Cây khoai lang thường trồng bằng phương pháp nào

Câu 4: Trang 88 - sgk Sinh học 6

Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bẳng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?


Câu 4: 

  • Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo.
  • Người ta trồng khoai lang bằng dây: sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, người ta chọn những dây bánh tẻ (không già và không non), cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã được chuẩn bị trước.
  • Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.


Trắc nghiệm sinh học 6 bài 26: Sinh sản sinh dưỡng

Từ khóa tìm kiếm Google: bảo quản củ khoai lang, trồng khoai lang bằng gì, tại sao không trồng khoai lang bằng củ, câu 4 bài 26 sinh học 6

Thực tiễn sản xuất từ trước đến nay trong nghề trồng khoai lang ở nước ta đã có nhiều cách trồng khác nhau xuất phát từ tính chất đất đai, thời vụ, chất lượng dây giống và tập quán của từng vùng mà mỗi địa phương đã áp dụng những phương pháp trồng khác nhau. Những phương pháp trồng đó là: Trồng nằm ngang luống, trồng dây kiểu móc câu, trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng dây kiểu áp tường, trồng dây phẳng dọc luống.v.v...

Mỗi một cách trồng đều có những ưu và nhược điểm, song hiện nay trong sản xuất hai phương pháp được phổ biến rộng rãi là: Trồng dây phẳng dọc luống và trồng dây áp tường.

1. Làm đất trồng khoai lang

Khoai lang là cây trồng không kén đất, trồng trên bất cứ loại đất nào (đồi núi, cát ven biển, bạc màu, đất thịt, đất cát pha...) cũng đều cho thu hoạch.

Kỹ thuật làm đất cho khoai lang cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

* Làm đất sâu: Có tác dụng để làm được luống cao, to, tạo điều kiện cho rễ và củ phát triển thuận lợi.

* Làm đất tơi xốp: Đất tơi xốp là một yêu cầu cần thiết đảm bảo đầy đủ oxy cho rễ con phát triển đồng thời giúp cho củ phình to nhanh, không bị cong queo.

* Đảm bảo giữ màu, giữ nước và chủ động thoát nước tốt.

Tuy vậy việc làm đất cũng phải tùy thuộc vào từng loại đất, thời vụ trồng mà có biện pháp kỹ thuật làm đất thích hợp

Ví dụ: Vụ Đông Xuân trên các loại chân đất thịt, đất vàn, kỹ thuật làm đất chủ yếu là làm ải. Nhưng việc làm ải trong vụ Đông Xuân cũng cần lưu ý đảm bảo đủ độ ẩm trong đất khi trồng. Vì vậy sau khi cày ải xong, 2 - 3 ngày sau cần phải bừa ải ngay để giữ ẩm cho đất.

Vụ Đông do ảnh hưởng của những trận mưa cuối mùa vì vậy gặt lúa mùa xong, đất còn ướt nhưng phải tiến hành làm đất ngay để đảm bảo thời vụ trồng. Trong điều kiện đó phải áp dụng biện pháp kỹ thuật làm đất ướt. Sau khi cày đất lên luống, trên mỗi luống cần cho thêm một ít đất bột để giảm bớt độ ẩm đất trước khi đặt dây trồng. Sau trồng khoảng trên dưới một tháng, khi thời tiết chuyển sang khô hanh, đất trong luống khô dần phải tiến hành làm đất lại, làm đất nhỏ và vun luống lên hoàn chỉnh.

Trên các chân đất cát (đặc biệt là đất cát ven biển) sau khi gặt lúa mùa phải tiến hành cày lên luống ngay để đảm bảo đủ độ ẩm khi trồng mà không được làm đất ải.

2. Lên luống trồng khoai lang

Lên luống cho cây khoai lang nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận dưới mặt đất phát triển nhất là củ. Lên luống cần chú ý tới 2 mặt: Kích thước luống và hướng luống.

Luống rộng hay hẹp, cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện đất đai, giống, thời vụ, mật độ, khoảng cách trồng v.v...

Thông thường trên các loại đất xấu, đất khó thoát nước, giống dài ngày, thời vụ có thời gian sinh trưởng dài, mật độ khoảng cách trồng thưa, kích thước luống phải rộng và luống phải cao. Một yêu cầu cơ bản của kỹ thuật lên luống khoai lang là phải nở sườn (không lên luống hình tam giác).

Trong sản xuất hiện nay kích thước luống thường dao động từ 1 - 1,2m chiều rộng và 30 - 45 cm chiều cao.

Tùy thuộc vào kích thước của ruộng trồng mà xác định, nhưng nói chung theo hướng đông tây là thích hợp nhất. Theo hướng này có hai điều lợi:

- Thời gian đầu không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm lật ngược dây.

- Vào giai đoạn cuối, thân lá đã giảm xuống, củ lớn nhanh không bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng góc vào sườn luống làm nhiệt độ trong luống khoai tăng lên có thể là điều kiện thuận lợi cho bọ hà phá hoại củ phát triển.

3. Phương pháp trồng dây khoai lang phẳng dọc luống

Phương pháp này áp dụng cho các ruộng đã được lên luống hoàn chỉnh.

- Hầu hết các mắt đốt trên thân được nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phân hoá hình thành củ. Do đó số lượng củ trên 1 dây sẽ tăng lên.

- Củ được phân bố đều trong luống tạo điều kiện thuận lợi cho củ phát triển.

- Thân lá phát triển đều ở cả hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá hợp lý nâng cao được hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quang hợp thuần của khoai lang.

- Tiến hành các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, tưới nước, bón phân thúc, vun luống... được dễ dàng.

- Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp nên thường tốn nhiều công, giá thành chi phí cao.

- Tỷ lệ dây chết cao (bởi phải trồng nông) nhất là trong những thời vụ khi trồng gặp rét (vụ Đông Xuân). Để khắc phục nhược điểm này khi trồng cần chú ý sau khi lấp đất cần ấn chặt cổ dây.

4. Phương pháp trồng dây khoai lang áp tường

Luống chỉ cần lên một bên sườn, đặt dây nghiêng dựa vào sườn luống đó, xong lên nốt sườn luống còn lại để lấp dây.

- Kỹ thuật trồng đơn giản, trồng nhanh, đỡ tốn công.

- Dây được trồng sâu nên tỷ lệ dây chết rất thấp.

- Số lượng mắt đốt ra củ nằm sâu, ở vị trí không thuận lợi nên số củ trên dây ít.

- Củ chỉ phát triển ở một bên sườn luống.

- Thân lá phát triển không đều ở cả hai bên sườn luống, kết cấu tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm hệ số sử dụng ánh sáng dẫn đến hiệu suất quang hợp thuần thấp.

- Không thuận lợi cho việc chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, bón phân, nhấc dây, tưới nước,...

Cây khoai lang thường trồng bằng phương pháp nào

1. Phẳng dọc luống; 2. Áp tường (nghiêng); 3. Đáy thuyền; 4. Móc câu; 5. Đứng

Các phương pháp đặt dây khoai lang

Nguồn: Giáo trình cây khoai lang - Trường đại học nông lâm Thái Nguyên

Cây khoai lang thường trồng bằng phương pháp nào
Trồng cây khoai lang bằng cách nào vì sao

Câu 1. Cây khoai lang, mía, sắn thường được trồng bằng phương pháp nào?

A. Dâm cành

C. Trồng bằng củ

B. Trồng bằng hạt

D. Bằng cây con

Câu 2. Phương pháp chiết cành, ghép cành (ghép mắt) thường áp dụng cho loại cây nào?

A. Cây dây leo: mướp, bầu bí…

C. Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn…

B. Cây ăn quả, cây cảnh…

D. Cây rau: rau cải, rau muống…

Câu 3. Loại phân nào sau đây được dùng để bón lót :

A. Lân B. Kali, đạm

C. Phân chuồng D. Lân và Phân chuồng

Câu 4. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần:

A. Đất cát, đất thịt, đất sét. B. Đất thịt, đất sét, đất cát

C. Đất sét, đất cát, đất thịt D. Đất sét, đất thịt, đất cát.

Câu 5. Căn cứ vào thời kì bón phân người ta chia ra:

A. Bón lót, bót thúc B. Bón lót, bón theo hàng

B. Bón theo hàng, theo hốc D. Bón vãi, bón thúc

Câu 6 Loại phân nào sau đây được dùng để bón thúc:

A. Phân lân B. Phân chuồng C. Phân Xanh D. Phân đạm

Những câu hỏi liên quan

Câu 1: Đâu là phương pháp chọn tạo giống cây trồng: A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành Câu 2: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào sau đây dễ thực hiện nhất ở địa phương em thường áp dụng? A. Phương pháp lai B. Phương pháp gây đột biến C. Phương pháp nuôi cấy mô D. B và C Câu 3: Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến, chọn những dòng có lợi để làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp gây đột biến C. Phương pháp lai D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 5: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp lai C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 6: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 7: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường? A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học Câu 8: Nội dung của biện pháp canh tác thường dung ở địa phương em là? A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại Câu 9: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Ở giai đoạn phát triển nào của châu chấu là phá hại nhất? A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng Câu 11: Cơ thể châu cháu chia làm mấy phần? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 12: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do? A. Vi sinh vật gây hại. B. Điều kiện sống bất lợi. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. MONG MNG GIÚP DÙM MÌNH Ạ,CHO MÌNH CAMON TRƯỚC NHA:33