình thường khả năng khạc nhổ có thể tống các chất cặn ra khỏi cơ thể thì với người già yếu thì việc này thực sự khó khăn. Nhất là đối với những người đang có những bệnh kèm theo càng làm suy giảm sức khỏe người cao tuổi. 

Người cao tuổi có sức đề kháng đã suy giảm thì việc đờm dãi bị ứ đọng làm là một điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Từ đó chúng gây viêm nhiễm cho đường hô hấp mà việc điều trị lại trở nên khó khăn. Nó như một vòng xoắn, càng làm bệnh ban đầu nặng nề hơn, càng làm suy giảm sức khỏe người bệnh. 

Việc đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp là yếu tố làm tắc nghẽn đường hô hấp. Kèm theo đó, khi viêm nhiễm thì đường hô hấp thường phù nề, co thắt làm cho người bệnh càng khó thở hơn. Có thể nói, yếu tố đờm dãi làm cản trở việc hồi phục bệnh, tăng cường khả năng gây hại của bệnh. Do đó, vấn đề làm sạch đường thở cho người cao tuổi là rất cần thiết, nhất là với những người đang được chăm sóc tại nhà, thiếu sự quan tâm y tế. 

Bài viết dưới đây chia sẻ các cách hút đờm dãi thường dùng cho người cao tuổi tại nhà. Nhằm đưa tới cho bạn đọc những thông tin cần thiết, thao tác đơn giản nhất. 

Trước khi đi vào thao tác, chúng ta cần tìm hiểu về cấu trúc cơ bản của đường hô hấp. Đường hô hấp gồm hai phần chính là hô hấp trên từ mũi, miệng, hầu đến trên thanh quản. Còn đường hô hấp dưới thường là dưới thanh quản. 

Trong hút đờm dãi cho người già tại nhà, chỉ nên hút đờm dãi tại đường hô hấp trên, tránh đưa xuống thấp vì có thể gây nên nhiễm khuẩn thứ phát. 

  • Làm sạch chất dịch xuất tiết, khai thông đường thở. 
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi khí dễ dàng. 
  • Đề phòng nhiễm khuẩn do tích tụ dịch đường hô hấp. 
  • Tránh các biến chứng cho đường hô hấp. 
  • Người thực hiện: người nhà hoặc người giúp việc đã được tìm hiểu và thành thạo các thao tác hút đờm dãi. 
  • Phương tiện, dụng cụ:

+ Ống hút đờm dãi vô khuẩn sử dụng một lần, lựa chọn kích cỡ phù hợp 

+ Gạc miếng, cốc dùng một lần, đè lưỡi hoặc canuyn

+ Máy hút hoặc nguồn hút áp lực âm. Nếu điều kiện không có có thể sử dụng xilanh 20-50ml

+ Natri clorid 0,9%, dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 

+ Các dụng cụ khác. 

  • Người bệnh được thông báo, giải thích rõ ràng trước khi làm thủ thuật. Nếu có thể, cho người bệnh tập thở sâu, tập ho, được vỗ rung. 
  • Nhận định người bệnh: kiểm tra nhịp thở, toàn trạng
  • Người thực hiện rửa tay, đeo găng, đeo khẩu trang và kính bảo hộ. 
  • Cho người bệnh nằm nghiêng sang 1 bên để không bị sặc, trải khăn ra trước ngực người bệnh. 
  • Đổ dung dịch Natri clorid 0,9% vào cốc. 
  • Lắp ống hút vào máy, bật máy kiểm tra sự hoạt động của máy. Điều chỉnh áp lực phù hợp. Mở túi đựng ống thông. 
  • Mở cửa sổ van hút, nhẹ nhàng đưa ống thông vào cánh mũi người bệnh. 
  • Nếu hút đường miệng họng thì cần canuyn để giữ tư thế miệng rồi đưa ống hút vào. 
  • Tiến hành hút: đóng cửa sổ hút, kéo ống thông từ từ, xoay nhẹ ống thông để hút hết các vị trí xung quanh. 
  • Lặp lại động tác cho đến khi hết dịch trong đường hô hấp. Mỗi lần kéo dài không quá 15s để không ảnh hưởng tới hô hấp. 
  • Hút nước tráng ống, tháo ống thông đưa vào dung dịch khử khuẩn. 
  • Tháo găng, đưa người bệnh về tư thế nghỉ ngơi. 
  • Kiểm tra lại người bệnh và thu dọn dụng cụ. 
  • Không nên thực hiện bằng động tác quá thô bạo nhằm tránh tổn thương niêm mạc mũi miệng người bệnh
  • Điều chỉnh áp lực hợp lý nhằm tránh tổn thương cơ quan. 
  • Không đưa ống vào quá sâu và quá lâu gây kích thích và khó khăn trong hô hấp. 
  • Cần chú ý nhịp thở và nhịp tim người bệnh trước, trong và sau khi thực hiện. 
  • Nếu đờm đặc quá có thể làm loãng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. 
  • Trong quá trình hút, chú ý đưa ống hút vào tới nơi mới thực hiện hút. 

Như vậy, trên đây chúng tôi đã trình bày quy trình thực hiện hút đờm dãi cho người cao tuổi một cách chi tiết. Hi vọng, bạn đọc có những thông tin bổ ích cho bản thân và gia đình. Nếu quá trình có khó khăn, người nhà cần đưa bệnh nhân đi tới cơ quan y tế để được xử trí tốt nhất. 

Ở người bình thường, không khí trước khi vào phổi thường được làm ấm, làm ẩm, làm sạch khi đi qua vùng mũi miệng. Khi bệnh nhân được đặt ống mở khí quản, cơ chế này bị bỏ qua, nên không khí vào phổi sẽ trở nên lạnh, khô, và “bẩn” hơn. Điều này kích thích tiết nhiều đờm nhớt để giữ lại chất dơ không đi vào phổi. Tuy nhiên, quá nhiều đờm nhớt tích tụ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, từ đó dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp ví dụ viêm phổi, viêm thanh khí phế quản. Do vậy việc hút đờm nhớt là rất quan trọng. Tuy nhiên cũng nên tránh hút đờm nhớt quá thường xuyên, khi không cần thiết vì việc này sẽ gây tổn thương vùng khí quản, và thậm chí còn kích thích đờm nhớt tiết ra thường xuyên hơn.

“Mũi nhân tạo” là một bộ phận có thể lắp vào ống mở khí quản giúp giữ độ ẩm không khí hít vào, ngăn chặn các hạt rơi vào đường thở.

Mũi nhân tạo dùng cho bệnh nhân mở khí quản.
  • Bất cứ khi nào cảm thấy hay nghe thấy tiếng của đờm nhớt trong đường thở.
  • Vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
  • Khi bệnh nhân khó thở [thở gắng sức, thở nhanh].
  • Trước bữa ăn.
  • Sau khi đi ra ngoài trời.
  • Trước khi đi ngủ.

Chú ý:

  • Thông thường các chất đàm tiết có màu trắng trong. Khi chất tiết đổi màu [vd màu vàng, nâu, hoặc xanh lá cây] có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp. Khi đó bạn cần phải đi khám bác sĩ.
  • Khi chất tiết có máu [màu hồng nhạt hay màu đỏ], cần tăng độ ẩm khí hít vào và phải hút đàm nhẹ nhàng hơn.

4.1. Dụng cụ:

  • Ống hút đàm [chú ý phải đúng kích thước].
  • Nước cất hoặc nước vô trùng, nước muối sinh lý.
  • Máy hút đàm, ống nối với máy hút.
  • Vật chứa để ngâm ống.
  • Bàn chải mở khí quản [để làm sạch nòng trong ống mở khí quản].
  • Một bộ ống mở khí quản phụ [nếu có thể].

4.2. Cách thực hiện:

  1. Rửa tay.
  2. Bật máy hút và kết nối ống nối vào máy.
  3. Chọn ống hút đàm.
  4. Gắn ống hút đàm vào ống nối.
  5. Đặt bệnh nhân nằm ngửa với một chiếc khăn dưới vai. Một số bệnh nhân thích ngồi, điều này cũng có thể chấp nhận được.
  6. Nhúng ống hút đàm vào nước muối hay nước vô khuẩn để làm ẩm. Cho hút thử để kiểm tra hê thống.
  7. Rút nòng trong [nếu có]. Đặt nòng trong vào dụng cụ chứa đã chuẩn bị sẵn.
  8. Một cách cẩn thận đưa ống hút đàm vào ống mở khí quản sao cho ống đi theo đường cong của ống mở khí quản. Một cách ngắt quãng đặt ngón tay cái vào lỗ thông hơi của ống hút đàm trong khi dần dần rút ống hút đàm ra. Chú ý không để ống hút đàm trong ống mở khí quản quá 10 giây vì trong lúc hút đàm bệnh nhân không thở được.
  9. Quan sát bệnh nhân sau khi hút đàm, xem bệnh nhân có thở lại không. Chờ khoản 10 giây.
  10. Hút một lượng nhỏ nước cất hay nước vô trùng để làm sạch các chất tiết trong ống hút đàm.
  11. Đặt nòng trong vào ống mở khí quản.
  12. Tắt máy, lấy ống hút đàm ra.
Hình ảnh minh họa các bước thực hiện hút đờm dãi qua ống nội khí quản.

Chú ý:

  • Cách sử dụng lại ống hút đàm: hút liên tục nước cất hay nước vô trùng trong khoảng 30 giây để loại bỏ chất tiết bên trong. Rửa ống hút bằng dòng nước chảy vài phút. Ngâm ống vào dung dịch sát khuẩn [vd ngâm trong dung dịch một phần dấm với một phần nước cất hay nước vô trùng trong 15 phút]. Rửa lại ống hút bằng nước lạnh và để khô. Để khô ống hút đàm. Không sử dụng ống hút khi nó bị cứng hoặc nứt.
  • Có nhiều loại nòng trong khác nhau, cho nên cần phải biết cách lấy hoặc lắp nòng trong tuỳ theo từng loại. Thông thường là xoay nòng trong theo một hướng nhất định rồi lấy ra. Lắp vào thì theo chiều ngược lại.
  • Tránh trường hợp rút luôn toàn bộ ống mở khí quản khi lấy nòng trong ra. Thường khi rút nòng trong ra, nên đặt một tay vào miếng cố định ở cổ của ống mở khí quản.
  • Để hạn chế tổn thương, độ dài ống hút đàm đưa vào phải tương đương với chiều dài ống mở khí quản. Ví dụ nếu chiều dài ống mở khí quản là 4cm thì ta chỉ cần đưa ống hút đàm vào một đoạn khoảng 4 cm. Một số trường hợp chưa làm sạch hoàn toàn đờm nhớt của bệnh nhân, khi đó, có thể cho ống hút đàm vào sâu thêm vài milimet xa hơn đầu cuối ống mở khí quản. Nếu có kinh nghiệm, ta có thể ước lượng chiều dài ống hút đàm đưa vào mà không cần phải đo.
  • Cần phải làm sạch nòng trong nếu có đờm nhớt dính vào. Có thể dùng bàn chải đặc biệt để rửa nòng trong. Trong trường hợp ta có thêm một bộ mở khí quản phụ, ta có thể dùng nòng trong của nó. Nòng vừa lấy ra [nếu còn dùng được] có thể rửa sạch và ngâm trong dung dịch sát khuẩn, sau đó để khô để sử dụng lại.
  • Hút đờm nhớt cho bệnh nhân mở khí quản là kỹ thuật khó, có thể có biến chứng, do đó nếu tự thực hiện tại nhà, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề cập ở trên.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân có ống mở khí quản cũng cần được chăm sóc một cách toàn diện, bao gồm rất nhiều khía cạnh như điều trị bệnh nền của bệnh nhân, dinh dưỡng, chống loét do tì đè, thay băng, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu…

Nguồn: Theo BS. Hoàng Tiến Minh

Video liên quan

Chủ Đề