Cách trị sưng khóe móng chân

Các yếu tố làm cho móng chân mọc ngược có thể là do mang giày chật, cắt tỉa móng không đúng cách, hoặc do móng chân được uốn cong bất thường.

Hơn nữa, những người có máu lưu thông kém như bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn bị móng chân mọc ngược.

Triệu chứng

Có một số triệu chứng khá rõ như sưng, tấy đỏ và đau cũng như nhiễm trùng trong trường hợp không được điều trị đúng cách.

Nếu móng tay bị nhiễm trùng, sẽ có sưng và đỏ tại khu vực xung quanh móng tay, xả chảy dịch nước cũng như mủ và thậm chí cả máu.

Dưới đây là 5 thủ thuật điều trị móng chân mọc vào trong tự nhiên, theo naturalnews.

Cách trị sưng khóe móng chân

Giảm triệu chứng phù chân

Bàn chân hay bị sưng phồng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Dưới đây là một số biện pháp giúp làm giảm sưng chân:


Nước ấm

Ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 15 phút. Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày.

Giấm rượu táo

Thành phần từ giấm rượu táo có thể điều trị móng chân mọc ngược nhờ chống viêm và sát khuẩn. Trộn giấm táo và nước với tỷ lệ 1:1 vào các bồn tắm. Đặt chân vào bồn tắm và ngâm khoảng 20 phút. Sau đó, lau khô bàn chân.

\n

Thực hiện cách này 2-3 lần mỗi ngày.

Cách trị sưng khóe móng chân

Củ nghệ

Các hợp chất curcumin từ củ nghệ được coi là cách điều trị móng chân mọc vào do tác dụng giảm đau, chống viêm và sát khuẩn của nghệ.

Tạo hỗn hợp sệt từ dầu mù tạt và ½ muỗng cà phê bột nghệ. Đặt hỗn hợp lên móng chân mọc ngược. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Cách trị sưng khóe móng chân

Lợi ích sức khỏe từ nghệ

Nghệ thuộc họ nhà gừng, được trồng nhiều ở các quốc gia châu Á với hương vị đắng và cay đặc trưng.

Cắt móng đúng cách

Tránh cắt móng quá dài, quá ngắn hoặc cong để móng không bị tổn thương, tạo điều kiện cho móng mọc ngược.

Mang giày dép thoáng

Khi bị móng chân mọc vào trong, bạn nên mang dép hoặc giày hở mũi để cung cấp thêm không gian cho các ngón chân thở và chữa lành nhanh hơn.

Móng chân mọc ngược gây ra hiện tượng khoé chân bị sung đau. Đây là một tình trạng rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Không chỉ sưng mà nó còn có thể mưng mủ. Bệnh gây đau nhức phần khoé chân khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy khi khoé chân bị sưng đau phải làm sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách xử trí trong bài viết dưới đây:

Nội dung

  • Khoé chân bị sưng đau hay còn gọi là chín mé
    • Nguyên nhân gây chín mé
    • Quá trình khoé chân bị sưng đau
    • Phân loại chín mé
  • Bệnh sưng đau ở khoé chân tái đi tái lại có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị khoé chân bị sưng đau
    • Trường hợp chín mẹ nhẹ có thể tự xử trí tại nhà
    • Trường hợp nặng có abces
  • Những sai lầm dễ mắc phải khi bị chín mé
  • Cần làm gì để phòng khoé chân sưng đau

Khoé chân bị sưng đau hay còn gọi là chín mé

Khoé chân hay còn gói là khoé móng chân. Đây chính là phần rìa cạnh hai bên móng của các ngón chân. Phòng móng ở vị trí này có đặc điểm sẽ mọc thuôn ra hai bên móng ăn sâu vào phần canh chân để mô bên cạnh giữ chắc móng không bị tung ra. Bình thường chúng sẽ không có cảm giác đau hay khó chịu gì cả. Tuy nhiên có rất nhiều người gặp trường hợp sưng đau phần khoé chân này. Thường gặp nhất là khoé của ngón chân cái. Người ta gọi đây là bệnh chín mé, thực chất nó là một loại abces.

Nếu để ý bạn sẽ thấy không hiếm người đã từng đôi lần gặp tình trạng như vậy. Nhiều người còn bị tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gây khó chịu cho người bị sưng đau. Cảm giác đau nhức, đi lại khó khăn, đều phải cong ngón chân cái lên cho giảm đau. Việc đi giày dép ép vào khoé chân lại càng đau tăng.

Nguyên nhân gây chín mé

Nguyên nhân sâu xa của việc bị chín mé đó là do các vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng và Herpes. Chúng gây viêm nhiễm, sau đó hình thành mủ và abces ở vùng khoé các ngón chân. Còn có các điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn phát triển như:

  • Thường gặp nhất là do móng chân mọc ngược chọc vào mô mềm tạo ra tổn thương. Gặp điều kiện thuận lợi như đi chân đất, giầy không vệ sinh dễ gây chín mé.
  • Các bạn nữ thường có thói quen làm móng. Khi làm móng nhân viên sẽ lấy khoé chân để định hình móng cho đẹp. Thông thường dụng cụ này được dùng chung nhau cho nhiều người và ít có sự vệ sinh cẩn thận trước khi làm cho người mới. Vì vậy nguy cơ gây các tổn thương nhỏ tạo điều kiện cho những vi khuẩn từ dụng cụ xâm nhập vào khoé chân.
  • Hoặc khi cắt móng chân, phần da bị lấy đi nhiều, phần móng sau đó phát triển dài sẽ đâm vào da, gây tổn thương, cộng với điều kiện môi trường xung quanh khiến cho vi khuẩn bám vào tạo thành chín mé.
  • Đi giày cao gót, dày chụp mũi tạo sự chèn ép cho phần mũi chân.
  • Một số môn thể thao khi chơi gây chấn thương cho vùng khoé chân.
  • Người bị béo phì, tiểu đường có cơ địa dễ bị nhiễm trùng.
  • Người bị nhiễm HIV/ AIDS bị suy giảm miễn dịch là đối tượng rất hay bị nhiễm trùng do những vi khuẩn cơ hội.

Cách trị sưng khóe móng chân

Móng mọc ngược là nguyên nhân dẫn đến sưng đau khoé chân

Quá trình khoé chân bị sưng đau

Những người bị chín mé sẽ phát triển bệnh qua những quy trình sau:

  • Từ 1 – 3 ngày đầu tiên sau khi bị phần khoé chân sẽ tấy đỏ, sưng phồng. Lúc này thì chưa thấy đau nhưng khó chịu nhất là triệu chứng ngứa và nhức ở bên trong. Khi cử động phần ngón chân cũng khó hơn bình thường do bị cứng và nhức buốt.
  • Từ ngày thứ 4 đến khoảng ngày thứ 7 thì tổn thương có xu hướng nặng hơn. Nó lan rộng ra vùng da xung quanh. Nhức và buốt, đôi khi còn cảm thấy có cảm giác mạch đập theo từng nhịp giật ở vị trí khoé chân. Một số người có thể bị sốt nhẹ vào lúc này.
  • Sau đó phần khoé chân xuất hiện mảng trắng. Đó là hiện tượng nhiễm trùng mưng mủ. Vết mủ trắng. Đau nhức tăng khiến người bị chín mé khó chịu. Chỉ cần chạm đến chân hoặc đi lại nhiều sẽ thấy đau.

Với những người có sức khoẻ tốt, cơ địa miễn dịch thì sau đó ngón chân sẽ tự khỏi và để lại một phần da dầy canh khoé ngón rất dễ bóc ra. Nhưng hầu hết thì nó tiến triển nặng hơn. Nếu không được cử trí kịp thòi và đúng cách nhiễm trùng sẽ lan rộng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch thậm chí là nhiễm khuẩn huyết….

Phân loại chín mé

Hiện nay người ta phân thành 3 loại chín mé dựa theo mức độ ăn sâu của tổn thương:

  • Chín mé nông: Là dạng nhẹ nhất của bệnh. Trường hợp này người chỉ cảm thấy ngứa nhiều, bị sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần làm thủ thuật gì khác.
  • Chín mé dưới da: Tổn thương ăn sâu vào các mô mỡ dưới da gây sưng, căng mọng và đau nhức nhiều. Có hình thành mủ.
  • Chín mé sâu: Là biến chứng của chín mé dưới da không được điều trị kịp thời ăn sâu hơn vào phần xương và khớp nguy hiểm gây bệnh nặng.

Cách trị sưng khóe móng chân

Sưng đau khoé chân còn gọi là chín mé

Bệnh sưng đau ở khoé chân tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Những người từng bị chín mé thì có nguy cơ mắc lại bệnh khá cao. Có nhiều người chủ quan với điều đó, họ cho rằng với những bệnh nhẹ như thế thì không cần quá lưu tâm. Nhưng trên thực tế thì đó là một dấu hiệu ngầm cảnh báo của cơ thể, rằng hệ miễn dịch của bạn đang có vấn đề.

Một cơ thể khoẻ mạnh, hệ miễn dịch tốt thường sẽ tạo ra được đầy đủ kháng thể để chống lại những kháng nguyên gây bệnh cho cơ thể. Thật là không bình thường nếu đang khoẻ mạnh mà bị chín mé tái lại nhiều lần.Điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang không tốt. Vậy nên lúc này điều cần thiết là quan tâm, chăm sóc hơn đến sức khoẻ của mình. Chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi để nâng cao sức khoẻ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nằm cải thiện sức đề kháng.

Với những người bị béo phì, thừa cân chắc chắn phải kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng của mình. Đường huyết tăng cao khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Và nhất là khi đã có nhiễm trùng rồi thì vết thương lâu lành, bị lở loét nặn

Cách điều trị khoé chân bị sưng đau

Chúng ta sẽ chia ra làm hai trường hợp là chín mé giai đoạn đầu, bệnh nhẹ và chín mé đã có nhiễm trùng. Vậy xử trí khoé chân bị sưng đau phải làm sao theo hướng dẫn dưới đây:

Trường hợp chín mẹ nhẹ có thể tự xử trí tại nhà

Chín mẹ nhẹ tức là phàn khoé chân bị sưng đỏ và có cảm cảm giác, nhức. Lúc này bạn hoàn toàn có thể tự xử trí tại nhà với những bước sau:

  • Giữ gìn sạch sẽ vùng bàn chân nhất là nơi bị chín mé.
  • Rửa vết sưng bằng thuốc tím có pha nước loãng. Hoặc bằng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch sau đó lau khô chân.
  • Nếu đau nhức nhiều khó chịu thì bạn có thể sử dụng miếng bông nhỏ hoặc chỉ nha khoa để kê phần móng chân lên khỏi mô mềm. Điều này sẽ làm giảm áp lực phần móng chân mọc ngược. Có thể nhúng thêm dung dịch sát trùng vào miếng bông. Không nên sử dụng vật dụng khác như miếng sắt hoặc thứ gì đó. Sẽ càng nặng hơn.
  • Giữ móng chân khô ráo, đi giày thông thoáng, sạch sẽ.
  • Sau khi làm sạch thì bôi một số loại thuốc mỡ kháng sinh như Fucidin, Foban hoặc Bartroban. Việc này có tác dụng làm giảm nhiễm trùng, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn.
  • Có điều chúng ta cũng cần bôi theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, tránh lạm dụng thuốc.

Trường hợp nặng có abces

Các trường hợp nặng có hiện tượng mưng mủ tạo thành ổ abces rồi thì chúng ta nhất định phải đến bệnh viện để chích rạch loại bỏ hết mủ. Các bác sĩ sẽ rạch bằng các dụng cụ chuyên khoa, lấy hết vào phần mô nhiễm trùng. Có như vậy thì vết thương mới nhanh liền được. Ngoài ra còn sử dụng cả kháng sinh dạng uống.

Trường hợp nặng hơn không đáp ứng điều trị thì cần có chỉ định chụp X – quang để nhìn rõ và đánh giá tốt hơn tổn thương về xương và mô mềm để có hướng xử trí tiếp theo.

>>>Xem thêm

  • Bị đau bụng Trên Rốn từng cơn
  • Mang Thai 7 tuần bị Đau Bụng lâm râm

Những sai lầm dễ mắc phải khi bị chín mé

Một số người do thiếu hiểu biết đã có những cách xử trí sai, không có khoa học. Vì vậy tình trạng càng trở nên nghiệm trọng hơn. Khi bị chín mé bạn không được làm những điều dưới đây:

  • Cắt móng ở khoé chân: Khi chân đang đang nếu bạn cố tình cắt phần khoé đấy đi tại nhà bằng những dụng cụ không hợp vệ sinh sẽ khiến tăng khả năng bị nhiễm trùng mưng mủ cao hơn. Hãy chỉ để các bác sĩ có kinh nghiệm xử trí việc cắt này để đảm bảo cắt hết phần gốc mọc ngược, phòng trường hợp tái phát sau này.
  • Đau nhức khiến nhiều người thấy khó chịu. Có một cách là họ sẽ dùng tay hoặc một số dụng cụ khác để bấm vào phần bị chín mé hoặc nhấc nó lên như kim, bấm móng chân, giũa móng. Cảm giác nó sẽ bớt đau nhức hơn. Nhưng trên thực tế bạn đang làm phần móng mọc ngược đó đâm sau hơn vào mô bên dưới, nhiễm trùng dẫn xuống sâu hơn. Và nếu dụng cụ không được khử trùng thì lại càng khó chịu hơn.
  • Có những người gan dạ thì sẽ nặn mủ luôn tại nhà. Họ sử dụng những dụng cụ thô như kim khâu chọc vào vùng mủ. Sau đó nặn hết mủ. Nhưng kim nếu không khử trùng sạch thì càng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn. Hoặc nếu không nặn hết mủ, loại bỏ hết tổn thương thì vẫn có nguy cơ bị lại.
  • Một số người truyền tai nhau rằng để phòng chín mé thì hãy cắt móng chân hình chữ V. Như vậy không có phần góc móng chân chạm vào da cũng không bị sưng. Nhưng đây là quan niệm sai lầm Vì phần gốc móng vẫn có thể dài ra và mọc ngược theo đúng chiều của nó. Cắt móng chữ V không có ý nghĩa gì trong trường hợp này. Và nó mất đi một phần bảo vệ ngón chân tại nơi bị mất móng.
  • Người bị chín mé thường đắp một số loại lá cây thảo dược lên đó theo mọi người mách nhau. Nhưng chúng ta chỉ cần chích rạch mủ và loại bỏ móng mọc ngược thì vấn đề đã được giải quyết. Đắp lá cây hoặc một số loại thuốc khác chỉ làm tăng khả năng chuyển nặng của bệnh mà thôi.

Cách trị sưng khóe móng chân

Không bấm móng chân quá sát vào da

Cần làm gì để phòng khoé chân sưng đau

Để không bị chín mé tốt nhất chúng ta cần có các biện pháp phòng ngừa. Các cụ nói không có sai “phòng bệnh còn hơn chống bệnh”. Vì một khi đã bị thì nguy cơ biến chứng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Để phòng chín mé chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ gìn sạch sẽ vệ sinh chân và tay hàng ngày.
  • Không ngâm chân thời gian dài trong nước, nhất là lội nước vùng nước không sạch.
  • Sau khi lội ngước như sông, suối hoặc tắm bể bơi thì cần rửa sạch chân tay.
  • Hạn chế đi chân trần, nhất là trên nền đất thô hoặc cát. Vì đất cát rất dễ nhét vào cạnh móng chân.
  • Khi cắt móng chân thì cần loại bỏ hết đất cát bám sâu bên trong khoé móng.
  • Cắt móng chân, móng tay không được quá sát phần da. Để một đoạn ngắn tạo hướng mọc ổn định cho móng không bị mọc ngược đâm sâu vào thịt.
  • Người bị tiểu đường  hoặc béo phì cần giữ ổn định mức đường huyết và cân nặng. Vì đây là hai yếu tố nguy cơ cao khiến họ thường bị chín mé.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây về bệnh chín mé hữu ích với bạn đọc. Và nếu bạn cũng đang gặp tình trạng trên thì biết xử trí khoé chân bị sưng đau phải làm sao. Phòng bệnh là cách tốt nhất để bạn không bị bệnh.