Khi nào chủ đầu tư tự quản lý dự án năm 2024

Ngày 17/8/2020, Bộ Xây dựng đã có công văn 3980/BXD-HĐXD gửi Hợp tác xã thương mại – dịch vụ Cửu Long về việc hướng dẫn chi tiết yêu cầu đối với chủ đầu tư khi tự thực hiện quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 68 Luật Xây dựng năm 2014 thì chủ đầu tư có quyền “Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này”. Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/20217 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Trường hợp còn lại, để tự thực hiện quản lý dự án thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Để tham gia giám sát thi công xây dựng công trình thì tổ chức phải đáp ứng điều kiện và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.

(Xây dựng) - Công ty ông Phạm Tạ Thành Vinh (Thành phố Hồ Chí Minh) là chủ đầu tư dự án nhà kho chứa phân bón. Đây là công trình nhóm C, cấp III, sử dụng nguồn vốn khác (theo quy định tại Khoản 14, Điều 2, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu 2013 và Khoản 8, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014).

Khi nào chủ đầu tư tự quản lý dự án năm 2024
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN).

Về triển khai thiết kế và thi công, công ty ông Vinh đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu thi công công trình có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định.

Công ty ông có đội ngũ cán bộ có năng lực kinh nghiệm về công tác quản lý dự án, đã từng tự quản lý, giám sát công trình nhóm B, cấp II trước đây và đều đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, quy định của pháp luật, đã được các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương chấp thuận để chủ đầu tư nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.

Với dự án nhà kho chứa phân bón nêu trên, ông Vinh hỏi, nếu công ty ông tự tổ chức thực hiện quản lý và giám sát công trình thì có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng về lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng hay không? Cán bộ tham gia công tác quản lý dự án cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quản lý dự án hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 83, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi “thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Khoản 4, Điều 21, Nghị định này); ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này”.

Do đó, trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án thì không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

Trường hợp tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 83, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Về triển khai thiết kế và thi công, công ty ông Vinh đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu thi công công trình có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định.

Công ty ông có đội ngũ cán bộ có năng lực kinh nghiệm về công tác quản lý dự án, đã từng tự quản lý, giám sát công trình nhóm B, cấp II trước đây và đều đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, quy định của pháp luật, đã được các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương chấp thuận để chủ đầu tư nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.

Với dự án nhà kho chứa phân bón nêu trên, ông Vinh hỏi, nếu công ty ông tự tổ chức thực hiện quản lý và giám sát công trình thì có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng về lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng hay không? Cán bộ tham gia công tác quản lý dự án cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng quản lý dự án hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi “thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định này); ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này”.

Do đó, trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án thì không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

Trường hợp tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 83 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là gì?

Khái niệm chủ đầu tư là gì được chúng tôi tổng hợp từ Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, Luật Xây dựng 2014 và Luật đầu tư công, cụ thể: Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì?

Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

Công việc quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực để đạt được mục tiêu của một dự án trong phạm vi, ngân sách và thời gian quy định. Người quản lý dự án là người có trách nhiệm từ đầu đến cuối. Họ phải tổ chức, quản lý và đảm bảo rằng dự án hoàn thành với kết quả tốt nhất.

Quy trình quản lý chất lượng dự án bao gồm bao nhiêu bước?

Quy trình quản lý dự án về cơ bản bao gồm 5 bước: Khởi động, Lập kế hoạch, Triển khai, Giám sát và kiểm soát, Kết thúc.