Cách tính trở kháng loa khi đấu song song

Để đảm bảo chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply, bạn cần phải biết trở kháng loa là gì và cách đo trở kháng của loa. Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như cách đo trở kháng loa chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Trở kháng loa là gì?

Trở kháng loa hiểu một cách đơn giản là điện trở của chiếc loa đó. Đây là thông số kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Trở kháng loa là điện trở của loa

Ngoài ra, trở kháng loa còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn các thiết bị kết hợp cùng loa trong các bộ dàn âm thanh. Ví dụ, amply là thiết bị thường được dùng để phối hợp với loa trong dàn âm thanh nên khi chọn amply cần đảm bảo phù hợp với trở kháng của loa. Nếu tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply sẽ khiến cho amply bị rè hay thậm chí gặp trục trặc cháy nổ. 

Tương tự như trở kháng nói chung, đại lượng này cũng được ký hiệu là Z và đơn vị đo là Ω (Ohm). Thông thường, mức trở kháng của loa sẽ được nhà sản xuất in trên các nhãn/bao bì của sản phẩm nên bạn cần lưu ý khi mua để chọn được thiết bị phù hợp.

Cách tính trở kháng của loa

Sau khi đã tìm hiểu trở kháng của loa là gì, ở phần này, Kyoritsuvietnam.net sẽ hướng dẫn bạn cách tính trở kháng loa. Công thức tính trở kháng của loa cụ thể như sau:

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Sơ đồ đấu loa

  • Đối với mạch nối tiếp, tổng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn

  • Đối với mạch song song, việc tính tổng trở sẽ khó khăn hơn đó là nghịch đảo các giá trị của chúng: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn

Các loại loa trên thị trường hiện nay thường được sản xuất với mức trở kháng phổ biến là 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω. Và tùy thuộc vào loại loa cũng như mục đích sử dụng mà người dùng có thể đấu nối loa theo kiểu song song hoặc nối tiếp hay kết hợp cả hai phương pháp.

Xem thêm: Trở kháng là gì? Công thức tính trở kháng và phương pháp đo chi tiết

Để đo trở kháng loa, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn chi tiết của cách đo trở kháng loa dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra mức trở kháng được in trên nhãn loa

Như đã chia sẻ ở trên, nhà sản xuất thường sẽ đề mức trở kháng loa trên nhãn/bao bì của thiết bị để người dùng có thể nắm được. Mức trở kháng danh định này thường là  4, 8 hoặc 16 Ω, là trở kháng tối thiểu ước tính của hầu hết dải âm điển hình.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Kiểm tra mức trở kháng được in trên nhãn loa

Bước 2: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo phù hợp

Trên thân đồng hồ vạn năng có một núm vặn điều chỉnh thang đo, bạn hãy chỉnh núm vặn này về thang đo điện trở.

Trước khi tiến hành đo, bạn cần phải chỉnh đồng hồ đo điện về mức đo điện trở ở phạm vi thấp nhất (thường là 200 Ω với đa số đồng hồ vạn năng). Đồng hồ vạn năng có cài đặt thấp hơn (ví dụ: 20 Ω) sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo phù hợp

Trong trường hợp đồng hồ vạn năng chỉ có một mức cài đặt duy nhất dành cho điện trở thì bạn cũng không cần lo lắng vì đây là đồng hồ đo điện điều chỉnh phạm vi tự động (auto-ranging) nên nó sẽ tự tìm dải đo phù hợp nhất.

Bước 3: Tháo loa

Tiến hành tháo loa ra khỏi thùng hoặc mở mặt sau của thùng loa. Đối với loại loa rời không có thùng loa hay kết nối thì bạn cần phải tiến hành tháo gỡ. 

Bước 4: Ngắt điện loa

Trong quá trình đo trở kháng loa, nếu có bất kỳ dòng điện nào đi qua loa thì cũng sẽ khiến cho kết quả đo bị sai lệch, thậm chí làm hỏng thiết bị đo. Chính vì vậy, trước khi đo, bạn hãy đảm bảo ngắt hết toàn bộ kết nối nguồn các thiết bị. ếu dây điện kết nối với các thiết bị đầu cuối không được hàn, hãy tháo ra. Lưu ý, không được tháo bất cứ dây điện nào kết nối trực tiếp với nón loa.

Bước 5: Tiến hành đo trở kháng

Xác định cực âm và cực dương của loa (thông thường, các cực sẽ được phân biệt bởi ký hiệu "+" và "-"). Sau đó kết nối dây đo của đồng hồ vạn năng với các cực của loa. Dây đo màu đỏ kết nối với cực dương, dây đo màu đen kết nối với cực âm.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Tiến hành đo trở kháng

Bước 6: Đọc kết quả đo

Thường thì giá trị điện trở sẽ  thấp hơn 15% so với trở kháng danh định được in trên nhãn. Ví dụ, một loa 8 Ω có điện trở 6-7 Ω là bình thường. Phần lớn loa có trở kháng danh định là 4, 8 hoặc 16 Ω.

Do đó, sau khi đo, nếu thấy kết quả trả về là một trong các giá trị này thì bạn có thể an tâm kết nối loa với bộ khuếch đại (trừ khi bạn đo được kết quả khác bất thường).

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Đọc kết quả đo

Xem thêm: Hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng chi tiết

Một số đồng hồ vạn năng đo trở kháng tốt nhất

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

Kyoritsu 1009 là đồng hồ vạn năng Kyoritsu sở hữu đa dạng chức năng đo, tiêu biểu có thể kể đến như: đo điện áp, điện trở, cường độ dòng điện, tần số, trở kháng, tụ điện, thông mạch,...

Thiết bị này không chỉ giúp bạn đo trở kháng loa mà còn có thể hoàn thành nhiều công việc đo và kiểm tra điện khác nhau vô cùng linh hoạt.

Kyoritsu 1052 là sản phẩm đồng hồ vạn năng chất lượng cao đến thương hiệu chuyên cung cấp đồng hồ đo điện Kyoritsu hàng đầu Nhật Bản.

Có thể nói, thiết bị này không chỉ đảm bảo được các tiêu chí về an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 61010-1 CAT.IV 600V, CAT.III 1000V mà còn là sự lựa chọn hoàn hảo cho các yêu cầu đo dòng điện, điện áp, điện trở, tần số, điện dung, trở kháng, nhiệt độ,... Đặc biệt, kết quả đo luôn đảm bảo cho độ chính xác cực cao nhờ tích hợp công nghệ True- RMS hiện đại.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1052

Hioki DT4224 cho phép người dùng hoàn thành các công việc đo điện áp, điện trở, tần số, thông mạch, điện dung,.. nhanh chóng với độ chính xác cao. Là công cụ đa năng không thể thiếu trong các lĩnh vực từ dân dụng đến công nghiệp.

Nếu bạn đang cần tìm một thiết bị có chất lượng tốt, độ bền cao, có thể kiểm tra được trở kháng của loa cũng như nhiều công việc khác, thì Hioki DT4224 là sự lựa chọn không nên bỏ qua.

Hy vọng rằng với những giải đáp về trở kháng loa là gì, cách tính trở kháng loa và cách đo trở kháng của loa được chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về thông số này cũng như cách làm sao để kiểm tra xem loa hoạt động có tốt không. Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335  để được giải đáp kỹ hơn.

Đã có 6996 lượt xem sản phẩm

Trở kháng của loa luôn là một phần rất quan trọng để bạn có thể ghép nối được loa với amply theo cách phù hợp nhất, tối ưu cho mọi thiết bị mà không phải vật vã mỗi lần muốn ghép nối loa với amply. Vì vậy việc tìm hiểu xem trở kháng là như thế nào đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với người dùng muốn bổ sung thêm kiến thức để xử lý vài vấn đề nhỏ nhặt khi ghép nối.

1. Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự ngăn trở dòng điện của mạch điện mỗi khi có hiệu điện thế đặt vào. Kí hiệu trở kháng là chữ Z, đơn vị đó được đo bằng đơn vị đo trong SI là Ω (ohm).

Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng xoay chiều cũng như thông tin của độ lệch pha của thiết bị. Loa có điện trở và độ lớn của chỉ số này là trở kháng của loa, viết tắt là R. Trở kháng của loa được quyết định do cuộn dây cấu tạo phía bên trong loa.

Xem 200+ dàn loa hội trường chính hãng 100%, chất âm cực hay, bảo trì miễn phí mỗi 6 tháng, lắp đặt tận nơi, chiết khấu cao

2. Tại sao trở kháng lại quan trọng?

Trở kháng thật sự quan trọng khi bạn bắt đầu ghép nối loa với amply vì chúng có mức trở kháng có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếu amply có trở kháng cao mà loa có trở kháng thấp thì amply sẽ rơi vào trạng thái bị quá tải và cháy, bất chấp bạn đã đạt điều kiện là công suất amply lớn hơn công suất liên tục của loa.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại loa là trở kháng cao và trở kháng thấp. Các dòng dùng cho karaoke phổ biến là 4 Ohm, 6 Ohm, 8 Ohm. Loa dùng để nghe nhạc thì có trở kháng ở mức 2 Ohm.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song

3. Trở kháng bao nhiêu thì chính xác nhất?

Có ba vấn đề bạn cần phải lưu ý khi nhìn trở kháng. Thứ nhất, ghép nối trở kháng của loa thấp với amply trở kháng cao. Hậu quả thì chúng bị cháy amply nên tuyệt đối cần tránh điều này. Nên ghép loa trở kháng cao với amply trở kháng cao là phù hợp nhất.

Thứ hai, công suất lý tưởng của amply cần gấp đôi công suất của loa, ít nhất thì chúng cũng phải hơn nhưng mà hơn ít ít thôi. Hơn nhiều quá thì cũng không tốt. Nguyên do cho việc này là vì chúng sẽ gây ra độ méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn nhiều khi gây cháy loa luôn. Amply mà “yếu sinh lí” thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở tình trạng Clip. Khi Clip quá nhiều thì khiến cho amply chỉ gửi đượcmột dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Cứ giãn mãi mà không co thì màng loa sẽ không làm mát được cho côn loa. Côn loa mà nóng lên thì chỉ có một hậu quả đó là cháy.

Thứ ba, hãy nhìn vào thông số đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm, các yếu tố giảm xóc, chống rung khi bạn xác định ghép nối với các loa siêu trầm.

Xem 50+ mẫu amply karaoke hot nhất hiện nay, khuyến mãi khủng, cam kết giá rẻ nhất thị trường

4. Cách phối ghép loa và amply phù hợp nhất

Có 2 cách đấu nối cơ bản là nối liên tiếp và nối song song. Đối với nối liên tiếp thì tổn trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n). Cách nối này khiến cho trở kháng của loa sẽ tăng lên nên việc tương thích với amply thì sẽ cực hiệu quả do trở kháng càng cao thì tính tương thích càng lớn.

Đối với cách nối song song thì tổng trở được tính như sau (R) 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n). Cách nối loa song song sẽ khiến cho tổng trở bị giảm xuống nên khi nối ghép cần để ý đến công suất của loa và amply để ghép nối cho phù hợp.

Cách tính trở kháng loa khi đấu song song

5. Cách kết nối loa trở kháng thấp

Đây là các ghép nối phổ thông và thường được sử dụng cho những loa có trở kháng lớn hơn 2 Ohms. Chúng được áp dụng hầu hết ở những dàn karaoke, sự kiện, sân khấu, hội trường. Với cách kết nối này thì mức công suất của ampli chỉ cần nhỉnh hơn đôi chút so với công suất loa ở cùng trở kháng là đã cho kết quả hết sức viên mãn.

Loa có mức trở kháng thấp thường sẽ hay gặp trong các dàn âm thanh có mức công suất lớn, karaoke, nghe nhạc với amply và loa có khoảng cách rất gần. Đối với trường hợp này thì cần thiết kế sao cho tổng trở kháng đầu vào của loa phải lớn hơn trở kháng của amply. Khoảng cách giữa ampli và cục đẩy, loa nhỏ tối ưu là 10m. Khoảng cách lớn hơn thì công suất amply cung cấp cho loa sẽ không đủ làm cho âm thanh bao phủ khắp phòng.

6. Cách kết nối loa trở kháng cao

Cách phối ghép này thường được sử dụng cho âm thanh thông báo, phát nhạc hay tiếng nói ở các không gian công cộng như trường học, siêu thị, nhà xưởng. Những hệ thống âm thanh này có đặc điểm lớn chính là hay sử dụng dụng những cặp loa có biến áp cùng với amply chia vùng để phù hợp với những không gian mà mình mong muốn.

Ưu điểm về mặt chất lượng âm thanh giữa tín hiệu truyền giữa amply và loa với khoảng cách lớn. Phù hợp với dàn âm thanh có độ phủ rộng, kết nối giữa loa và các thiết bị khác nhau và cách ghép nối là theo dạng song song nên cách tính trở kháng hơi lằng nhằng thì bạn cũng chẳng cần tính với cách phối ghép này. Tổng mức công suất của loa trong hệ thống thấp hơn so với công suất amply là bạn đã có thể sử dụng tốt chứ không yêu cầu cao như cách phối ghép loa trở kháng thấp với amply.