Chân ga xe ô tô bên nào

Kỹ năng cơ bản nhưng cần phải thực hiện chuẩn xác để tránh trường hợp đạp nhầm chân ga trong những tình huống khẩn cấp quan trọng.

1. Kỹ năng để chân ga thế nào cho đúng? 

Chân ga xe ô tô bên nào

Luôn để gót chân dưới bàn đạp phanh.

Xe số tự động không có chân côn nên tài xế tuyệt đối không sử dụng. Đồng thời chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga. Cách đúng là đạp chân phanh và chân ga cùng bằng chân phải (áp dụng đối với các xe thông thường). Đây là kỹ năng cơ bản nhất các bác tài cần biết.

Vì vậy ngay từ lúc học lái xe phải tập thói quen luôn để gót chân phải trên sàn xe. Bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay gót chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga.

Rất nhiều người thường nhầm lẫn chân ga xe ô tô và chân phanh. Cũng vì sự nhầm lẫn này mà dẫn tới nhiều vụ tai nạn.

Để tránh những tai nạn không đáng có, người điều khiển xe ô tô cần nắm rõ được chức năng chân ga ô tô từ đó có thể lái xe một cách an toàn.

Cùng DPRO tìm hiểu những điều cần biết về chân ga xe ô tô qua bài viết dưới đây

Mục lục nội dung bài viết

  • Chức năng cả chân ga xe ô tô
  • Nguyên nhân khiến chủ xe hay đạp nhầm chân ga xe ô tô với chân phanh
    • Mẹo chống nhầm chân ga với chân phanh

Chức năng cả chân ga xe ô tô

Chân ga ô tô là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Chân ga xe ô tô nằm ở phía bên trong cùng bên phải, cạnh bàn đạp phanh. Muốn điều khiển bàn đạp ga. Người điều khiển xe sử dụng chân phải để tác động lực vào chân ga.

Bàn đạp ga có tác dụng kiểm soát lượng nhiên liệu được bơm vào bên trong động cơ nhiều hay ít.

Chân ga xe ô tô bên nào
Chân ga và chân phanh xe ô tô

Khi người điều khiển nhấn mạnh chân ga, nhiên liệu được bơm vào nhiều hơn. Từ đó mà xe chạy nhanh hơn. Và ngược lại nếu chỉ rà nhẹ chân ga, xe sẽ đi chậm hơn do lượng nhiên liệu bơm vào động cơ ít hơn.

Trên bàn đạp ga có gắn cảm biến nên phản ứng rất nhanh dù lực tác động có mạnh hay ít lên chân ga thì vẫn sẽ cảm nhận được.

Nguyên nhân khiến chủ xe hay đạp nhầm chân ga xe ô tô với chân phanh

Người điều khiển xe ô tô hay bị nhầm lẫn giữa việc phải đạp chân ga xe ô tô với việc đạp chân phanh ô tô. Nhất là đối với những người mới lái xe thì việc này càng trở nên khó xử lý hơn. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến việc nhầm lẫn này.

  • Tâm lí

Đây là một chướng ngại tâm lí chưa quen, hoặc do kinh nghiệm lái xe chưa nhiều nên việc nhầm lẫn này hay gặp được ở những người mới lái ô tô hay là chưa thành thạo. Nhiều tình huống bất ngờ cần đạp chân phanh xe ô tô thì người lái lại đạp chân ga dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

  • Tư thế ngồi

Chân ga xe ô tô bên nào
Ngồi sai tư thế khi lái xe

Với xe số tự động thì tư thế ngồi ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có đạp nhầm chân hay không. Tư thế ngồi còn ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn khi điều khiển. Và lâu dần có thể ảnh hưởng đến xương khớp của bạn.

  • Cách đặt chân sai

Chân ga xe ô tô bên nào
Đặt sai chân ga xe ô tô

Nhiều người mới sử dụng hay đặt chân tùy ý mà không theo tiêu chuẩn đã đề ra. Nhất là với xe số tự động. Nếu ta sử dụng cả 2 chân khi điều khiển xe thì thật là nguy hiểm. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bạn hãy trang bị thêm cho chiếc xe của mình những chiếc thảm ô tô 6D để tránh tình trạng trơn, trượt và giúp chiếc xe của mình luôn được sạch sẽ. Tham khảo ngay dịch vụ LẮP THẢM SÀN Ô TÔ 6D CỦA DPRO TẠI ĐÂY

Mẹo chống nhầm chân ga với chân phanh

Để khắc phục tình trạng nhầm lẫn giữa chân ga xe ô tô và chân phanh xe ô tô. Thì dưới đây là một số mẹo mà người điều khiển xe có thể áp dụng. Để tránh sự nhầm lẫn giữa hai bộ phận này khi lái xe.

  • Để gót chân phía bên chân phanh

Chỉ cho phép sử dụng bàn chân phải để điều khiển bàn đạp ga và phanh của xe. ​Ngay từ khi học lái . Ta phải tập thành thói quen luôn để gót chân phải trên sàn xe. Bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay mũi bàn chân qua phải.

Chân ga xe ô tô bên nào
Đặt gót chân bên phía chân phanh

Chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga. Không được để gót chân bên phải sang phía bàn đạp ga. Vì khi gặp những tình huống bất giờ, chúng ta có thể sẽ phản xạ sai lầm đạp nhầm chân ga của xe.

  • Đi giày nhẹ, đế mỏng

Chân ga xe ô tô bên nào
Không đi giầy cao gót khi lái xe

Giày, dép ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều khiển 2 bàn đạp khi lái xe. Tuyệt đối không sử dụng giày cao gót khi lái. :Vì bàn đạp ga sẽ rất dễ bị kẹt và hơn hết là việc điều khiển sẽ cực kì khó. Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quai hậu (sandal) khi điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen đi bốt hay giày cao gót thì nên để một đôi dép hoặc giày sẵn ở trong xe

  • Tập trung khi lái xe

Đây là điều hiển nhiên mà chúng ta phải tuân thủ khi sử dụng xe. Bạn luôn phải giữ tỉnh táo trong suốt hành trình của mình, tránh sử dụng điện thoại hay tán gẫu,.. Làm phân tâm khi lái xe. Một vài giây bất cẩn có thể sẽ để lại hậu quả mà ta không lường đến được.

>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết kinh nghiệm lái xe số sàn của DPRO TẠI ĐÂY

  • Tập luyện lái xe nhuần nhuyễn

Chân ga xe ô tô bên nào
Học lái xe ô tô kỹ càng

Trước khi lái xe ô tô bạn nên tập luyện lái xe một cách kỹ càng. Để có thể sử dụng chân ga xe ô tô cũng như xử lý các trường hợp khi lái xe một cách đúng đắn nhất.

Việc tập luyện lái xe kỹ càng cũng giúp cho bạn tự tin hơn khi lái xe. Tạo tâm lý thoải mái từ đó bạn có thể điều khiển xe. Của mình một cách dễ dàng và an toàn hơn.

Trên đây là những chia sẻ của DPRO về việc sử dụng chân ga xe ô tô một cách đúng đắn. Mong rằng nó sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn lái xe an toàn.