Tình hình sử dụng đất phèn đất mặn ở địa phương em hiện này như thế nào

2. Luyện tập Bài 10 Công Nghệ 10 

Sau khi học xong Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Nguyên nhân hình thành, đặc điểm tính chất của đất mặn và đất phèn
  • Biện pháp cải tạo, hướng sử dụng đất mặn và đất phèn

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6-15: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 35 SGK Công nghệ 10

Bài tập 2 trang 35 SGK Công nghệ 10

Bài tập 3 trang 35 SGK Công nghệ 10

3. Hỏi đáp Bài 10 Chương 1 Công Nghệ 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn đất phèn – Câu 3 trang 35 SGK Công nghệ 10. Nêu các biện pháp dùng để cải tạo đất mặn, đất phèn ở địa phương em [nếu có]

Nêu các biện pháp dùng để cải tạo đất mặn, đất phèn ở địa phương em [nếu có]

Quê em là vùng đất mặn và có các biện pháp cải tạo sau:

+ Đắp đê biển 

+ Xây dựng kênh, mương

Quảng cáo

+ Bón vôi, tháo nước ngọt để rửa mặn, bổ sung các chất hữu cơ…

_ Trồng cây ngập mặn

Áp dụng đúng các biện pháp cải tạo đất mặn, cải tạo đất phèn sẽ giúp mở rộng diện tích canh tác, nuôi trồng thủy sản và nâng cao sản lượng cây trồng cho bà con. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu các giải pháp đó là gì trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân hình thành và biện pháp cải tạo đất mặn

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất nhiễm mặn là gì?

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Loại đất này thường xuất hiện tại các tỉnh tiếp giáp biển, thường xuyên xảy ra xâm nhập mặn như ĐBSCL, Nam Định, Thái Bình,…

Nguyên nhân hình thành đất mặn

Đất mặn có thể hình thành do xâm thực của nước biển vào đất liền, theo sông hoặc các mạch nước ngầm làm tích tụ các thành phần gây mặn trong nước. Thời gian lâu dần khiến cho đất bị nhiễm mặn. 

Ngoài ra, đất nhiễm mặn cũng có thể do trong quá trình canh tác, người nông dân sử dụng nước tưới tiêu được dẫn trực tiếp từ sông về. Tuy nhiên nước ở sông lại chứa một lượng muối khoáng lớn, tích tụ lâu dần làm đất nhiễm mặn.

Đất mặn khiến cho dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như: NaCl, Na2SO4 nghèo đạm, nghèo mùn và hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu hơn khiến cho cây trồng không thể phát triển được. 

Chúng ta có thể đo độ mặn của đất chính xác bằng cách sử dụng các thiết bị đo độ mặn.

Biện pháp cải tạo đất mặn

Bón vôi giúp cải tạo đất mặn

Biện pháp thủy lợi

Là phương pháp sử dụng nước mưa hoặc nước tưới để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Để thực hiện phương pháp này thì người dân cần xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chính để đưa nước vào cánh đồng nhằm rửa mặn và tiêu nước đi. Ngoài ra cũng cần tiêu nước ngầm, hạ mực nước ngầm dưới mức cho phép. Đồng thời kiên cố lại hệ thống đê điều, xây dựng mương máng tưới tiêu để ngăn nước biển xâm nhập do hoạt động của sóng biển và thủy triều làm nước biển tràn vào.

Biện pháp canh tác

Sử dụng kỹ thuật canh tác cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối bốc lên mặt ruộng. Nên nuôi thêm thủy sản, trồng cói và cây chịu mặn ở trước sau cùng mới trồng lúa để đạt hiệu quả tốt nhất và nâng cao năng suất nuôi trồng trên vùng đất nhiễm mặn

Biện pháp bón vôi

Bón vôi giúp rửa mặn, tháo nước ngọt vào rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ cho đất. Ngoài vôi ra nhà nông có thể bón thêm phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất giúp vi sinh vật phát triển. Nhờ vậy giúp giảm tỷ lệ sét, tăng tỷ lệ hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp hơn.

Biện pháp sinh học

Là phương pháp chọn và lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng chịu mặn cao hơn để trồng trên vùng đất nhiễm mặn.

Xem thêm: 

Đất nhiễm mặn trồng cây gì phù hợp nhất?

Chuyên gia mách nhà nông cách lọc nước mặn thành nước ngọt

Cách nhận biết nước bị nhiễm mặn và phương pháp xử lý

Nguyên nhân hình thành và biện pháp cải tạo đất phèn

Đất nhiễm phèn là gì?

Đất nhiễm phèn là gì?

Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat và độ PH thấp khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng và thực vật không thể phát triển được. Loại đất này thường được hình thành tại các vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Nguyên nhân hình thành đất phèn

Loại đất này thường xuất hiện ở khu vực có chứa các loại đá trầm tích. Đất phèn sinh ra do mực nước biển dâng lên làm ngập đất khiến cho muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với các trần tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ. Đất khi nhiễm phèn sẽ có tầng mặt đất khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ. Đất rất chua khiến hoạt động của vi sinh vật trong đất kém đi.

Biện pháp cải tạo đất phèn

Ứng dụng biện pháp thủy lợi để cải tạo đất phèn

Biện pháp thủy lợi

Tương tự như khi xử lý đất nhiễm mặn, nhà nông có thể xây dựng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, rửa phèn trong đất và hạ thấp mạch nước ngầm.

Biện pháp bón vôi/phân

Việc bón vôi cũng có thể giúp khử chua và giảm độc hại của nhôm tự do. Ngoài ra chúng ta cũng có thể bón phân hữu cơ, lân, đạm và phân vi lượng để nâng cao độ xốp, phì nhiêu của đất.

Biện pháp canh tác

Áp dụng kỹ thuật cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh sau đó sử dụng nước mưa, nước tưới để rửa trôi phèn cho đất.

Ngoài ra có thể dùng phương pháp lên luống [liếp] bằng cách lật úp đất thành luống cao, lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên còn phần gốc rạ và cỏ bị úp ngược xuống dưới để tạo lớp đệm hữu cơ. Bằng cách này khi tưới nước vào liếp, chất phèn được hòa tan và trôi xuống rãnh tiêu.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức liên quan đến sự hình thành và biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn cho bà con. Hy vọng với những chia sẻ trên bà con sẽ biết cách cải tạo đất để tăng năng suất cho cây trồng.

Cải tạo vùng đất nhiễm phèn, mặn để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái

[ĐCSVN] - ​Sau 7 năm gắn bó với Thạch Mỹ [huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang], anh Quách Trung Kiên không chỉ tạo dựng được cho mình một tổ hợp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mà quan trọng hơn là mở ra một hướng phát triển mới cho vùng đất chua, mặn này.

Đảng viên Quách Trung Kiênchuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại xã Thạch Mỹ [huyện Tân Phước, Tiền Giang]

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, những năm qua, cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [tại huyện Tân Phước-tỉnh Tiền Giang] đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, lan tỏa đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện.

Hưởng ứng cuộc vận động do các cấp ủy, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phát động đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác, học tập và lao động sản xuất. Đáng mừng là đã có nhiều đảng viên, thanh niên trẻ hăng say dấn thân vào các phong trào tuổi trẻ lập nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân: “Thanh niên, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết khó khăn, bức xúc của cộng đồng”; “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”...Xung kích trên mặt trận kinh tế, nhiều thanh niên của huyện Tân Phước đã dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn huy động tiền, của đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho gia đình và tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội.

Điển hình nhưđảng viên trẻ Quách Trung Kiên- nguyên là kỹ sư giao thông, đã tham gia dự án xây dựng Hệ thống camera quản lý phương tiện giao thông đường bộ của Tổng Cục Giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải. Năm 2013, anh đã dũng cảm xin nghỉ việc viên chức, ra ngoài thương trường bươnchải, làm kinh tế tư nhân và chọn vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn xã Thạch Mỹ [huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang] để đầu tư phát triển kinh tế vườn, dịch vụ thương mại và du lịch sinh thái.

Một góc Khu Du lịch sinh thái Trung Kiên

Sau 7 năm gắn bó với Thạch Mỹ, không chỉ tạo dựng được cho mình một tổ hợp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mà quan trọng hơn là mở ra một hướng phát triển mới cho vùng đất chua, mặn này. Thành quả bước đầu anhKiênthu được thật đáng tự hào: Anh đã đầu tư mua, thuê 15 ha nguyên là đất trồng khóm [dứa] hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập dưới 100 triệu đồng/1 ha/năm, lại bấp bênh với nghịch lý “được mùa”, thì “mất giá”; lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và làm du lịch sinh thái; Trồng2 hanấm rơm; trồng1 harau má; 2 ha xây dựng khu dịch vụ nghỉ dưỡng homstay. 10 ha cải tạo làm khu du lịch sinh thái với 1 ha hồ nước nuôi cá, trồng sen; 1 ha đường dạo, hoa, cây kiểng và khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng; 8 ha vườn trồng các loại cây đặc sản có hiệu kinh tế cao như mít Thái Lan, vú sữa vàng, sơri... giữa các hàng cây là mương nước rộng khoảng 1 m kết nối liên hoàn dài hàng nghìn mét chạy khắp vườn, nước luôn chảy tuần hoàn không chỉ để tưới mát cho cây, thau chua, rửa mặn cho đất; mà còn để du khách tham quan có thể bơi thuyền dạo chơi trong vườn.

Đến nay, những thành quả bước đầu anh thu được là một khu vườn sinh thái đã hiện hữu: Đường dạo bao quanh các cây mai vàng, tùng, mẫu đơn đang đua nhau đơm hoa, khoe sắc. Hồ nước trong mát, sen hồng, sen trắng chớm nởCây trong vườn đều sinh trưởng tốt, kết tán, cho trái bói đầu mùa. Dưới tán cây, mương nước dài cỏ lác, rong rêu đã mọc xanh, từng đàn cá lóc, trê, rô... tung tăng bơi lội. Trang trại trồng rau má sạch, ứng dụng công nghệ sinh học, với chi phí đầu tư 300 triệu đồng, tháng đầu tiên thu 2 lần cắt được 16 tấn rau, giá bán trung bình 20.000 đ/kg, anh đã thu về 320 triệu đồng. Với chu kỳ thu hoạch 2 lần/tháng, thu trong 2 năm [mỗi lần gieo hạt], trồng cây rau má ở vùng đất này cho hiệu quả kinh tế rất cao. Anh Kiên cũng đã tìm được đối tác [1 công ty sản xuất dược phẩm] cùng hợp tác, chế biến rau má thành sản phẩm bột rau má xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; hiện thực bước đi này, anh đang xúc tiến đầu tư mở rộng trang trại trồng rau má thêm 5 ha nữa.

Cùng với đó, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Trung Kiênvới sản phẩm khá độc đáo. Khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng, có thể bơi thuyền dạo dưới tán cây trong vườn, để câu cá và trực tiếp lựa chọn những hoa, trái mình thích đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch cũng như đối tác. Một số công ty du lịch lữ hành trong nước và quốc tế đã hợp tác với anh để làm tour, đưa khách về tham quan, trải nghiệm; một đối tác đến từ Liên bang Nga đến hợp tác cùng anh đầu tư mở rộng khu vườn thêm 1 trang trại nuôi chim trĩ rộng 5 ha. Anh cho biết, đợi đến khi nhà nước cũng như địa phương kiểm soát được đại dịch COVID-19, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Trung Kiênsẽ chính thức khai trương hoạt động.

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Trung Kiênsẽ chính thức khai trương hoạt động khi kiểm soát được dịch COVID- 19.

Đánh giá cao ý chí, nghị lực cũng như ý nghĩa của mô hình kinh tế mà đảng viên Quách Trung Kiên đang phát triển tại địa phương, đồng chíNguyễn Văn Lâm, Huyện ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Huyện ủy Tân Phước – nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Tân Phước cho biết: "Nhớ lại ngày anh Kiên trình dự án, tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy xã mừng là đã có người dám đầu tư lớn, phát triển sản xuất kinh doanh tại vùng đất chua mặn nặng, chủ yếu trồng khóm hiệu quả kinh tế rất bấp bênh của xã. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra một hướng đi mới cho địa phương; nhưng cũng lo, vì xác suất rủi ro không ít, nhất là nguy cơ tái nhiễm nước mặnhàng năm! Ý tưởng, hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của anh Kiên, phù hợp với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái... Tập thể cấp ủy, HĐND và UBND nhất trí cao, tạo điều kiện để dự án triển khai đúng theo quy định của pháp luật."

Theo đồng chí Nguyễn Văn Lâm: Từ những kết quả bước đầu mà dự án của anh Kiên thu được đã mở ra một hướng đi mới cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng cây chuyên canh, hiệu quả kinh tế cao; đồng thời phát huy lợi thế của địa phương để phát triển dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng. Đây cũng là mô hình đảng viên làm kinh tế tư nhân cần được khuyến khích nhân rộng.Mô hình đảng viên Quách Trung Kiênchuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại xã Thạch Mỹ [huyện Tân Phước, Tiền Giang] là biểu hiện cụ thể, sinh động của việc đảng viên tích cực học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Những kết quả tích cực từ mô hình đảng viên Quách Trung Kiênlàm kinh tế đã góp thúc đẩy các phong trào đảng viên phát triển kinh tế tư nhân, tuổi trẻ lập nghiệp: “Thanh niên, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết khó khăn, bức xúc của cộng đồng”; “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” được phát triển, lan tỏa đi vào cuộc sống.

Đây sẽ là những tiền đề quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện; thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng huyện Tân Phước sớm đạt chuẩn Nông thôn mới - Đô thị văn minh, như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra./.

Bài và ảnh: Phan Thúy Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Nữ Bí thư chi bộ làm theo Bác bằng những việc làm hiệu quả
  • Tôi học Bác từ việc làm nhỏ nhất
  • Nữ thủ lĩnh Công đoàn có nhiều sáng kiến vì người lao động
  • Nữ thủ lĩnh Công đoàn toàn tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động
  • Thiếu tá Đặng Ngọc Thành - Kỹ sư nhiều sáng kiến
  • Bài 2: Cựu chiến binh luôn đau đáu với công tác nhân đạo – từ thiện
  • Tổng phụ trách Đội tài năng, nhân hậu

Video liên quan

Chủ Đề