Tiêu chuẩn iso 9001 năm 2015 là gì

ISO 9001 là tiêu chuẩn đặt ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng. Nó giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, để áp dụng thành công, doanh nghiệp cần thực hiện rất nhiều hành động. Trong đó việc hiểu và nắm vững tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những hành động đầu tiên và bắt buộc.

Bài viết dưới đây Viet Quality xin đưa ra một số thông tin liên quan tới tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp doanh nghiệp có cái nhìn cơ bản về tiêu chuẩn và các lợi ích mà tiêu chuẩn ISO 9001 mang lại.

Trước khi tìm hiểu về ISO 9001:2015, Doanh nghiệp cần biết ISO là gì? ISO 9001 là gì? Các thông tin dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có thể nắm sơ qua về tiêu chuẩn ISO.

ISO – là tên viết tắt của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO [International Organization for Standardization]. Ủy ban ISO là một tổ chức độc lập phi Chính Phủ. Nhiệm vụ chính của tổ chức là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn này thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Do đó, tiêu chuẩn do ISO ban hành có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới.

Số lượng tiêu chuẩn mà ISO ban hành khoảng hơn 20.000 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm, sản xuất, công nghệ đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. 

ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia [national standards bodies]

Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những bộ tiêu chuẩn do Ủy ban ISO ban hành.

Các thông tin của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO có thể tìm hiểu thêm tại đây!

ISO 9001 là một phần của ISO 9000, đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Tên đầy đủ của tiêu chuẩn: ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loại hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Đặc biệt, tiêu chuẩn có quy định bắt buộc áp dụng đối với 2 lĩnh vực là vật liệu xây dựng và sản xuất phân bón.

ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987, đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ phiên bản ISO 9000 năm 1987.

ISO 9001:2015 là gì?

  • ISO 9001:1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật]. [Đã hết hiệu lực]
  • ISO 9001:2000 Quality management systems – Requirements [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu]. [Đã hết hiệu lực]
  • ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu]. [Đã hết hiệu lực]
  • Hiện tại là ISO 9001:2015 Quality managemeint systems – Requirements [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu].

ISO 9001 được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thiết lập, vận hành hệ thống quản lý chất lượng của các chuyên gia và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới.

ISO 9001 tập trung vào thiết lập 1 hệ thống quản lý để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, tiến tới nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

Một hệ thống quản lý chất lượng có thể được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề. Tuy nhiên mọi hệ thống thường cần tập trung vào việc thiết lập các yêu cầu và quản lý sự tương tác giữa các yếu tố là 4M-1E-1I, cụ thể:

  • Material – Nguyên vật liệu;
  • Man – Con người;
  • Machine – Máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh;
  • Method – Công nghệ hoặc quy trình sản xuất;
  • Enviromental – Môi trường cho vận hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;
  • Infomation – Trao đổi và tiếp nhận các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài.

Tổ chức cần chuẩn hóa các hoạt động của các công đoạn thành các quy trình/ hướng dẫn vận hành. Đảm bảo mọi vị trí trong tổ chức nắm bắt được công việc mình cần kiểm tra, triển khai, thực hiện.

Lãnh đạo của tổ chức cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhận sự chủ chốt của các bộ phận để tạo thành nhóm nhận sự để triển khai xây dựng và áp dụng ISO. Những nhận sự này cần nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng người từng bộ phận để xây dựng được quy trình/hướng dẫn cụ thể, phù hợp nhất với từng vị tri công việc.

Các quy trình/hướng dẫn vận hành cần đảm bảo cụ thể, chính xác. Được chia thành các bước thực hiện dễ dàng triển khai, thực hiện cho từng vị trí trong tổ chức.

Nhờ đó doanh nghiệp kiểm soát được quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc đạt được chứng chỉ phù hợp Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO là cơ hội để quý khách hàng có thể nhận được các gói đấu thầu vào các công trình/doanh nghiệp lớn. Vì hiện nay ngoài quy định của nhiều gói đấu thầu nhà nước, thì rất nhiều Tổng công ty hoặc doanh nghiệp yêu cầu đối tác của mình phải đạt được chứng nhận ISO thì mới đồng ý mua, tiếp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ.

Về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 nghĩa là đã thiết lập được môt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đó như một lời cam kết chất lượng đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.

Do được quản lý một cách khoa học và chặt chẽ bởi các chuẩn mực, yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Giúp kiểm soát tốt đầu vào, ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Khi áp dụng ISO, các quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc được chuẩn hóa -> các cán bộ quản lý và nhân viện trong nội bộ doanh nghiệp sẽ hiểu rõ công việc của mình phải làm gì? Hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình -> dẫn đến ổn định được quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng ổn định, giảm sai lỗi, phế phẩm và hỏng hóc.

Khi áp dụng ISO, vấn đề nhận thức các rũi ro và cơ hội sẽ được nâng cao. Trở thành một yêu cầu bắt buộc tuân thủ đối với từng doanh nghiệp. Do đó tằn cường khả năng nhận thức được với các rũi ro, ứng phó kịp thời với các rũi ro, sự cố trong từng doanh nghiệp.

Chất Lượng Việt là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thực hiện chứng nhận ISO 9001:2015 trên toàn quốc, ngoài ra còn có chứng nhận iso khác như ISO 13485, ISO 14001, ISO 22000 ,… công bố chứng nhận hợp quy; công bố chất lượng cho tất cả các sản phẩm; liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

ISO là gì? ISO là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế [The International Organization for Standardization], là một ủy ban quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của hơn 160 quốc gia. 

ISO 9000 là gì? ISO 9000 là: 

-       Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng

-       Đưa ra các nguyên tắc về quản lý

-       Tập trung vào rủi ro, cơ hội và cải tiến

-       Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng

-       Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình   sản xuất / dịch vụ

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

1.     ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

2.     ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng -  Các yêu cầu

3.     ISO 9004: 2009 Hệ thống quản lý chất lượng  - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả

4.     ISO 19011: 2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 là gì?

-ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng [QMS] nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000.  ISO9001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO9000 mà tổ chức có thể được chứng nhận [mặc dù điều này không phải là một yêu cầu].

ISO 9001:2015 là gì?

-ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 đã được xuất bản lần đầu vào năm 1987, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát hành vào tháng 9 năm 2015 [ISO 9001:2015]

-Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để chứng tỏ khả năng luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng thỏa mãn khách hàng và yêu cầu luật định.

Tổ chức nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ?

ISO 9001:2015 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Hơn một triệu tổ chức từ hơn 160 quốc gia đã được chứng nhận ISO 9001.

Sau khi hiểu ISO 9001:2015 là gì và áp dụng nó, các tổ chức bất kể lớn hay nhỏ, bất kể lĩnh vực hoạt động nhận thấy rằng việc áp dụng  tiêu chuẩn ISO 9001 giúp họ:

• Tổ chức các quy trình

• Nâng cao hiệu quả của các quá trình

• Tiếp tục cải tiến

Làm thế nào để bắt đầu với ISO 9001:2015?

Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 được khuyến khích chuyển sang phiên bản 2015 càng sớm càng tốt. Tuy nhiên thời hạn chuyển đổi sang phiên bản mới được Diễn đàn Công nhận Quốc tế [IAF] và Ủy ban ISO chấp thuận là ba năm kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. Điều này không chỉ áp dụng cho các tổ chức đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2008, mà còn cho bất kỳ tổ chức mới thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

ISO 9001: 2015 bao gồm các điều khoản nào?

ISO 9001:2015 gồm có 10 điều khoản:

1.    Phạm vi áp dụng

2.    Tài liệu viện dẫn

3.    Thuật ngữ và định nghĩa

4.    Bối cảnh của tổ chức

5.    Sự lãnh đạo

6.    Hoạch định

7.    Hỗ trợ

8.    Điều hành

9.    Đánh giá kết quả hoạt động

10. Cải tiến

PCDA Phân Bổ Theo Các Điểu Khoản ISO 9001:2015 như thế nào?

 

Trong bối cảnh của một hệ thống quản lý chất lượng, phương pháp khoa học của PDCA có thể được minh họa như sau.

1. PLAN [lập kế hoạch cho các quy trình này sẽ đạt được các mục tiêu]

2. DO [thực hiện kế hoạch, làm theo kế hoạch],

3.CHECK [đánh giá kiểm tra xác định mức độ đạt được mục tiêu của kế hoạch đã thực hiện],

4.ACT [hành động khắc phục để thực hiện cải tiến kế hoạch để cải thiện hiệu suất như mong muốn]. Nếu hiệu suất cần được cải thiện thì cần phải có hành động khắc phục để cải thiện hệ thống.  Nếu hiệu suất là chấp nhận được thì kế hoạch là tốt. Thực hiện theo kế hoạch.

Video liên quan

Chủ Đề