Chất lượng cuộc sống ở nước ta đã có những thay đổi như thế nào

Chất lượng cuộc sống của dân cư Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [184.15 KB, 14 trang ]

Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014


Môn: Địa

Më ®Çu

I. Lí do lựa chọn chuyên đề
Vấn đề chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là
nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, là vấn
đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm.
Trong chương trình Địa lí Việt Nam lớp 12, Chất lượng cuộc sống là một
trong những nội dung quan trọng nằm trong phần Địa lí dân cư. Tuy nhiên,
trong phạm vi một tiết học, những đặc điểm về chất lượng cuộc sống ở Việt
Nam chưa thể được tái hiện một cách cụ thể, chi tiết.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn chuyên đề “Chất lượng cuộc sống
của Việt Nam” nhằm truyền tải đến cho các em học sinh những nội dung chi
tiết, cụ thể, sâu sắc hơn về bức tranh chất lượng cuộc sống ở nước ta.
II. Đối tượng, thời gian
1. Đối tượng
Đối tượng hướng tới của chuyên đề bồi dưỡng này là học sinh chuyên
Địa lí, học sinh giỏi môn Địa lí các cấp ở trường trung học phổ thông và học
sinh ôn thi Đại học môn Địa lí.
2. Thời gian
Chuyên đề “Chất lượng cuộc sống ở Việt Nam” được giảng dạy trong
thời lượng 90 phút.
III. Giới hạn, mục đích của chuyên đề
1. Phạm vi giới hạn

THPT Chuyên Hùng Vương



Trang 1


Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014


Môn: Địa

Phạm vi nội dung kiến thức khi giảng dạy chuyên đề này là đặc điểm chất
lượng cuộc sống ở Việt Nam thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
cuộc sống: Thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo, giáo dục
văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, chất lượng cuộc sống ở Việt
Nam được đánh giá tổng quát qua xếp hạng Chỉ số phát triển con người
[HDI].
2. Mục đích
- Về kiến thức: Thông qua chuyên đề, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ bản
chất đánh giá chất lượng cuộc sống, thấy được đặc điểm tình hình chất lượng
cuộc sống ở Việt Nam.
- Về kĩ năng: Thông qua các số liệu chi tiết về chất lượng cuộc sống, học
sinh được rèn luyện các kĩ năng về đọc và phân tích bảng số liệu, rút ra các
nhận xét quan trọng và cần thiết.

THPT Chuyên Hùng Vương

Trang 2


Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014



Môn: Địa

Néi dung chÝnh

Phần 1: Kiến thức cơ bản
I. Đặc điểm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
Con người đã thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển, với phương
châm hành động “phát triển vì con người”. Việc nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân về thể chất và trí tuệ, tinh thần và vật chất là đích phấn
đấu của mỗi quốc gia. Các thước đo chất lượng cuộc sống con người đó
chính là thu nhập bình quân đầu người; giải quyết vấn đề xoá đói giảm
nghèo, lao động việc làm và thất nghiệp; những tiến bộ về y tế, giáo dục và
phúc lợi xã hội khác.
1. Thu nhập bình quân đầu người
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã thu được
những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Nhờ duy
trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình mỗi năm tổng sản
phẩm trong nước tăng khoảng 7,5% nên đời sống vật chất và tinh thần của
phần lớn dân cư đã từng bước được ổn định và cải thiện. GDP bình quân đầu
người mỗi năm tăng khoảng 6%.
Như vậy trong vòng 15 năm, từ 1991 đến 2005, tổng GDP tăng 11 lần, còn
GDP bình quân đầu người tăng 8,8 lần. GDP/người tính theo USD thực tế cũng
tăng từ 220 USD/người năm 1991 lên 289 USD/người năm 1995, 402
USD/người năm 2000, 638 USD/người năm 2005, đạt khoảng 720
USD/người năm 2006 và 830 USD/người năm 2007. Với mức thu nhập 638
USD/người năm 2005, nước ta xếp thứ 131, còn nếu xếp theo tỉ giá sức mua
tương đương [PPP] thì với 3010 USD/người nước ta đứng thứ 118 trên tổng
số 181 nước. Điều này đã chứng tỏ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã
hướng vào sự phát triển xã hội, vào sự phát triển con người.



THPT Chuyên Hùng Vương

Trang 3


Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014


Môn: Địa

Song do mức tăng trưởng giữa các vùng khác nhau nên mức chênh lệch
giữa các vùng về GDP/người khá lớn. Vùng cao nhất là Đông Nam Bộ,
GDP/người gấp 2,5 lần mức trung bình của toàn quốc và gấp 5,4 lần vùng
thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc. Còn GDP/người của toàn vùng
Trung du và miền núi phía Bắc chỉ bằng 0,45 lần mức trung bình của cả
nước. Các vùng khác cũng có GDP/người thấp hơn mức trung bình của cả
nước: vùng Duyên hải miền Trung chỉ bằng 0,60 lần, vùng Tây Nguyên 0,66
lần, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 0,86 lần và vùng Đồng bằng sông Hồng
0,9 lần.
Xu thế chung ở Việt Nam về thu nhập của dân cư trên phạm vi cả nước
và theo các vùng lãnh thổ là tăng đều qua các năm, song đã hình thành khá rõ
những nhóm vùng với các mức thu nhập khác nhau.
Khoảng cách về thu nhập giữa vùng có mức thu nhập thấp nhất [Tây Bắc]
và vùng có mức thu nhập cao nhất [Đông Nam Bộ] ngày càng lớn: 2,1 lần
năm 1995, 2,5 lần năm 1999 lên 3,1 lần năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là
do chính sách điều tiết ngân sách giữa các tỉnh, chính sách hỗ trợ phát triển
vùng và chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước đối với các vùng kém phát
triển thực hiện chưa hợp lí và hiệu quả.
THU NHẬP VÀ CHÊNH LỆCH VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU


NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG [theo giá thực tế]
Các vùng

Thu nhập bình quân

Chênh lệch của từng

đầu người

vùng so với cả nước

[triệu đồng]

[lần]

1995

THPT Chuyên Hùng Vương

1999

2005

1995

1999

2005

Trang 4




Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014


Môn: Địa

Cả nước

2,47

3,54

5,50

1,00

1,00

1,00

Đồng bằng sông Hồng

2,41

3,36

6,30

0,97



0,95

1,14

Đông Bắc

1,93

2,52

4,60

0,78

0,71

0,83

Tây Bắc

1,93

2,52

3,20

0,78

0,71



0,58

Bắc Trung Bộ

1,92

2,55

3,80

0,78

0,72

0,69

Duyên hải Nam Trung Bộ

2,11

3,03

5,00

0,85

0,86

0,90



Tây Nguyên

2,89

4,14

4,70

1,17

1,17

0,85

Đông Nam Bộ

4,07

6,33

10,00

1,64

1,79

1,82

Đồng bằng sông Cửu Long



2,66

4,10

5,70

1,08

1,16

1,04

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2005
2. Xoá đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo đã trở thành Chương trình Quốc gia và được coi là
một trong những thành công lớn nhất của quá trình phát triển xã hội ở Việt
Nam từ đầu thập niên 1990 đến nay. Tại hội nghị Thượng đỉnh Thế giới năm
2005 tại Niu Ioóc, UNDP đã đánh giá Việt Nam là một trong những nước
điển hình trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ về xoá đói giảm nghèo.
– Tính theo tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ dân số sống dưới mức 1 USD/ngày
và 2 USD/ngày [tính theo PPP] đã giảm nhanh, từ 50,8% và 87% năm 1990
xuống còn 10,6% và 53,4% năm 2004. Chính sự gia tăng thu nhập một cách
khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho
cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ. Còn
theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình [tính theo tiêu chuẩn quốc tế], tỉ lệ
THPT Chuyên Hùng Vương

Trang 5



Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014


Môn: Địa

nghèo đói đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 và 19,5%
năm 2004, tức là tỉ lệ người nghèo đã giảm 3 lần so với 11 năm trước đó.
Mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nhất
định nhưng vẫn chưa vững chắc. Nếu lấy chuẩn nghèo là ngưỡng thu nhập 2
USD/ngày thì tỉ lệ nghèo của Việt Nam đang ở mức cao [trên 53%]. Ngay cả
tỉ lệ 19,5% theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế mà nước ta thường áp dụng cũng
vẫn rất cao, cứ 5 người dân có 1 người nghèo.
– Nghèo theo tiêu chuẩn Việt Nam
Chuẩn nghèo là thước đo để xác định các hộ nghèo và tỉ lệ đói nghèo.
Nước ta đã lấy mức thu nhập đầu người/tháng làm tiêu chuẩn đánh giá đói
nghèo. Qua các giai đoạn phát triển kinh tế, do mức sống và mức đáp ứng
nhu cầu có nhiều thay đổi, nên chuẩn nghèo cũng có những thay đổi và như
vậy tỉ lệ hộ đói nghèo cũng có những đột biến ở thời điểm tính theo chuẩn
nghèo mới.
Như vậy, dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói khác nhau qua các
giai đoạn, tỉ lệ hộ nghèo của nước ta cũng thay đổi theo xu hướng giảm dần.
Giai đoạn 1992 – 1997, mặc dù có hai chuẩn nghèo áp dụng song sự chênh
lệch không lớn, nên không có tính đột biến, thành tựu xoá đói giảm nghèo rất
đáng kể. Trong 5 năm, tỉ lệ đói nghèo giảm 12,3%, bình quân mỗi năm giảm
gần 2,5% với 235,5 nghìn hộ/năm.
Giai đoạn 1998 – 2000, chuẩn nghèo có sự thay đổi nhưng không nhiều
về mặt lượng, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm tiếp tục tuy không lớn [5,7%] nhờ tác
động của công tác xóa đói giảm nghèo.


THPT Chuyên Hùng Vương

Trang 6


Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn năm học 2013 – 2014


Môn: Địa

Giai đoạn 2001 – 2004, tính theo chuẩn mới, cả nước giảm gần một nửa
số hộ nghèo và gần 9% tỉ lệ hộ đói nghèo trong vòng có 4 năm. Đây là giai
đoạn thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÓI
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Loại hộ

Đói

1992-

1995-

1995

1997

Nông


< 8 kg

thôn

gạo

Thành thị

< 13

< 13
kg gạo

1998-2000

2001-2004

2005-2010

< 13 kg gạo





[tương đương
45000đ]

kg
gạo


Nông

Chủ Đề