Chỉ số crp định lượng là gì

  • Xét nghiệm nội tiết bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ giúp đánh giá sức khỏe sinh sản ở nam và nữ. Vậy xét nghiệm nội tiết gồm những gì?

    Tìm Hiểu Thêm

  • Khi có dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ nhất định không nên chủ quan vì đây là cảnh báo rằng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và có nguy cơ đe dọa đến khả năng sinh sản trong tương lai.

    Tìm Hiểu Thêm

  • Béo phì tuổi mãn kinh hiện nay đang có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người lại không quá quan tâm đến vấn đề này, dẫn đến cân nặng không được kiểm soát tốt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.

    Tìm Hiểu Thêm

  • Xét nghiệm CRP là gì? Đây một loại xét nghiệm để định lượng Protein phản ứng C trong máu. Xét nghiệm CRP cho kết quả giúp kiểm tra được mức độ viêm nhiễm để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.

    Có lẽ hầu hết những ai đã từng một lần phải khám tổng quát cũng đều trải qua kha khá các quá trình được chỉ định, trong đó có công tác xét nghiệm và chẩn đoán. Chẩn đoán là một phần cực kì quan trọng trong Y khoa. Nhờ có các xét nghiệm chẩn đoán mà các y bác sĩ mới có thể tìm ra nguồn cơn của những căn bệnh từ nhẹ đến nặng. Một trong những xét nghiệm quen thuộc và cũng không kém phần quan trọng phải kể đến đó chính là xét nghiệm CRP. Vậy xét nghiệm CRP là gì?

    1. Xét nghiệm CRP là gì?

    Trong cơ thể của con người chúng ta, nếu muốn chẩn đoán bệnh tật phải dựa vào các chất phản ứng để thúc đẩy và gia tăng tính hiệu quả cao hơn. Protein phản ứng C chính là một trong những công cụ hiệu quả cho quá trình này. Protein phản ứng C hay còn được viết tắt là CRP đóng vai trò của một chất phản ứng không đặc hiệu, thuộc về pha cấp tính. CRP dùng để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm, ví như bị sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp chẳng hạn. Bên cạnh đó, lượng CRP sẽ không tăng trong trường hợp bị nhiễm virus.

    Trả lời cho câu hỏi "CRP là gì", các bác sĩ đã giải thích rằng: CRP là một loại protein được sản xuất ở gan trong quá trình viêm cấp tính và một vài bệnh khác. Khi có kết quả dương tính từ xét nghiệm CRP, chứng tỏ rằng cơ thể của bạn đang hiện hữu một căn bệnh tiềm ẩn ở bên trong. Muốn tổng hợp được CRP, cần kích thích nhờ vào phức hợp kháng nguyên - miễn dịch, nấm, vi khuẩn và sự chấn thương.

    Xét nghiệm CRP

    Xét nghiệm CRP cũng cho biết chỉ số nhạy cảm và sự phản ứng nhanh hơn so với việc theo dõi tốc độ lắng hồng cầu [ESR]. Một khi xảy ra thay đổi viêm nhiễm cấp tính, CRP sẽ cho thấy mức độ tăng nhanh và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, khi phục hồi trở lại thì CRP cũng biến mất trước khi ESR trở lại mức bình thường. CRP còn được nhận thấy là biến mất đi khi quá trình viêm nhiễm bị ức chế do salicylate hoặc steroid.

    Ý nghĩa của nồng độ CRP là gì?  Một nghiên cứu gần đây đã kết hợp việc tạo ra CRP có độ nhạy cao [hs-CRP] để cho phép xét nghiệm đưa ra kết quả chính xác ngay cả khi nồng độ CRP thấp. Bởi vì sự khác nhau giữa nồng độ hs-CRP ở từng cá thể nên bác sĩ sẽ thực hiện 2 loại xét nghiệm riêng biệt để có thể phân loại mức độ rủi ro. Ở bệnh nhân có bệnh mạch vành hoặc hội chứng mạch vành cấp tính, nồng độ hs-CRP có ý nghĩa như một dấu hiệu độc lập, giúp đánh giá nguy cơ biến chứng hiểm nghèo có thể xảy ra. Những nguy cơ đó bao gồm nhồi máu cơ tim, tái phát hẹp van tim sau phẫu thuật can thiệp hoặc thậm chí là tử vong.

    2. Khi nào cần xét nghiệm CRP?

    Khi nào ta cần thực hiện xét nghiệm CRP và chức năng của xét nghiệm CRP là gì có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Theo các bác sĩ, CRP giúp kiểm tra tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật và nồng độ CRP sẽ tăng trong khoảng 2 - 6 tiếng hậu phẫu rồi giảm dần kể từ ngày thứ 3. Giả sử các chỉ số vẫn ở mức độ tăng cao kéo dài hơn 3 ngày, rất có thể đã xảy ra nhiễm trùng. Không những thế, các bệnh lý gây viêm như ung thư hạch bạch huyết, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xuất huyết ruột, viêm tủy xương,... cũng một phần nhờ CRP mà phát hiện kịp thời.

    Một chức năng khác của xét nghiệm CRP chính là đánh giá việc cơ thể có đáp ứng với điều thị hay không. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh và giảm xuống về mức bình thường nếu mọi phản ứng bên trong đang ổn định khi can thiệp chữa trị, chẳng hạn như khi trị ung thư hay khắc chế nhiễm trùng,...

    3. Quy trình khi xét nghiệm CRP

    3.1. Các phương thức khi chuẩn bị xét nghiệm CRP là gì?

    Bạn thường không cần kiêng gì trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn gì và không uống nước khoảng 4 - 12 giờ trước khi tiến hành. Sau đó, quy trình thực nghiệm xét nghiệm CRP như sau:

    Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy máu bằng cách quấn một dải băng quanh tay bạn để tạm ngăn máu lưu thông. Kế đó, sau khi sát trùng chỗ cần tiêm bằng cồn, người ta sẽ bắt đầu tiêm vào tĩnh mạch và có thể tiêm nhiều hơn 1 lần khi có chỉ định. Một cái ống sẽ được gắn vào để máu chảy ra. Khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết, dải băng quanh tay sẽ được tháo ra và nhân viên sẽ thoa miếng gạc băng và dán băng cá nhân vào vị trí vừa tiêm. Bác sĩ sẽ thu thập mẫu máu và đánh dấu nó bằng một ống có nắp đỏ.

    Quá trình xét nghiệm CRP là gì?

    3.2. Nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CRP?

    • Thông thường, sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch để cầm máu.
    • Tránh việc tiếp xúc, can thiệp khiến cho chỗ tiêm bị nhiễm trùng.
    • Nếu có bất kỳ phản ứng mệt mỏi, khó chịu nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

    4. Cách đọc kết quả xét nghiệm CRP

    4.1. Thông số kết quả CRP

    Kết quả CRP bình thường được phản ánh qua các thông số sau:

    Chủ Đề