Chảy máu điểm mạch là gì

Khoảng 60% số người trong chúng ta có ít nhất một lần chảy máu mũi, nhưng chỉ khoảng 6% phải đến bác sỹ. Chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

1. Phân loại chảy máu mũi

Theo lượng máu chảy:

- Chảy máu nhẹ: Máu đỏ tươi nhỏ từng giọt, số lượng ít hơn 100ml, thường ở điểm mạch.

- Chảy máu vừa: Chảy thành dòng ra mũi hoặc xuống họng, số lượng từ 100 – 200ml.

- Chảy máu nặng: Máu chảy nhiều kéo dài, bệnh nhân có thể bị kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, môi mặt xanh nhợt, mạch nhanh huyết áp hạ, số lượng máu mất nhiều hơn 200 ml.

Theo vị trí chảy máu:

- Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: Chảy máu ít, tự cầm, thường do viêm, ngoáy mũi.

- Chảy máu mao mạch: Toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu, gặp ở bệnh nhân bị bệnh về máu.

- Chảy máu động mạch: Sàng trước, động mạch sàng sau, động mạch bướm khẩu cái… chảy máu nhiều không tự cầm, thường chảy ở sâu và cao.

Chảy máu mũi hay gặp vào mùa khô do độ ẩm không khí giảm, có ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi.

2. Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Nguyên nhân tại mũi:

- Do viêm nhiễm tại chỗ: Viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi…

- Do khối u:

  • U lành tính: Polype mũi thể chảy máu [polype killian], u mạch máu, u xơ vòm mũi họng.
  • U ác tính: Ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi.

- Do chấn thương: Chấn thương vùng mũi, vùng hàm mặt, sọ não…

- Sau phẫu thuật tai mũi họng- hàm mặt.

Nguyên nhân toàn thân:

- Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng: Cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da…

- Bệnh về máu: Bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn…

- Bệnh tim mạch: Cao huyết áp, xơ động mạch

- Suy chức năng gan, thận, xơ gan

- Nội tiết: Chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai

- U tế bào ưa crome

- Rối loạn nội tiết tăng trưởng ở trẻ trai.

Vô căn:

Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn [không tìm thấy nguyên nhân]

- Nội soi mũi xoang tìm điểm chảy máu.

- Xét nghiệm:

  • Công thức máu, máu chảy, máu đông
  • Chức năng đông máu toàn bộ
  • Công thức tiểu cầu
  • Chức năng gan
  • Huyết đồ, tuỷ đồ

Cần cầm máu trước khi sau đó mới tìm nguyên nhân chảy máu mũi.

4. Xử trí chảy máu mũi

Trước tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân.

Điều trị toàn thân:

- Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, nhổ máu ra.

- Truyền dịch, truyền máu khi có chỉ định.

- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Điều trị tại chỗ:

Cầm máu tại chỗ từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:

  • Đè ép cánh mũi: Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi 2 bên
  • Dung dịch cầm máu: Dùng bông có tẩm Otrivin, éphedrin 1%-3% đè lên chỗ chảy.
  • Nhét Mèche hoặc Mérocel, vật liệu cầm máu mũi trước hoặc mũi sau để cầm máu.
  • Đông điện, đốt điểm chảy máu dưới nội soi rất hiệu quả.
  • Nút động mạch: Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể nút chọn lọc các động mạch: cảnh ngoài, hàm trong, sàng trước, sàng sau.

Điều trị nguyên nhân:

Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị.

7 nguyên nhân khiến viêm gan nhanh chóng tiến triển thành xơ gan

Xem thêm video được quan tâm:

Những điều người cao tuổi cần nắm rõ trước và trong khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19


Bs Nguyễn Thành Trung

Chảy máu mũi là tai biến rất hay gặp, nó không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra.

Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chảy máu mũi như sau:

Cao huyết áp

Đo huyết áp là một trong những động tác đầu tiên được thực hiện đối với bệnh nhân chảy máu mũi. Cao huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất của chảy máu mũi ở bệnh nhân trên 50 tuổi, vị trí chảy máu mũi thường ở phía sau.

Chảy máu mũi vô căn ở người trẻ

Người trẻ thường gặp phải chảy máu mũi vô căn, vị trí thường ở điểm mạch.

Sau khi đã ngưng chảy máu mũi, người bệnh được khám lâm sàng và thấy tình trạng giãn mạch ở vùng điểm mạch. Để tránh chảy máu mũi tái phát cần phải đốt vùng giãn mạch này. Có thể đốt bằng hóa chất, đôi khi bằng điện.

Đốt bằng hóa chất rất đơn giản: dùng que bông thấm dung dịch nitrate bạc hoặc acide trichloracetique áp vào vùng giãn mạch được nhìn rõ với một banh mũi. Đôi khi cần phải đốt nhiều lần.

Bao gồm trong nhóm nguyên nhân này còn có tình trạng chảy máu mũi có nguồn gốc nội tiết xuất hiện lúc dậy thì hoặc trong tháng đầu thai kỳ và cả chảy máu mũi do gãi vùng điểm mạch.

Gãi vùng điểm mạch thường kèm đóng vẩy hoặc ngứa da do staphylocoque [trong điều trị dùng pommade Aureomycine 3% hoặc pommade fucidine].

Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn

  • Chấn thương mặt, đặc biệt là gãy xương chính mũi
  • Dị vật mũi ở trẻ con: phải nghĩ đến trước việc chảy máu mũi một bên ở trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Một số bệnh nhiễm trùng: thương hàn, sốt tinh hồng nhiệt, cúm… và có bệnh cảnh rất gợi ý
  • U hốc mũi và u vùng mũi xoang: có thể do u lành [polyp chảy máu của vách ngăn, u máu hốc mũi…] hoặc u ác như ung thư vùng mũi xoang. Trong nhóm u ác vùng mũi xoang cần chú ý tìm ung thư xoang sàng và một số điểm gợi ý chẩn đoán: chảy máu mũi tái phát nhiều lần dù số lượng ít, một số bệnh nhân có nguy cơ như người làm nghề mộc, da…
  • Các bệnh chảy máu: chảy máu tái phát dù với lượng ít, có các sang thương u máu ở niêm mạc hốc mũi, miệng, môi, da mặt, tay, chân.

Các bệnh chảy máu này có thể tác động:

  • Giai đoạn mao mạch: ở mũi chủ yếu gặp bệnh Rendu-Osler là bệnh di truyền gen trội, thể hiện bằng chảy máu tái phát nhiều lần ở bệnh nhân 20 – 40 tuổi, xảy ra thình lình trên các sang thương u máu ở niêm mạc mũi, miệng và da [mặt, chi]
  • Hoặc giai đoạn tiểu cầu hoặc đông máu. Trường hợp này các xét nghiệm đông máu sẽ được yêu cầu một cách có hệ thống.

Niêm mạc mũi rất dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu và mạng lưới mao mạch dày đặc

Chẩn đoán chảy máu mũi dựa vào: chảy máu mũi từng giọt hay chảy liên tục từ hai hốc mũi. Khám mũi với mục đích cố gắng tìm nguồn gốc chảy máu.

  • Nếu chảy máu mũi từ phần trước của vách ngăn: chảy máu từ điểm mạch
  • Nếu chảy máu mũi không phải từ phần trước của vách ngăn: khó có thể xác định nguồn gốc cháy máu bằng khám lâm sàng đơn giản.
  • Nếu chảy máu nhiều: thường không thể xác định nguồn gốc chảy máu. Một phần máu chảy sẽ được nuốt vào: khám họng với cây đè lưỡi cho phép xác định dễ dàng. Khám họng rất cần thiết vì chỉ có động tác này mới giúp phán đoán hiệu quả việc điều trị.

Độ trầm trọng của chảy máu mũi được phán đoán dựa vào các dấu hiệu của choáng: mạch nhanh, huyết áp kẹp, da xanh tái, khát nước, đổ mồ hôi, lạnh các chi… đi dần đến khó thở, phải tìm các dấu hiệu này bởi vì:

  • Việc hỏi bệnh nhân và gia đình về lượng máu mất đi rất dễ bị nhầm lẫn: bệnh nhân hoặc gia đình thường đánh giá lượng máu mất nhiều hơn thực tế vì tính gây ấn tượng mạnh của chảy máu mũi
  • Các thay đổi sinh học thường xảy ra muộn: công thức máu và Hct thường bình thường trong thời gian đầu dù chảy máu nhiều

Phải tìm bệnh cao huyết áp một cách hệ thống đồng thời phải phán đoán cơ địa bệnh nhân vì trong trường hợp chảy máu mũi nhiều, bệnh cảnh sẽ trở nên phức tạp hơn bởi sự mất bù do suy yếu thể trạng, đặc biệt ở người già.

Cấp cứu một bệnh nhân chảy máu mũi, phải nhanh chóng cầm máu rồi sau đó mới tìm nguyên nhân. Trường hợp chảy máu nặng phải chú ý tình trạng toàn thân của bệnh nhân bằng việc theo dõi sát mạch, huyết áp. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để thở và nhổ máu ra. Truyền dịch nếu có bệnh nhân bị trụy mạch, hạ huyết áp.

Truyền máu nếu Hb thấp dưới 50%, nhất là trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ [100ml] nhiều lần.

Trường hợp chảy máu nặng tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ [100ml] nhiều lần

Thuốc corticoid như depersolone tiêm tĩnh mạch được sử dụng trong chảy máu là cần thiết, nếu không có chống chỉ định. Dùng kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn. 

Dùng thuốc đông máu để làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như adrenoxyl, premarin, tranesamic acid… hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K, sulfate de protamine. Cầm máu tại chỗ được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:

Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.

Dùng bông có  tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, ephedrin 1-3% nhét vào lỗ mũi, ép đè lên chỗ chảy máu.

Nhét mechè mũi trước: sau khi gây tê hốc mũi, dùng cuộn mechè có bề rộng 1 – 1,5cm, bề dài 50cm tẩm mỡ kháng sinh nhét vào mũi, chú ý nhét mechè có hình đáy võng để mechè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước.

Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt. Thời gian lưu mechè từ 24 –  48 giờ.

Trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương, tăng huyết áp… nếu nhét mechè mũi trước mà chưa cầm máu thì phải nhét mechè mũi sau.

Nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng, đường kính cục gạc khoảng 2 – 2,5cm, chiều cao 2,5cm có buộc dây ở giữa, mỗi đầu dài khoảng 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, phải tiếp tục nhét mechè mũi trước.

Trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em, có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel.

Ở nhiều nước có nền y học tiên tiến, người ta dùng Merocel là một loại bọt xốp có hình hố mũi, đặt vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau. Hoặc dùng bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện.

Merocel là một loại bọt xốp có hình hố mũi, đặt vào mũi ôm khít lòng hố mũi

Hiện nay ở nước ta đã dùng đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu được áp dụng rộng rãi.

Các trường hợp phức tạp phải điều trị ngoại khoa: nút mạch, thắt động mạch, điều trị nguyên nhân.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề