Cách tính thời hạn, thời hiệu trong luật dân sự

1. Thời hạn được tính là ngày hay là ngày làm việc?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư! Xin hỏi, thời hạn, thời hiệu trong các văn bản quy phạm pháp luật có ghi 5 ngày, 30 ngày, 2 tháng, 24 tháng, 1 năm …. được hiểu là ngày bình thường [kể cả ngày nghỉ và ngày lễ] hay là ngày làm việc. Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau về thời hạn, thời hiệu:

“Điều 144. Thời hạn

1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Xem thêm: Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

“Điều 149. Thời hiệu

1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”

Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 không quy định rõkhái niệm “ngày” là ngày bình thường hay ngày làm việc. Do đó, việc xác định thời hạn, thời hiệu theo ngàytùy thuộc vào quy định trong từng văn bản pháp luật và từng quy phạm pháp luật. Thậm chí, trong cùng một văn bản luật, khái niệm ngày cũng được hiểu khác nhau. Ví dụ Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thìthời gianhưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theoquy địnhtại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sứckhỏechưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời giannghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏebao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Như vậy, việc xác định là ngày bình thường hay ngày làm việc phụ thuộc vào quy định của từng văn bản pháp luật cụ thể.

Cách tính thời hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Cách tính thời hiệu được pháp luật quy định tại Điều 151 Bộ luật dân sự 2015. Việc tính thời hiệu còn phụ thuộc vào loại thời hiệu cũng như sự kiện phát sinh xảy ra. Vậy cách tính thời hiệu được quy định như thế nào?

ĐÔI ĐIỀU LUẬN BÀN VỀ THỜI HẠN TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

20 Tháng Chín, 2021

Chế định thời hạn, thời hiệu là một trong chế định quan trọng trong pháp
luật dân sự và tố tụng dân sự. Nhận thức đúng và áp dụng nghiêm chỉnh, thống
nhất về thời hạn, thời hiệu và cách tính thời hạn, thời hiệu trong pháp luật dân sự
và tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc
dân sự.
1. Về thời hạn
1. Khái niệm:
Thời hạn nói chung là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm
này đến thời điểm khác. Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định
từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do
Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
Thời hạn tố tụng có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm
hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra.Trong những trường hợp cụ thể [do Bộ
luật dân sự quy định hoặc do luật chuyên ngành quy định không trái với nguyên
tắc áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015] có quy định chi tiết về thời gian xác định
thời hạn theo giờ, ngày, tháng, năm tương ứng với từng loại quan hệ pháp luật,
đòi hỏi yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện
nhiệm vụ trong tố tụng dân sự phải chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.
Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm, thì ngày đầu tiên
của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định 7 .
Ngày đầu tiên của thời hạn được gọi là ngày “được xác định” hay gọi theo cách
khác là điểm “mốc” thời gian để xác định thời hạn. Thời điểm kết thúc thời hạn
là thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng của thời hạn [24 giờ]. Nếu ngày cuối
cùng của thời hạn là ngày nghỉ [nghỉ cuối tuần, ngày lễ], thì thời hạn kết thúc
vào 24 giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Về nguyên tắc, pháp luật tố tụng dân sự chỉ quy định chung về thời hạn,
còn cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu,
kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng theo các quy
định tương ứng .
Trong thời gian qua, việc áp dụng thời hạn, cách tính thời hạn trong quá
trình thụ lý, giải quyết các vụ án dân sựđã được pháp luật qui định, tuy nhiên
vẫn còn có cách hiểu chưa thống nhấtcủa người tiến hành tố tụng, giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng, dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất, vi phạm về
thời hạn tố tụng.
2. Thực tiễn: Hộ ông Trần Sáu thuộc diện giải tỏa trắng để xây dựng khu
nghỉ dưỡng Nam Hội An và đã được áp giá, bốc thăm vị trí nhận đất tái định cư
là lô B74-01. Hộ ông Sáu đang tiến hành làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Ngày 08/4/2019, giữa hộ ông Trần S và ông Nguyễn Minh C
đã lập Văn bản thỏa thuận với nội dung như sau: Hai bên thống nhất sau khi hộ
ông S được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ chuyển nhượng cho
ông Cường với giá 5.531.000.000 đồng. Ông Cường đã đặt cọc số tiền

380.000.000 đồng để làm cơ sở cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất khi đủ điều kiện. Tiền đặt cọc sẽ được trừ vào tiền chuyển nhượng đất. Hai
bên cũng thỏa thuận thời hạn để hộ ông S hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và ký kết hợp đồng là 03 tháng kể từ ngày ký văn bản
thỏa thuận. Khoảng 13 giờ ngày 08/7/2019; ông C đã tìm đến nhà con gái ông để
xin nhận lại tiền cọc vì lý do mẹ vợ ông C bị bệnh. Gia đình ông S không thống
nhất trả lại tiền cọc. Đến 16 giờ 59 phút, ông C ra về và có điện thoại nhắn cho
ông S tin nhắn với nội dung “Cháu vẫn quyết định mua lô đất đó. Cháu hẹn chú
trước 18 giờ ngày hôm nay qua Văn phòng công chứng Phước Sơn để làm thủ
tục”. Ông S cùng gia đình không đến để ký kết hợp đồng. Xét thấy việc ông S và
các thành viên trong hộ gia đình không thực hiện đúng cam kết là vi phạm Hợp
đồng đặt cọc. Do đó ông C khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc gia đình
ông S phải trả cho ông số tiền đã nhận là 380.000.000 đồng. Ông C không yêu
cầu phạt cọc.
Có nhiều quan điểm trái chiều về thời hạn trong vụ án nêu trên:
2.1. Quan điểm 1: Theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng đặt cọc thì
thời hạn 03 tháng kể từ ngày ký văn bản 08/4/2019. Như vậy thời hạn được tính
từ ngày 09/4/2019 và thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng
của tháng cuối cùng tức là vào lúc 24 giờ ngày 08/7/2019 [Điều 148 Bộ luật dân
sự năm 2015]. Khi ông C đã rời khỏi nhà ông S và có đã nhắn tin báo ông S vào
lúc 16h59 phút cùng ngày về việc ông C vẫn muốn mua lô đất và yêu cầu ông S
đến Văn phòng công chứng P để ký Hợp đồng chuyển nhượng. Ông S thừa nhận
có nhận được điện thoại và tin nhắn của ông C nhưng đã hết giờ làm việc nên
ông S không đến. Ông Cường đã chờ đến hơn 18 giờ 30 phút [thời điểm VPCC
đóng cửa] và ròi khỏi Văn phòng công chứng. Việc ông C vẫn đồng ý nhận
chuyển nhượng thửa đất vẫn còn trong thời hạn do hai bên thỏa thuận [thời hạn
chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày 08/7/2019] nên việc ông S không đến ký Hợp
đồng chuyển nhượng và vi phạm. Do đó Tòa án có căn cứ để chấp nhận yêuc ầu
khởi kiện của ông C.
2.2. Quan điểm 2: Trước thời điểm 16h59 phút 08/7/2019, ông C đã không
muốn tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi ông C đã rời
khỏi nhà ông S và có đã nhắn tin báo ông S vào lúc 16h59 phút cùng ngày về
việc ông C vẫn muốn mua lô đất và yêu cầu ông S đến Văn phòng công chứng P
để ký Hợp đồng chuyển nhượng. Thời điểm này đã hết giờ làm việc của Văn
phòng công chứng nên ông C là ngừời vi phạm hợp đồng đặt cọc. Do đó có đủ
căn cứ không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông C.
Người viết đồng ý với quan điểm thứ nhất vì các lý do sau: Khi ông C đã
rời khỏi nhà ông S và có đã nhắn tin báo ông S vào lúc 16h59 phút vẫn còn
trong thời hạn do các bên thỏa thuận [thời hạn chấm dứt vào lúc 24 giờ ngày
08/7/2019]. Giờ làm việc của VPCC không phải là căn cứ để tính thời hạn trong
giao dịch dân sự.
Tại Điều 148 Bộ luật dân sự đã quy định: Kết thúc thời hạn:

3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc
ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn
không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ
của ngày đó.
Trên đây là quan điểm người viết đưa ra, gợi mở những suy luận, phản biện
từ bạn đọc.
Người viết: Võ Thị Minh Phượng.

Trong tố tụng dân sự có rất nhiều loại thời hạn như thời hạn kháng cáo kháng nghị, thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, thời hạn gửi bản án, quyết định, thời hạn hợp đồng, thời hạn vay... Thực tiễn, nhiều đương sự vẫn chưa biết về các loại thời hạn tố tụng cũng như cách tính các thời hạn này.

Đểcác đương sự thực hiện các quyền và ngĩa vụ của mình, người tiến hành tố tụng thực hiện đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có liên quan, đòi hỏi các đương sự và cả những người tiến hành tố tụng phải xác định đúng thời điểm bắt đầu và kết thúc của các loại thời hạn để chủ động trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự đảm bảo quy định pháp luật. Thực tiễn nhiều đương sự vẫn chưa biết về các loại thời hạn tố tụng cũng như cách tính các thời hạn này. Đối với những người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất về cách xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của các thời hạn tố tụng nên vẫn còn tồn tại việc xác định không đúng thời hạn tố tụng.

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra”. Trong quan hệ pháp luật dân sự, thời hạn rất quan trọng, thời hạn sẽ xác định tính hợp pháp của giao dịch, dựa vàothời hạn sẽ xác định được hành vivi phạm của chủ thể vi phạm ngoài ra thời hạn là điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cách tính thời hạn cũng như thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn cụ thể như sau:

Cách tính thời hạn: Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn:

- Trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính cụ thể như sau: Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày; nửa năm là sáu tháng; một tháng là ba mươi ngày; nửa tháng là mười lăm ngày; một tuần là bảy ngày, .v.v.

- Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu tháng thì tức là ngày đầu tiên của tháng, giữa tháng tức là ngày thứ 15 của tháng, cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

- Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu năm thì được tính là ngày đầu tiên của tháng một, giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu, cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Ảnh minh họa

Xác định thời điểm bắt đầu thời hạn

- Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

- Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

- Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Xác định thời điểm kết thúc thời hạn

- Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

- Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

- Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

- Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

- Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

- Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Từ những căn cứ pháp luật nêu trên có thể xác định thời điểm bắt đầu và kết thức của một số loại thời hạn cụ thể trong tố tụng dân sựnhư sau:

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày tuyên án theo [VD: Ngày 10/5/2018 Nguyễn Văn B nhận được bản án số 15/2018 của TAND huyện NĐ, thời điểm bắt đầu của thời hạn là ngày 11/5 ngày tiếp theo của ngày B nhận được bản án và thời điểm kết thúc là ngày cuối cùng của thời hạn, ngày 25/5].

Thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là 07 ngày, kể từ ngày hòa giải thành, theo Điều 212 BLTTDS [VD: Ngày 18/5/2018 TA lập biên bản hòa giải thành giữa A và B, thời điểm tính thời hạn từ ngày 19/5 đến ngày 25/5, nếu ngày 25 là ngày thứ 7 thì ngày kết thúc là ngày làm việc đầu tiên là thứ 2 tức là ngày 27/5 Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.]

Thời hạn gửi thông báo thụ lý là 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải gửi thông báo cho các đương sự, Viện kiểm sát biết Điều 196 BLTTDS [VD: ngày 01/6/2018 TA thụ lý vụ án, thì thời hạn được tính từ ngày 02/6/2018 đến 04/6/2018].

Thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải sao gửi Bản án cho đương sự, Viện kiểm sát Điều 269 BLTTDS [ngày 10/6/2018 Tòa tuyên án, thì thời hạn 10 ngày được tính cả ngày nghĩ, từ ngày 11/6/2018 đến ngày 20/6/2018].

Đối với thời hạn vay theo thỏa thuận của đương sự [VD: ngày 01/6/2018, A vay của B 100 triệu, thời hạn vay 20 ngày, thời hạn vay được tính từ ngày 02/6 đến 20/6/2018].

Trần Thị Thu Hiền - VKSND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Xem thêm>>>

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại tài sản

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất

Video liên quan

Chủ Đề