Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những yếu tố giúp làm chậm quá trình phát triển của thoái hóa khớp và ngăn ngừa khớp tổn thương thêm. Vậy bạn có biết người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì, nên kiêng ăn gì để hạn chế tình trạng viêm khớp?

Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để làm chậm thoái hóa khớp

Mối liên quan giữa tình trạng thoái hóa khớp và chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe xương khớp có mối quan hệ mật thiết. Theo đó, bổ sung đủ dưỡng chất có lợi trong bữa ăn hàng ngày ngoài góp phần bảo vệ xương khớp còn hỗ trợ tái tạo, phục hồi tổn thương tốt hơn. Ngược lại, thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có hại, ăn uống thiếu hoặc thừa chất có thể tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, khiến xương khớp suy yếu hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về xương khớp gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh.

Vì vậy, để đảm bảo xương khớp khỏe mạnh, hãy cân nhắc lựa chọn xem nên ăn gì, bổ sung những dưỡng chất nào với lượng bao nhiêu để góp phần phòng ngừa thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Dưới đây là những món ăn người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung hằng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn.

1. Trái cây và rau củ

Rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là các chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa tổn thương ở khớp. Đây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và hạn chế tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thừa cân gây áp lực lên các khớp.

Bạn cần ăn ít nhất 300g rau xanh và 100 – 200gr hoa quả trong một ngày. Sử dụng rau củ luộc thay vì xào cũng sẽ giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể.

Những loại rau củ và trái cây bạn nên sử dụng thay phiên nhau trong bữa ăn hàng ngày là: bông cải xanh, bắp cải, khoai lang, cà rốt, bí ngô, việt quất, nho, cam, chanh, bưởi,…

Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Các loại rau củ quả là nguồn bổ sung dưỡng chất dồi dào cho xương khớp

2. Các loại cá

Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Theo nhiều nghiên cứu, axit béo omega-3 có thể giúp trung hòa tình trạng viêm trong cơ thể. Lượng cá khuyến nghị sử dụng đối với những người bị viêm khớp là 2 phần cá hồi khoảng 85 – 100g/tuần để đảm bảo đủ lượng omega-3 cho cơ thể. Bạn có thể thực hiện một số món ăn thơm ngon từ cá để giúp bảo vệ xương khớp như cháo cá, gỏi cá, cá hồi sốt cà chua, salad trộn cá,…

Lưu ý, đối với nguyên liệu như cá hồi, bạn nên ưu tiên lựa chọn cá hồi tự nhiên để tránh việc một số loại cá hồi nuôi vẫn còn dư lượng kháng sinh có hại cho sức khỏe.

3. Dầu ô liu

Hoạt chất Oleocanthal trong dầu ô liu có thể giúp ức chế các hợp chất gây viêm, hạn chế nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp, đồng thời hỗ trợ giảm đau nhức ở khớp hiệu quả. Dầu ô liu cũng là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Đối với những người bị các bệnh về khớp, bạn nên dùng dầu ô liu để sử dụng hàng ngày thay cho các loại dầu khác.

4. Tỏi và hành

Hành, tỏi là những gia vị quen thuộc không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Hai nguyên liệu này đều chứa hợp chất diallyl disulfide có thể giúp cải thiện các vấn đề về viêm xương khớp, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả.

Bạn nên sử dụng 3 – 4 tép tỏi (tương đương 4g) và 1 củ hành (tương đương 4 – 5g hành) mỗi ngày để nấu cùng với các món ăn nhằm gia tăng hương vị.

5. Đậu nành tốt cho hệ xương khớp

Nếu bạn đang phân vân xem thoái hóa khớp nên ăn gì thì đậu nành là một nguyên liệu giàu protein, chất xơ isoflavones, chất chống oxy hóa và chứa hàm lượng chất béo rất thấp, giúp hạn chế tích tụ mỡ gây áp lực lên các khớp.

Đậu nành còn giàu canxi giúp hạn chế nguy cơ loãng xương. Một nghiên cứu của Đại học bang Oklahoma State (Mỹ) cho thấy, việc sử dụng protein đậu nành trong 3 tháng có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau nhức do viêm xương khớp.

Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Đậu nành giàu protein và chất chống oxy hóa có lợi cho khớp

6. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh chứa hàm lượng chất xơ cao và có thể làm giảm mức độ Protein C Reactive (CRP), hạn chế các phản ứng gây viêm ở khớp. Việc sử dụng các loại đậu cũng hỗ trợ bổ sung protein, tăng cường sức khỏe của các cơ quanh khớp, giảm áp lực lên các khớp.

7. Quả óc chó và hạnh nhân

Quả óc chó và hạnh nhân là những nguồn bổ sung omega-3, vitamin E, magie, chất cơ và protein dồi dào, giúp xương khớp khỏe mạnh hơn và hỗ trợ kháng viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Các loại quả hạch còn rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính khác.

Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?

Ngoài những loại thực phẩm được khuyên dùng người bệnh cũng cần chú ý hạn chế những loại thực phẩm sau để ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.

1. Đồ ăn nhiều đường

Đồ ăn nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, mứt, đồ uống có gas,… sẽ khiến cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn và làm suy yếu các khớp xương. Điều này khiến tình trạng sưng viêm, đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, khi đường đi vào cơ thể sẽ phản ứng với protein hoặc chất béo tạo thành các phân tử AGEs (sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation nâng cao), hủy hoại collagen và đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

2. Đồ ăn nhiều muối

Khi nạp nhiều muối vào cơ thể, lượng natri cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa ở tế bào, khiến cho tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Muối còn gây mất canxi, ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương. Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh, lượng muối tối đa mà mỗi người nên dùng mỗi ngày là 6g, tương đương với 1 thìa cà phê muối.

3. Đồ chiên xào

Ăn nhiều đồ chiên xào dầu mỡ ngoài làm tăng lượng chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể, còn khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chỉ ra, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng viêm nhiễm và các cơn đau khớp.

Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Thực phẩm chiên xào là “kẻ thù” hàng đầu của viêm khớp

Ngoài ra, sử dụng dầu mỡ trong đồ chiên cũng sẽ làm tăng Cholesterol, khiến các đầu xương dễ bị mòn dẫn đến viêm khớp. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng dầu oliu, đồng thời hạn chế các loại đồ chiên, xào và thay bằng các món luộc, hấp, canh.

4. Bơ sữa

Các loại thực phẩm có thành phần sữa động vật và những sản phẩm làm từ bơ sữa có thể thúc đẩy kết dính tiểu cầu và tăng cường các phản ứng viêm, khiến tình trạng đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều bơ sữa còn làm tăng hàm lượng mỡ máu, gây tăng huyết áp, tiểu đường Type 2.

5. Đồ ăn nhiều axit béo omega-6

Theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard, omega-6 chứa trong lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… tuy là chất béo không bão hòa nhưng vẫn sẽ dẫn đến tình trạng viêm ở khớp, làm tăng các cơn đau nhức do thoái hóa khớp.

6. Đồ ăn từ bột tinh chế

Những loại thực phẩm từ bột tinh chế như ngũ cốc đóng hộp, mỳ sợi, bánh mì,… có thể làm tăng tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp. Do đó, bạn cần hạn chế các món ăn này trong khẩu phần hàng ngày và có thể thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten để giảm viêm và hỗ trợ khả năng vận động.

7. Đồ đóng hộp, chế biến sẵn

Các loại thịt đóng hộp đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói,… có lượng đường, muối, sulfit và các chất bảo quản cao, có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong các loại thực phẩm chế biến cũng chứa nhiều chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe.

Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Các loại thịt chế biến sẵn chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa, làm tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng

Những điều cần lưu ý để phòng ngừa thoái hóa khớp

Phòng ngừa thoái hóa khớp đòi hỏi phải chú ý đến lối sống và các thói quen hàng ngày. Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đây là những điều cần thực hiện để giảm nguy cơ thoái hóa khớp:

  • Thường xuyên vận động thể chất như đi bộ, đạp xe, yoga hay bơi lội để tăng cường sự linh hoạt và mạnh mẽ của xương khớp.
  • Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp, tránh tình trạng thừa cân gây áp lực lên xương khớp và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
  • Hạn chế ngồi trong thời gian dài, nếu phải ngồi làm việc lâu, bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ sau mỗi 1 tiếng. Điều chỉnh tư thế ngồi và đứng đúng cách.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tiêu thụ cồn, vì chúng có thể gây viêm nhiễm và làm suy yếu xương khớp.
  • Tránh vận động mạnh và bê đỡ vật quá nặng gây tổn thương xương khớp.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề và tiến hành điều trị kịp thời.

Ngoài ra, một trong những phương pháp giúp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả là bổ sung những dưỡng chất từ thiên nhiên có trong viên uống JEX thế hệ mới để tăng hiệu quả bảo vệ xương khớp. Cụ thể:

  • Collagen Type 2 không biến tính: Được tinh chiết bằng công nghệ đặc biệt giúp giữ nguyên cấu trúc và đặc tính sinh học, khi vào cơ thể có tác dụng điều hòa miễn dịch qua cơ chế dung nạp qua đường uống, giúp tăng sản xuất chất chống viêm, bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp.
  • Collagen Peptide thủy phân: Dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn, giúp phục hồi tổn thương. Dưỡng chất có khả năng kích thích tăng sinh tế bào xương dưới sụn, tăng tổng hợp Collagen Type 2 và Aggrecan củng cố kết cấu sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Turmeric Root (Curcumin), Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng), Chondroitin Sulfate, Soy Lecithin Powder: Đây là những chất có khả năng ức chế các hoạt chất gây viêm như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6, Interferon gamma,…, giúp giảm đau và ngăn ngừa viêm khớp.

Bệnh thoái hóa cột sống kiêng ăn gì năm 2024

Phòng ngừa thoái hóa khớp cùng các tinh chất thiên nhiên trong viên uống JEX thế hệ mới – XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

Khi sử dụng viên uống JEX thế hệ mới đến từ Mỹ với các thành phần tinh chất thiên nhiên trên sẽ giúp hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm phản ứng viêm gây đau nhức và hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, phục hồi tổn thương ở khớp.

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì rồi đúng không? Để bảo vệ xương khớp toàn diện hơn, ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng cần thường xuyên luyện tập thể thao, thăm khám định kỳ và bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng làm chậm thoái hóa khớp từ bên trong bạn nhé! Chúc bạn luôn khỏe!

Các câu hỏi thường gặp về sức khỏe xương khớp

1. Bổ sung chất chống oxy hóa cho xương khớp thông qua những loại thực phẩm nào?

Người đang gặp các vấn đề về khớp nên bổ sung những chất chống oxy hóa thông qua chế độ dinh dưỡng để làm chậm quá trình thoái hóa và giảm viêm, giảm đau nhức hiệu quả như:

  • Vitamin C: Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của sụn khớp và giảm các triệu chứng viêm khớp, có nhiều trong cam, chanh, bưởi, đu đủ, dâu tây, kiwi, súp lơ, ớt chuông,…
  • Vitamin E: Bạn cần bổ sung 3 – 4mg vitamin E hằng ngày và loại vitamin này chứa nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt.
  • Beta Carotene: Đây là một chất chống oxy hóa mạnh có nhiều trong khoai lang, cà chua, măng tây, dưa lưới, lá bạc hà,…
  • Omega-3: Loại axit béo này chứa nhiều trong các loại cá béo, hàu, các loại hạt, dầu ô liu,… có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả.
  • Bioflavonoid: Đây là một chất chống oxy hóa và kháng viêm cao tương đương với thuốc kháng viêm Aspirin, có trong hành tây trắng, hành tây đỏ, cải xoăn, bông cải xanh, việt quất, nho đen, trà xanh,…

2. Bị viêm khớp, thoái hóa khớp hay bệnh gút thì có ăn thịt gà được không?

Nếu bạn bị viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút thì việc ăn thịt gà có thể giúp bổ sung protein và tăng cường sức mạnh cho cơ quanh khớp chứ không ảnh hưởng đến tình trạng khớp xương của bạn.

Tuy nhiên, khi ăn thịt gà, bạn nên chọn ăn phần thịt nạc ở ức và đùi, lọc bỏ da để hạn chế lượng chất béo. Lựa chọn thịt gà luộc hoặc hấp và sử dụng không quá 150mg mỗi ngày.

3. Ăn măng có bị thoái hóa khớp không?

Theo Tiến sĩ bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan – Phó Giám đốc Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, người bị viêm khớp và các bệnh về xương khớp khác nên hạn chế ăn măng bởi thành phần cyanide trong măng có thể chuyển hóa thành acid cyanhydric, hạn chế sự lưu thông oxy trong máu đến các khớp.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.