Cách xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc panadol

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Lê Trang _ Dược sĩ lâm sàng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hạn sử dụng của thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc đó. Cung cấp đầy đủ thông tin về hạn sử dụng của thuốc và công bố trên nhãn thuốc là yêu cầu của Luật Dược đối với mọi nhà sản xuất trước khi thuốc được đưa ra thị trường.

Hạn sử dụng của thuốc được ước tính dựa trên các kiểm định về độ ổn định hóa học, vật lý, vi sinh. Thông thường hạn sử dụng của thuốc là 2-5 năm tùy từng ngày sản xuất và tương ứng với điều kiện bảo quản được khuyến cáo.

>>> Vì sao thuốc phải có hạn sử dụng?

2.1 Hạn sử dụng trước khi mở nắp, mở lọ thuốc

Thông thường hạn sử dụng của thuốc thường được ghi trên nhãn thuốc với một số dấu hiệu/ thông tin như sau:

  • HSD [hạn sử dụng]
  • Không sử dụng sau ngày
  • Exp [Expiration]
  • Expiry date
  • Use by [dùng đến ngày]
  • Use before

Hạn sử dụng thường được ghi dưới dạng tháng/ năm, ví dụ hạn sử dụng tháng 12/2020 nghĩa là không nên sử dụng thuốc sau ngày 31/12/2020; nếu hạn sử dụng được ghi dưới dạng ngày, ví dụ 30/12/2020 tức là thuốc không nên sử dụng sau ngày 30/12/2020.

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần xem hạn sử dụng trước khi mở nắp

2.2 Hạn sử dụng sau khi mở nắp, mở lọ thuốc

Một số thuốc có thể cần chuyển dạng sử dụng hoặc thay đổi điều kiện bảo quản sau khi mở nắp ví dụ bột pha hỗn dịch uống, lọ thuốc chứa nhiều viên thuốc trần cần đặc biệt chú ý đến hạn dùng sau mở nắp và điều kiện bảo quản tương ứng.Ví dụ: Zitromax bột pha hỗn dịch uống: 24 tháng kể từ ngày sản xuất và 10 ngày sau khi mở nắp ở nhiệt độ phòng.

Thuốc quá hạn sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng đến lượng thuốc còn hiệu quả và nguy cơ độc tính do các thành phần trong thuốc có thể thay đổi và cũng không được bảo đảm của nhà sản xuất. Do đó không nên sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Nên đọc kỹ các hướng dẫn của nhà sản xuất về điều kiện bảo quản thuốc [nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng] để đảm bảo thuốc có độ ổn định và an toàn lâu nhất. Tuy nhiên cũng nên lưu ý một số thuốc cũng không nên tiếp tục sử dụng dù còn hạn sử dụng khi đã có dấu hiệu biến đổi [biến màu, chảy nước...].

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson [SJS], hội chứng hoại tử da nhiễm độc [TEN] hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính [AGEP].

Chứa paracetamol. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Dùng quá liều paracetamol có thể gây ra suy gan, điều này có thể cần đến việc ghép gan hoặc dẫn đến tử vong.

Trên các bệnh nhân đang bị các bệnh về gan, có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận.

Đã có báo cáo trường hợp rối loạn/suy giảm chức năng gan ở những bệnh nhân bị thiếu hụt glutathione như suy dinh dưỡng, biếng ăn trầm trọng, có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc người nghiện rượu mạn tính hoặc nhiễm trùng máu. Những bệnh nhân ở trạng thái thiếu hụt glutathione, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.

Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sỹ.

Tránh dùng quá nhiều caffeine [ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác] trong khi đang dùng thuốc này.

Để xa tầm tay trẻ em.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Phụ nữ mang thai

Không khuyến cáo dùng thuốc trong suốt thai kỳ.

Paracetamol Như việc sử dụng bất kỳ thuốc nào trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tìm tư vấn về y khoa trước khi dùng paracetamol. Nên cân nhắc liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian điều trị ngắn nhất.

Caffeine


Không khuyến nghị dùng caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.

Phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Paracetamol Paracetamol được bài tiết trong sữa mẹ nhưng không có dấu hiệu lâm sàng tại liều khuyến cáo.

Caffeine


Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC

Dữ liệu thu được từ quá trình lưu hành sản phẩm

Các tác dụng bất lợi dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng là khả năng hiếm khi xảy ra và số ít bệnh nhân. Các tác dụng bất lợi thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị/ghi nhãn và được đưa ra trong bảng dưới đây theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể MedDRA. Các phản ứng bất lợi được xác định trong quá trình lưu hành sản phẩm được báo cáo tự nguyện từ một quần thể với kích cỡ không xác định, tần suất các phản ứng này không rõ nhưng có thể rất hiếm [

Chủ Đề