Cạp đất mà ăn nghĩa là gì

Câu ví von này của một người mẫu áo tắm từng lan truyền như “thành ngữ” thú vị của cộng đồng mạng. Nhưng “thành ngữ” ấy không chỉ mang nghĩa bóng và dành riêng cho giới chân dài. Mà chuyện “cạp đất” đang diễn ra thực tế ở nhiều nơi, theo đúng nghĩa đen.

Hãy nhắc câu chuyện lạ ở Đồng bằng Sông Cửu Long trước.

Từ cuối tháng 2, báo chí không ngừng đưa tin về tình trạng hạn mặn khốc liệt khiến nông dân ở Bến Tre mang cả xe ủi ra... cào mặt ruộng, lấy lớp phù sa màu mỡ bán kiếm tiền, hoặc đổi lấy phân, thuốc. Đơn giản do biến đổi thời tiết, họ không thể trồng lúa vụ 3. Một cách kiếm tiền quá “đơn giản”. Nhưng đó là bài toán không dễ tìm lời giải. Nông dân xúc bán lớp phù sa bề mặt, sâu chừng 10 - 15cm thì có ngay tiền “tươi” [dù chỉ thu vài chục nghìn đồng cho mỗi khối đất], lại có thể hạ thấp mặt bằng do mực nước ngọt đang xuống thấp. Ngược lại, lượng phù sa do thượng nguồn Mê Kông bồi đắp kia đã bị phung phí, để đến vụ mùa sau phải tốn kém gấp 2 - 3 lần cho khoản phân bón mới bù đắp nổi; còn mặt ruộng thấp xuống thì... nước biển càng dễ xâm nhập. Đúng là lợi bất cập hại!

Ở Quảng Nam, dòng chảy sông suối biến đổi do sạt lở cũng là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng không thể không nói, khi nạn trộm cát ven bờ sông Thu Bồn chưa có dấu hiệu vãn hồi. UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn [số 610/UBND-KTN, ngày 11.2] yêu cầu thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và tập trung kiểm tra, đóng cửa các bến, bãi không đủ điều kiện cấp mới hoặc gia hạn. Sở TN-MT cũng đề xuất hình phạt bổ sung: Khai thác dưới 50m3 cát, sỏi lòng sông là đã có thể tịch thu phương tiện của “sa tặc”.

Nhu cầu sử dụng cát trong xây dựng là có thật. Hiện Quảng Nam có 33 giấy phép khai thác, tập trung ở sông Vu Gia - Thu Bồn [tổng diện tích gần 230ha]. Nhưng đó là khai thác công khai. Còn đội hình lén lút thì chỉ “thống kê” được qua các vụ truy bắt. Bờ sông sạt lở, nhiều bờ bãi màu mỡ mất tích, thậm chí nhiều làng mạc cũng trôi tuột theo dòng chảy... Không phải ngẫu nhiên mà đang có đến 4 bãi khai thác cát sỏi đang phải tạm dừng, vì vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân. Biết nói sao cho hết những hệ lụy?

“Sa tặc” hám lợi và bất chấp, đã đành. Nhưng để trộm được cát, họ cần những phương tiện lớn như ghe thuyền, máy hút, xe ben… chứ không phải những thứ bé tí, dễ ngụy trang như cây kim, sợi chỉ. Dù rằng có chiêu trò trộm cát ban đêm, cố ý neo thuyền ở vùng giáp ranh 2 địa phương để nếu bị cơ quan chức năng bên này phát hiện thì… dạt sang bên kia; nhưng nếu phối hợp chặt chẽ, “sa tặc” cũng không dễ có cơ hội.

“Phá sơn lâm, đâm hà bá”, người xưa từng cảnh giới về lối mưu sinh bất chấp. Giờ thì cách diễn đạt có thể dân dã hơn - “cạp đất mà ăn”, nhưng hậu quả thì vẫn vậy, vẫn đáng sợ.

Vừa qua tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tổ chức cuộc thi Duyên dáng sinh viên Kinh Tế - Miss UEH 2015. Trong đó có một phần thi ứng xử của một thí sinh tên Nguyễn Thị Thúy Anh chia sẻ về câu nói "Không tiền cạp đất mà ăn" nổi tiếng của Nữ hoàng nội y Ngọc Trinh một cách cực kỳ thông minh vả bản lĩnh và còn khiến khán giả lẫn ban giám khảo phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Toàn bộ phần thi ứng xử vô cùng xuất sắc của thí sinh Nguyễn Thị Thúy Anh.

Cụ thể phần thi ứng xử của Thúy Anh như sau:

Đầu tiên ban giám khảo Quang Hùng - Quán quân Next Top Model đưa ra câu hỏi: "Trong thời gian gần đây, có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng phát ngôn trên mạng xã hội về quan niệm tình yêu là cần phải có vật chất. Vậy theo quan điểm của em thì nhận định như thế nào về vấn đề này?"

Ở phần thi ứng xử này, mỗi thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị. Nhưng cô bạn này chỉ cần không quá 30 giây là đã bắt đầu phần trả lời của mình: "Tình yêu là một món quà thiêng liêng mà tất cả chúng ta đều mong muốn có được. Và có thể nói rằng, từ xưa đến nay tất cả chúng ta đều quan niệm rằng, tình yêu không phân biệt giàu nghèo, độ tuổi, hay bất cứ một rào cản nào. Thế nhưng, theo em nghĩ rằng tình yêu gắn liền với vật chất đó là một điều không sai. Bởi trong xã hội ngày nay, để có được một tiền tài, của cải, vật chất, đó không phải là điều dễ dàng, mà đó là sự cố gắng, sự nỗ lực vươn lên để có được sự thu nhập ổn định, có được tiền bạc ổn định, chính vì vậy, đó là nền tảng vững chắc để có thể xây đắp tình yêu".

Quá trình ăn uống của con người thực ra là đưa các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết vào trong cơ thể, chính vì thế để biết đất có ăn được hay không, bước đầu tiên ta cần khám phá thành phần của đất, xem nó chứa những chất gì.

Đất chia ra làm ba loại chính là đất sét, đất thịt và đất cát với các yếu tố cơ bản là cát, limon và sét. Tùy theo khu vực địa lí cũng như cấu tạo đất khác nhau mà trong đó có chứa thêm các khoáng chất vi lượng, nước, không khí…

Dưới góc nhìn khoa học, bản thân cơ thể con người không chỉ cần có chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin có trong thức ăn mà còn luôn cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, magiê, canxi… Dù xuất hiện ít nhưng chúng lại vô cùng cần thiết cho sự chuyển hóa và phát triển toàn diện con người. Chúng có trong các thực phẩm như rau, cá và đương nhiên là cả trong... đất nữa.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh đất là một trong các vị thuốc cổ xưa nhất trên thế giới cho tới hiện nay.

Sẽ đơn giản hơn nếu hiểu nôm na thế này: Các loại rau, cây củ, một số loài vật nhiều khoáng chất ăn thường ngày, chúng sống nhờ có đất. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Vì vậy, các nguyên tố muối khoáng này thực chất từ đất mà ra. Thế nên, đất hoàn toàn có thể ăn được. Đi sâu hơn một chút, các nhà khoa học cũng đã chứng minh đất là một trong các vị thuốc cổ xưa nhất trên thế giới cho tới hiện nay. Trong y học, một số loại đất tinh chế như bican, alusi… còn được dùng để trị bệnh.

Chính khả năng trao đổi ion trong môi trường cơ thể khiến đất có thể hấp thụ các chất độc mà cơ thể tiết ra khi bị bệnh. Khả năng ăn loại thức ăn dị thường này còn được bắt gặp ở các loài vật thuộc họ linh trưởng giống con người: giống khỉ Gorila ở Ruwanda thích ăn đất sét cao lanh, còn hắc tinh tinh lại “khoái khẩu” xơi đất ụ mối. Ở núi Elgun trên biên giới Kenya - Uganda có mỏ calcite - zeolit là khoáng vật được voi châu Phi vô cùng ưa chuộng.

Trên thực tế nghiên cứu, người ta cũng đã tìm ra rất nhiều phong tục “cạp đất mà ăn” ở nhiều nơi trên Trái đất: trải dài từ châu Á, đến châu Phi, thậm chí lan sang cả quốc gia phát triển ở châu Âu như Đức. Đất lấy đâu ra thứ ma lực kì quái hấp dẫn tới vậy?

Người ta cũng đã tìm ra phong tục “cạp đất mà ăn” ở nhiều nơi trên Trái đất.

Ở Việt Nam, tại thị trấn Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, rất nhiều người dân ở đây mê ăn đất. Họ đào đất, mang về nhà, chế biến và ăn; thậm chí mang theo trong người để thỉnh thoảng mang ra nhấm nháp. Có những người kiếm sống, kinh doanh buôn bán “món ăn đất” đắt như tôm tươi. Có thể kể tới như cụ Nguyễn Thị Lạc, năm nay đã 88 tuổi, người hàng ngày và thường xuyên ăn sống đất hay anh Tạ Đình Bảng, một nông dân chế biến đất để bán cho bà con ăn ở xóm gần đó.

Đất ăn ở đây người ta chọn loại đất sét có màu xám, trắng, vàng hoặc xanh, đem cắt thành miếng vừa miệng, đem cạo bỏ tạp chất, hun khói trên phên tre nứa với một số nguyên liệu đồng quê khác tạo thành món “ngói” ăn rất mát, được ví “ngon như kẹo”. Nhiều người còn tâm sự, nếu không ăn đất hàng ngày thì thấy trong người cứ làm sao ấy.

Một cụ già đang ăn "ngói".

Cụ ông đang chế biến đất thành món "ngói".

Và "ngói" thành phẩm.

Lý giải cho tục ăn đất kì quặc trên, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản đưa ra một số giả thuyết sau: có thể đó là phong tục từ thời cổ xưa, thuở các vua Hùng dựng nước “việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu”, hay phải chăng là vì trong đất đặc biệt này chứa nhiều vi chất cần thiết, hoặc giả đơn thuần ăn đất chỉ để tạo cảm giác no trong thời kì đói kém, giải tỏa căng thẳng thần kinh, tâm lý… Hầu hết những người nghiện đất ở đây thuộc tầm trung niên cho tới già khoảng 60 - 70 tuổi.

Ghi nhận một trường hợp khác là hiện tượng các bà bầu khi thai nghén thèm ăn đất. Thời kì thai nghén với phụ nữ là giai đoạn vô cùng khó khăn về tinh thần và thể trạng. Họ thích ăn đồ chua và khoái những thứ trái khoáy, trong đó có đất. Một số bà bầu tâm sự, nếu hàng ngày không ăn đất thì tay chân sẽ rệu rã, tinh thần mỏi mệt… Bạn có tin nổi không? Tại Anh, hơn 3.000 bà mẹ sau này đã thú nhận mình từng ăn gạch, đất vì quá “thèm” khi thai nghén. Thậm chí, ở đây, người ta còn phải nhập khẩu một loại đất từ Bengal, Ấn Độ, chế biến thành thỏi “Sikor” bán cho phụ nữ và trẻ em.

Rất nhiều bà mẹ sau này đã thú nhận mình từng ăn gạch, đất vì quá “thèm” khi thai nghén.

Còn theo số liệu điều tra tại Kenya, trong 285 học sinh thì có tới 73% các em nghiện ăn đất, tỷ lệ đó ở phụ nữ mang thai là 56%. Thậm chí một quốc gia phát triển như nước Đức, trong các cửa hàng thuốc cũng có thể bắt gặp những nơi có bán đất chữa bệnh. Người ta gọi đó là “Healing Soil”. Ứng dụng trên có nguồn gốc từ một số loại đất tinh chế như alusi, bican chữa được bệnh dạ dày, hay đất sét xanh của Pháp có đặc tính kháng khuẩn cho bệnh nhiễm trùng da nặng…

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, các nhà khoa học cũng lên tiếng cảnh báo về tình trạng “ăn đất”. Đó là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp bởi trong đất, bên cạnh các kim loại tốt như sắt, canxi, kẽm… thì không hề thiếu các chất độc hại như chì, cadimi, asen, thủy ngân…

Đó là chưa kể việc ăn đất thường xuyên còn nhanh chóng làm mòn răng. Càng nguy hiểm hơn khi tình trạng ô nhiễm nguồn đất bởi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp không còn là chuyện hiếm. Ăn đất vào nếu không cẩn thận, ta còn trực tiếp đưa các vi khuẩn xấu từ ngoài môi trường vào cơ thể một cách dễ dàng. Thêm nữa, vị của đất thực ra rất nhạt nhẽo, không ngon như chúng ta nghĩ mà tất cả chỉ là bị cảm giác đánh lừa.

Do đó, thay vì việc ăn đất, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng bằng cách ăn thực phẩm phù hợp, chỉ ăn những loại đất có tác dụng thật sự chữa bệnh và được kiểm nghiệm bởi khoa học chân chính.

Ăn đất vào nếu không cẩn thận, ta còn trực tiếp đưa các vi khuẩn xấu từ ngoài môi trường vào cơ thể một cách dễ dàng.

Tạm kết lại, nếu ai muốn "cạp đất mà ăn" thì cần có đủ trí thông minh và sự dũng cảm để có thể nhận biết, chọn lựa được loại đất không độc, phù hợp với khẩu vị của bản thân. Còn nếu không, xin "đừng đùa với ninja rùa" kẻo lại chuốc họa vào thân.

Theo Kênh 14

Video liên quan

Chủ Đề