Cảm giác rung là gì

Bệnh Rối loạn cảm giác hiện nay bao gồm các triệu chứng tăng, giảm hoặc có thể mất cảm giác do các nguyên nhân do nguyên nhân thần kinh gây nên. Thông thường, người ta phân chia rối loạn cảm giác thành thành 3 loại chính đó là rối loạn cảm giác nông [xúc giác, nóng lạnh, đau]; rối loạn cảm giác sâu [cảm giác ở xương, khớp] và rối loạn cảm giác đặc biệt hay còn gọi là rối loạn các giác quan [thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác]. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 2 loại phổ biến hay gặp ở người bệnh nhất đó là rối loạn cảm giác nông và sâu.

Tham khảo thêm các triệu chứng bệnh khác như:

+ Rối loạn cảm giác kiểu treo

+ Cách điều trị bệnh rối loạn cảm giác đúng cách

1. Rối loạn cảm giác nông và sâu là gì?

Để hiểu rõ hơn ta cần biết về Phân loại cảm giác, có nhiều cách phân loại cảm giác, trên lâm sàng chia thành 3 loại cảm giác như sau:

Cảm giác nông bao gồm cảm giác đau, Cảm giác nhiệt độ [con người chỉ nhận biết được khi đồ vật có nhiệt độ chênh lệch với nhiệt độ của da cơ thể từ 5oC trở lên], Cảm giác xúc giác.

Phân biệt rối loạn cảm giác nông và sâu – Cách khám bệnh chi tiết

Cảm giác sâu bao gồm cảm giác rung [dùng âm thoa C1, 256 dao động/phút để khám], Cảm giác cơ khớp [cảm giác tư thế]: bình thường, khi khám nếu làm thay đổi vị trí chi thể lệch đi một góc 1o là con người đã có thể nhận biết được, cảm giác áp lực, cảm giác nhận biết trọng lượng của một vật [người bệnh chỉ nhận biết sự khác biệt trọng lượng của 2 vật khi có chênh lệch 15 – 20g trở lên].

Ngoài 2 loại cảm giác trên dẫn đến rối loạn cảm giác nông và sâu nêu trên, còn một loại cảm giác khác đó là cảm giác phức tạp bao gồm cảm giác không gian hai chiều [viết chữ hoặc số, rộng và cao từ 2cm trở lên trên mặt da cơ thể con người mới xác định được các số và chữ đó], cảm giác nhận thức vật: là sự kết hợp sự nhận biết các cảm giác đơn giản và hoạt động tâm thần.

2. Những cách khám rối loạn cảm giác nông và sâu

+ Khám cảm giác chủ quan:

Cần hỏi bệnh nhân xem có các triệu chứng:

Ðau: Ðau từ bao giờ, hoàn cảnh xuất hiện cơn đau; tính chất đau: Dữ dội, âm ỉ, đau thắt, nhói, như dao đâm…; tiến triển: Ðau liên tục hay từng cơn, giảm đi hay nặng lên, đáp ứng với các thuốc giảm đau hay không…

 – Dị cảm: Người bệnh có cảm giác tê bì, kiến bò, điện giật… Vị trí xuất hiện các dấu hiệu này có thể tương ứng với vùng da chi phối của các rễ và dây thần kinh.

+ Khám cảm giác khách quan

Khám cảm giác khách quan nhằm tìm ra bệnh rối loạn cảm giác nông và sâu

– Khám cảm giác nông

Cảm giác xúc giác thô sơ: Bác sĩ sẽ dùng bút lông, một mảnh giấy hay ngón tay chạm vào da bệnh nhân, thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải với mức độ giống nhau. Yêu cầu bệnh nhân trả lời trả lời sự nhận biết của họ về cường độ, tính chất, vị trí kích thích.

Khi có rối loạn cảm giác nông sâu người bệnh sẽ trả lời không đúng, trường hợp nặng có thể không nhận biết được cảm giác xúc giác trên cơ thể. Lúc đó người khám có thể tăng cường độ kích thích để đánh giá mức độ tổn thương. Khi khám cảm giác thường chuyển kích thích từ vùng giảm cảm giác ra vùng bình thường. Ðôi khi nơi tổn thương tăng cảm giác thì phải làm ngược lại và luôn lưu ý sơ đồ chi phối cảm giác nông của cơ thể.

– Cảm giác nhiệt:

Da của người bình thường phân biệt rõ được sự chênh lệch 50C với nhiệt độ của cơ thể. Khi khám, dùng hai ống nghiệm, một ống đựng nước mát [200C] và một ống đựng nước ấm [40 0C]. Tuy nhiên tuỳ từng vùng cơ thể, tuỳ từng người mà nhận thức cảm nhiệt khác nhau, ví dụ nách và bẹn là hai nơi chịu lạnh kém hơn bàn tay và bàn chân. Do vậy khi khám phải so sánh hai bên cùng khu vực với nhau.

Thực tế trên lâm sàng chỉ khám cảm giác nhiệt ở những trường hợp khi nghi ngờ có phân ly cảm giác… vì thế cũng có số ít khả năng phát hiện bệnh nhân bị rối loạn cảm giác nông và sâu.

– Khám rối loạn cảm giác đau nông:

Dùng kim [không quá sắc] châm nhẹ vào da người bệnh để gây đau qua đó phát hiện các bất thường về nhận cảm đau. Nên phân biệt tăng cảm giác [kích thích nhẹ bệnh nhân đã cảm giác đau nhiều] với loạn cảm giác [kích thích mạnh hơn bình thường người bệnh mới cảm thấy đau nhưng đau mạnh hơn người bình thường]. Riêng đối với trẻ em, nên khám cảm giác đau sau cùng tránh gây cho trẻ sợ hãi, la hét làm cản trở các phần khám khác và đồng thời cũng dễ tìm ra bệnh rối loạn cảm giác nông sâu hơn.

Khám rối loạn cảm giác nông và sâu

Cảm giác xúc giác tinh tế [cảm giác vẽ hình trên da]: Ðể bổ sung cho phần khám trên, người ta có thể viết số, chữ hoặc vẽ hình lên da và yêu cầu bệnh nhân trả lời xem họ có nhận ra chữ gì, số gì hay hình gì. Ban đầu chữ và hình vẽ nhỏ, nếu người bệnh trả lời sai mới viết và vẽ to hơn. Bình thường ta có thể nhận dạng được chữ và hình có chiều cao 0,5cm trở lên vẽ ở da bàn tay, 1,5 cm ở cánh  tay và 2 cm nếu ở da thân mình.

– Khám rối loạn cảm giác sâu

Cảm giác tư thế vị trí: Người bệnh nhắm mắt, tay chân để mềm mại, thầy  thuốc di chuyển nhẹ nhàng từng đoạn chi, đặt ở nhiều tư thế khác nhau và yêu cầu bệnh nhân trả lời đoạn chi đó đã di chuyển theo hướng nào. Bệnh nhân nhắm mắt, đặt một ngón tay của họ ở tư thế nào đó rồi yêu cầu người bệnh tự để ngón tay cùng tên ở bàn tay kia ở vị trí giống như thế.

Khám cảm giác về áp lực hay còn gọi cảm giác đè ép: Bóp mạnh các cơ ở các đoạn chi xem đến mức độ nào mới thấy đau. Riêng nếu bóp mạnh vào gân gót mà không đau là dấu hiệu Abadie [Abdie sign] mà nhiều tác giả cho là hay gặp trong bệnh Tabès. Ngoài ra khám rối loạn cảm giác nông và sâu bác sĩ có thể  ấn vào nhãn cầu, thanh quản, vùng trên rốn vào tinh hoàn để xem ở mức độ nào người bệnh cảm thấy đau.

Khám cảm giác rung: Dụng cụ thường dùng là âm thoa có tần số dao động 256 lần/phút. Cách khám là gõ âm  thoa rồi đặt cán trên đốt cuối cùng của ngón chân cái, mắt cá ngoài, đầu xương chày, mào chậu, cổ tay, khuỷu tay … cả hai bên và yêu cầu bệnh nhân trả lời xem có rung động không.

Khám cảm giác phối hợp: Vỏ não nhận thông tin từ các đường hướng tâm hợp nhất lại, liên hệ các nhận thức cảm cảm giác với nhau và nhận định chúng nhờ những kinh nghiệm từ trước. Do vậy, chỉ có thể khám cảm giác phối hợp ở bệnh nhân có đường cảm giác còn nguyên vẹn, tri thức đầy đủ và chức năng ngôn ngữ bình thường.

Nhận biết đồ vật: Cần khám lần lượt tay phải và tay trái, những vật được dùng phải không phát ra âm thanh hay có mùi đặc biệt để bệnh nhân có thể dựa vào đó mà trả lời đúng.

Sơ cấp: Ðể vào lòng bàn tay bệnh nhân một vật bất kỳ rồi hỏi bệnh nhân về hình dạng, bề mặt, nặng nhẹ.

Cao cấp: Ðể vào lòng bàn tay một vật thông dụng hàng ngày  như chìa khóa, bút viết, bao diêm…rồi để tự bệnh nhân nói tên vật đó. Mất nhận biết đồ vật cao cấp là tổn thương vỏ não lan tỏa hay thể trai.

Việc phân biệt được các loại rối loạn cảm giác nông và sâu có vai trò rất quan trọng trên lâm sàng, giúp ta chẩn đoán định khu một tổn thương và xác định ranh giới của quá trình bệnh lý. Nếu bạn còn thắc mắc và tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh để có thể trị bệnh triệu để thì hãy liên hệ tới Hotline và Facebook của Bệnh viện An Việt 1900.2838 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Nơron cảm giác ngoại biên tiếp thu những biến đổi của ngoại cảnh và báo hiệu lên cấp trung ương dưới hình thức cảm giác.

Có nhiều loại cảm giác: Cảm giác chủ quan và cảm giác khách quan:

Cảm giác chủ quan là do người bệnh cảm thấy như cảm thấy kim châm,tê bì, kiến bò.

Cảm giác khách quan là do người bệnh thấy khi ta kích thích vào một vùng cơ thể . Tùy theo vật kích thích [kim châm, lông, nóng lạnh…] mà người bệnh sẽ trả lời khác nhau [đau, sờ, nóng, lạnh…], cảm giác khách quan gồm cảm giác nông và cảm giác sâu.

Cảm giác nông gồm có sờ, đau, nóng, lạnh do bó Déjerine phụ trách.

Cảm giác sâu gồm có cảm giác tư thế, vị trí, cảm giác rung xương, nhận thức đồ vật, do các bó Goll, Burdach và các bó tiểu não chéo phụ trách.

Phương pháp phát hiện rồi loạn cảm giác

Nguyên tắc khám

Khám cảm giác cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và phải làm người bệnh yên tâm. Để người bệnh nhìn đi chỗ khách hoặc nếu cần, che mắt người bệnh.

Cần nắm vững sơ đồ vùng cảm giác, đặc biệt phải nhớ những mốc điểm sau đây:  D5 ở ngang vú, D10 ở ngang rốn.

Kỹ thuật khám

Cảm giác nóng:

Cảm giác sờ: Dùng bút lông hoặc một vật mềm như đầu que quấn bông quyệt vào từng da của người bệnh.

Cảm giác đau: Dùng đầu kim châm vào da.

Cảm giác nóng lạnh: Dùng hai ống nghiệm, một ống đựng nước nóng, một ống đựng nước đá đang tan, áp vào da người bệnh. Trong khi tiến hành thăm khám cảm giác nóng để ngườibệnh nhìn đi chỗ khác, hoặc đề nghị che mắt người bệnh, tránh có ấn tượng sẵn. Tiến hành làm từng vùng và hỏi cảm giác người bệnh. Nhiều khi cần làm vờ  để xác định chắc chắn  các cảm giác mà người bệnh thấy.

Cảm giác sâu:

Cảm giác rung: Dùng âm thoa [diapason] gõ mạnh cho rung rồi để vào các xương sát da như xương bánh chè, xương chày, gai xương chậu, xương khuỷu… hỏi người bệnh cảm giác rung của các vùng xương đó.

Cảm giác tư thế  vị trí: Ngườibệnh nhắm mắt, để một ngón tay hoặc một ngón chân nào đó của bệnh ở một tư thế hoặc một vị trí nhất định. Đề nghị người bệnh nói cho biết tư thế và vị trí của ngón này.  Cũng có thể bảo người bệnh để cùng ngón tay hay ngón chân bên đối diện của tư thế, vị trí đối xứng.

Nhận biết đồ vật: Khả năng phân tích một vật để biết đó là vật gì [trong khi nhắm mắt] gồm có hai phần:

Phần xác định sơ cấp [sờ].

Phần xác định cao cấp: Qua hồi ức, con người biết đó là vật gì?.

Người bệnh nhắm mắt, đưa những đồ dùng hằng ngày  như bao diêm, bật lửa, bút máy, đồng hồ… và để cho người bệnh biết đó là vật gì.

Có thể có hai khả năng:

Người bệnh không biết được vật đó tròn hay vuông, nhẵn hay giáp nặng  hay nhẹ.

Người bệnh biết được vật vuông tròn, nặng, nhẹ, dầy, mỏng…nhưng không tổng hợp được đó là vật gì, mặc dù trước đây là những vật dùng quen thuộc hàng ngày. Khi mở mắt, lúc đó người bệnh mới nhận biết được. Rối loạn này thường do tổn thương vỏ não hoặc do thể trai.

Cảm giác đau sâu.

Giá trị triệu chứng

Cảm giác nông

Khi người bệnh không còn cảm giác nông như sờ, đau, nóng, lạnh…lúc đó gọi là mất cảm giác.
Cần xác định khu trú vùng mất cảm giác và loại mất cảm giác. Thường thì cả ba cảm giác nông: Sờ, đau, nóng lạnh đều mất. Nhưng có một trường hợp chỉ có cảm giác đau, nóng lạnh là mất, cảm giác sờ vẫn còn đó: đó là hiện tượng phân ly cảm giác, gặp trong bệnh ống sáo tuỷ.

Cảm giác sâu

Cảm giác tư thế, vị trí: mất cảm giác tư thế, vị trí [người bệnh không biết tư  thế, vị trí ngón tay mình hoặc không làm được như vậy ở tay bên đối diện], thường gặp trong bệnh Tabét và các tổn thương khác ở sừng sâu tuỷ sống hội chứng  đồi thị [Syndromes thalamiques].

Nhận biết đồ vật:

Người bệnh không biết được hình thù, nặng nhẹ của vật: tổn thương võ não vùng thái dương bên đối diện.

Người bệnh không nhận biết được vật gì [xác định cao cấp] gặp trong tổn thương vỏ não hay tổn thương thể trai.

Video liên quan

Chủ Đề