Cây mã de có tác dụng như thế nào

Cây mã đề là loại cây thuốc dân gian phổ biến, thường mọc dại ở các vùng làng quê Việt Nam và được nhiều người đun nước uống. Vậy, cây mã đề nấu nước uống có tác dụng gì?

Tổng quan về cây mã đề

Mã đề mọc hoang khắp nơi, là loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, cán dài, xuất phát từ kẽ lá.

Hoa đều, lưỡng tính, với 4 đài, xếp chéo, hơi đính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Để làm thuốc, nhiều người dùng hạt của cây mã đề, phơi hoặc sấy khô, tên thuốc là xa tiền tử.

Mã đề có vị ngọt, tính lạnh. Tác dụng chính của loại cây này là chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác đôi khi lại gây nhức mắt, hoặc có triệu chứng đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, gây lợi tiểu, hoặc làm cho thanh phế hóa đàm…

Bộ phận dùng làm thuốc là hạt mã đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử; toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo; lá cây để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây mã de có tác dụng như thế nào

Cây mã đề nấu nước uống có tác dụng gì?

Cây mã đề nấu nước uống có tác dụng gì?

Theo thông tin trên Báo Sức khỏe & Đời sống, lá mã đề có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học có lợi đối với cơ thể. Mỗi 100g lá mã đề có 4g protein; 1g chất béo; 5,85mg carotene; 0,09mg vitamin B1; 0,25mg vitamin B2; 23mg vitamin C; 309mg canxi; 175mg phospho; 23,3mg sắt. Cháo gạo tẻ, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu và làm sáng mắt. Canh lá mã đề có tác dụng chữa tiểu ra máu, niệu đạo đau buốt.

Theo Đông y, cây mã đề tính hàn, vị ngọt, không độc, lợi về kinh can, thận và tiểu trường. Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật. Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, trừ đờm, giảm ho, cầm tiêu chảy, sáng mắt và bổ dưỡng cơ thể. Liều dùng: 10-16g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Tuy cây mã đề tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyên không sử dụng cây mã đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát, do mã đề có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Phụ nữ đang trong thời thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu được các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng nước mã đề, nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến sảy thai. Chuyên gia khuyên tuyệt đối không sử dụng nước mã đề với các đối tượng thận yếu hay suy thận mạn tính.

Để đảm bảo sức khỏe, theo chuyên gia, không tự ý dùng cây mã đề nấu nước uống khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.

ên khoa học là Plantago asiatia L. (Plantago major L. var. asiatica Decaisne), thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae).

Cỏ mã đề là một vị thuốc quý, có thể làm rau ăn.

1.Đặc điểm của cây mã đề

Mã đề mọc hoang khắp nơi, là một loại cỏ sống lâu năm thân ngắn lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, với 4 đài, xếp chéo, hơi đính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.

Để làm thuốc dùng hạt của cây mã đề, phơi hoặc sấy khô, tên thuốc là xa tiền tử.

Dùng toàn cây, bỏ rễ phơi hoặc sấy khô, tên thuốc là mã đề thảo. Lá mã đề dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, tên thuốc là mã đề.

2. Công dụng của cây mã đề

Lá mã đề: Có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học có lợi đối với cơ thể. Mỗi 100g lá mã đề có 4g protein; 1g chất béo; 5,85mg carotene; 0,09mg vitamin B1; 0,25mg vitamin B2; 23mg vitamin C; 309mg canxi; 175mg phospho; 23,3mg sắt. Cháo gạo tẻ, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu và làm sáng mắt. Canh lá mã đề có tác dụng chữa tiểu ra máu, niệu đạo đau buốt. Cháo mã đề rất thông dụng ở Trung Quốc.

Theo Đông y, cây mã đề tính hàn, vị ngọt, không độc, lợi về kinh can, thận và tiểu trường. Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật.

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, trừ đờm, giảm ho, cầm tiêu chảy, sáng mắt và bổ dưỡng cơ thể.

Liều dùng: 10-16g/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Cây mã de có tác dụng như thế nào

3. Bài thuốc từ cây mã đề

3.1 Thuốc lợi tiểu: Xa tiền tử (hạt mã đề) 10g, cam thảo 2g; nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 phần, uống trong ngày.

3.2 Trị viêm đường tiết niệu: Mã đề 20g, hoàng cầm 15g, bồ công anh 15g, kim tiền thảo 20g, chi tử (dành dành) 15g, ích mẫu thảo 15g, cỏ nhọ nồi 20g, rễ cỏ tranh 30g, cam thảo 6g. Sắc uống. Uống liền trong 7- 10 ngày.

4.3 Hỗ trợ điều trị viêm bể thận cấp tính: Mã đề tươi, cỏ bấc đèn tươi, rễ cỏ tranh tươi, mỗi vị 50g; tất cả rửa sạch, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 phần uống, uống liền trong 7 ngày.

3.4 Chữa sỏi bàng quang: Mã đề, kim tiền thảo, ngư tinh thảo (lá diếp cá), mỗi vị 30g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia 2 phần uống, uống liền trong 5 ngày.

3.5 Chữa tiểu ra máu: Mã đề tươi 50g, cỏ nhọ nồi tươi 50g, giã lấy nước cốt, chia thành 3 phần, uống trong ngày hoặc có thể đun nước uống.

3.6 Chữa ho có đờm: Xa tiền thảo (cây mã đề) 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml, sắc còn 150ml, chia 3 phần, uống trong ngày.

3.7 Chữa viêm phế quản: Mã đề tươi 150g, mướp non 5 quả; cắt nhỏ, sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 3 phần uống, uống liền trong 5 ngày.

3.8 Hạ huyết áp: Mã đề tươi 30g, ích mẫu thảo 12g, hạ khô thảo 20g, hạt muồng (sao đen) 12g, sắc uống trong ngày.

3.9 Chữa rụng tóc: Mã đề, rửa sạch, phơi khô, đốt thành than trộn với dấm, ngâm trong 1 tuần, rồi bôi lên chỗ tóc rụng.

3.10 Chữa phù thũng: Mã đề tươi 30g, đại phúc bì 15g, phục linh bì 20g, đông qua bì (vỏ bí xanh) 20g. Sắc uống thay trà, uống trong ngày.

3.11 Chữa chảy máu cam: Mã đề 30g, rễ cỏ tranh 30g, chi tử 10g, ngó sen 15g; sắc uống, ngày 1 thang.

3.12 Chữa đau mắt đỏ: Mã đề tươi 15g, lá dâu 20g, kinh giới 15g, cúc hoa 10g; sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 phần uống, uống liền trong 5 ngày.

3.13 Chữa lỵ cấp tính và mạn tính: Mã đề tươi 30 g, rau sam tươi 30 g. sắc uống trong ngày, uống thay trà.

3.14 Trị viêm gan cấp tính: Mã đề, hạ khô thảo, mỗi vị 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 16g, đẳng sâm 12g, sắc uống ngày một thang.

3.15 Trị viêm gan mạn tính: Mã đề, phục linh, trạch tả, bạch truật, mỗi vị 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g. Sắc uống, ngày một thang.