Tại sao thú huyệt nhưng điểm khác với các bộ thú khác như vậy nhưng chúng văn được xếp vào lớp thú

Câu hỏi: Hãy so sánh sự sinh sản của bộ thú túi và bộ thú huyệt?

Lời giải:

* Giống nhau:

- Đều là thú, là động vật có xương sống

-Có sữa

* Khác nhau:

-Bộ thú huyệt [điển hình là thú mỏ vịt]:

+ đa dạng môi trường sống: ở nước ngọt, ở cạn

+ đẻ trứng

+ không có vú chỉ có tuyến sữa

+ con sơ sinh rất nhỏ

+Chi có màng bơi

+ Di chuyển: Đi trên cạn và bơi trong nước

- Bộ thú túi [điển hình là kanguru] :

+ sống ở đồng cỏ

+Chi sau khỏe

+ Di chuyển bằng cách nhảy

+ đẻ con

+ con sơ sinh lớn bằng hạt đậu

+ có vú

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về sự sinh sản của Bộ thú huyệt và Bộ thú túi nhé!

1. Bộ thú huyệt

- Đại diện:thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương.

- Sinh sản

+ Đẻ trứng: trứng được đẻ vào tổ làm bằng lá cây mục. Mỗi lần có thể sinh từ 1 – 3 trứng. Trứng sau 10 ngày ấp sẽ nở thành con.

+ Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vúnên chưa cho con bú. Thú mỏ vịt con uống sữa mẹ theo 2 cách:

Cách 1:Ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó, chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.

Cách 2:Bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn vào nước.

2. Bộ thú túi

- Đại diện:Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.

- Sinh sản:

+ Đẻ con. Con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng mẹ.

+ Vú có tuyến sữa, vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng của thú con.

Cùng Top lời giải luyện tập thêm bài tập trắc nghiệmĐa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Câu 1:Hiện nay, lớp Thú có khoảng bao nhiêu loài?

A. 1600.

B. 2600.

C. 3600.

D. 4600.

Câu 2:Lớp Thú đều có

A. Lông mao

B. Tuyến tiết sữa

C. Vú

D. Cả a và b đúng

Câu 3:Bộ Thú được xếp vào Thú đẻ trứng là

A. Bộ Thú huyệt

B. Bộ Thú túi

C. Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi

D. Bộ Thú ăn sâu bọ

Câu 4:Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Kanguru có …[1]… lớn khỏe, …[2]… to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy.

A. [1]: chi trước; [2]: đuôi

B. [1]: chi sau; [2]: đuôi

C. [1]: chi sau; [2]: chi trước

D. [1]: chi trước; [2]: chi sau

Câu 5:Động vật nào dưới đây đẻ trứng?

A. Thú mỏ vịt.

B. Thỏ hoang.

C. Kanguru.

D. Chuột cống.

Câu 6:Đặc điểm nào giúp thú mỏ vịt bơi lội được trong nước

A. Lông rậm, mịn

B. Chân có màng bơi

C. Có mỏ giống mỏ vịt

D. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Câu 7:Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở …[1]…, vừa ở cạn và …[2]….

A. [1]: nước ngọt; [2]: đẻ trứng

B. [1]: nước mặn; [2]: đẻ trứng

C. [1]: nước lợ; [2]: đẻ con

D. [1]: nước mặn; [2]: đẻ con

Câu 8:Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là

A. Đẻ trứng

B. Đẻ con

C. Có vú

D. Con sống trong túi da của mẹ

Câu 9:Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?

A. Chân có màng bơi.

B. Mỏ dẹp.

C. Không có lông.

D. Con cái có tuyến sữa.

Câu 10:Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì

A. Vừa ở cạn, vừa ở nước

B. Có bộ lông dày, giữ nhiệt

C. Nuôi con bằng sữa

D. Đẻ trứng

Câu 11:Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?

A. 20 – 30 km/giờ.

B. 30 – 40 km/giờ.

C. 40 – 50 km/giờ.

D. 50 – 60 km/giờ.

Câu 12:Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai?

A. Chi sau và đuôi to khỏe.

B. Con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

C. Sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.

D. Con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.

Câu 13:Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng

A. ở trong cát.

B. bằng lông nhổ ra từ quanh vú.

C. bằng đất khô.

D. bằng lá cây mục.

Câu 14:Các chi của kanguru thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?

A. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy.

B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn.

C. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi.

D. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy.

Câu 15:Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?

A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.

B. Có chi sau và đuôi to khỏe.

C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.

D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.

Bạn đang xem: Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Nội dung bài giảng Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở: Số loài, số bộ, tập tính. Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.  

Hình 1: Một số động vật thuộc lớp Thú

Lớp thú có số lượng loài rất lớn 4.600 loài→26 bộ [VN có 275 loài]

  • MT sống, lối sống đa dạng.
  • Phân chia lớp thú dựa trên đặc điển sinh sản, bộ răng, chi …
    • Thú đẻ trứng: Thú mỏ vịt [1 bộ]
    • Thú đẻ con:
      • Không nhau, con non yếu: Thú túi [1 bộ]
      • Có nhau: Con non BT [24 bộ]

Hình 2: Sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng

  • Sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn. 
  • Có mỏ giống mỏ vịt

  • Có lông mao rậm, mịn, không thấm nước; chân 5 ngón có màng bơi.

  • Đẻ trứng, chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.

  • Thú mỏ vịt con không bú mẹ vì thú mẹ chưa có núm vú.

Hình 3: Đời sống và tập tính của thú mỏ vịt

A- Trứng của thú mỏ vịt nằm trong hố làm bằng lá cây mục

B- Thú mỏ vịt con ép mỏ vào bụng thú mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.

C- Thú mỏ vịt con bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn trong nước.   

  • Sống trên cạn [đồng cỏ của Châu Đại Dương]
  • Di chuyển: Nhảy = 2 chi sau → Chi sau dài, khoẻ, đuôi dài
  • Đẻ con yếu, rất nhỏ [2 – 3 cm] được nuôi trong túi ấp của mẹ, thú mẹ có núm vú →  nuôi con bằng sữa [bú thụ động]. 

Hình 5: Đời sống và tập tính của Kangaru

Loài

Nơi sống

Cấu tạo chi

Sự di chuyển

Sinh sản

Con sơ sinh

Bộ phận tiết sữa

Cách cho

con bú

Thú mỏ vịt

Nước ngọt và ở cạn

Chi có màng bơi

– Đi trên cạn và bơi trong nước

Đẻ trứng

Bình thường

Không có vú chỉ có tuyến sữa

Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ

Kanguru

Đồng cỏ

Chi sau lớn khỏe

Nhảy

Đẻ con

Rất nhỏ

Có vú

Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động

Các câu trả lời lựa chọn

– Nước ngọt và ở cạn

– Đồng cỏ

– Chi sau lớn khỏe

– Chi có màng bơi

– Đi trên cạn và bơi trong nước

– Nhảy

– Đẻ con

– Đẻ trứng

– Bình thường

– Rất nhỏ

– Có vú

– Không có vú chỉ có tuyến sữa

– Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động

– Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ

Hình 6: Sơ đồ tư duy Đa dạng của lớp Thú  

Từ môi trường sống của Thú mỏ vịt và Kanguru theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển các loài thú trên?

Lớp Thú hiện nay gồm nhiều bộ nhưng những loài thú đặc biệt như: bộ Thú huyệt [Thú mỏ vịt], Bộ thú túi [Kanguru] thường phân bố ở Châu Úc, ít thấy ở nơi khác [môi trường sống đặc trưng]. Như vậy chúng ta phải xây dựng các chương trình bảo tồn và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

Tại sao Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi được xem là hai bộ thú bậc thấp?

Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi được xem là hai bộ thú bậc thấp vì:

  • Bộ Thú huyệt: đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, có huyệt, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú.
  • Bộ Thú túi: phôi không có nhau, con non rất yếu, phải tiếp tục phát triển trong túi da ở bụng mẹ. 

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở: Số loài, số bộ, tập tính.
  • Giải thích được sự thích nghi về hình thái cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.  

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 48 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đặc điểm nào sau đây không chứng tỏ thú mỏ vịt thuộc bộ thú huyệt

    • A.
      Đẻ trứng
    • B.
      Đẻ con 
    • C.
      Con sơ sinh liếm sữa do mẹ tiết ra.
    • D.
      Thú mẹ chưa có núm vú.
  • Câu 2:

    Con non của kangaru phải nuôi con trong túi da của bụng mẹ là do

    • A.
      Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, bú sữa thụ động.
    • B.
      Con non còn quá nhỏ
    • C.
      Con non chưa biết bú sữa
    • D.
      Thú mẹ có đời sống chạy nhảy
  • Câu 3:

    Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì:

    • A.
      Nuôi con bằng sữa
    • B.
      Cấu tạo thích nghi với đời sống dưới nước.
    • C.
      Bộ lông dày, giữ nhiệt
    • D.
      Đẻ trứng

Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 48 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 158 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 158 SGK Sinh học 7

Bài tập 5 trang 107 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 107 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 113 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 113 SBT Sinh học 7

Bài tập 10 trang 113 SBT Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề