Chiến thuật truyền thông là gì

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn, giúp cho thương hiệu vươn cao, bay xa hơn. Do vậy, một kế hoạch chiến lược truyền thông như thế nào là hiệu quả? Cách thực hiện ra sao cho hiệu quả? Để chiến lược truyền thông hiệu quả chúng ta nên thực hiện các bước sau:

1/ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
Để bắt tay vào thực hiện kế hoạch truyền thông cần thực hiện những nghiên cứu, phân tích, đánh giá. Đây là cơ sở giúp chúng ta có một kế hoạch truyền thông đúng hướng & hiệu quả.

a/ Xác định đối tượng truyền thôngĐể xác định đối tượng truyền thông chúng ta nên dựa vào những đặc điểm nhân khẩu học: Độ tuổi Giới tính Khu vực địa lý sinh sống Nghề nghiệp Thu nhập trung bình Sở thích

Thói quen

Thông thường thì các nhãn hàng, công ty dựa trên những đặc điểm nhân khẩu học cơ bản như vậy đế xác định nhóm đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông. Từ đó, lên kế hoạch tiếp cận khách hàng – những người sẽ mua sản phẩm.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch. Người thực hiện kế hoạch có thể chi tiết đặc điểm hành vi, sở thích của khách hàng để có một chân dung khách hàng chi tiết hơn như:- Họ thích thần tượng nào?- Họ quan tâm vấn đề gì?- Họ quan tâm đến vấn đề gì?- Họ thích giải trí bằng hình thức gì?- Họ mua sắm ở đâu?-

Việc nghiên cứu, phân tích cần thực hiện một cách kỹ lưỡng để chiến dịch truyền thông đúng hướng & hiệu quả.

b/ Xác định mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông dựa vào 5 yếu tố SMART:

• S – Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng• M – Measurable: Mục tiêu phải đo đếm được• A – Attainable: Mục tiêu phải khả thi• R – Relevant: Mục tiêu phải phù hợp, thích hợp

• T – Time-bound: Thời gian thực thiện

Một chiến dịch truyền thông thường có 2 mục tiêu chính:- Thay đổi nhận thức

- Thay đổi hành vi

Chiến lược truyền thông nhằm tăng cường hình ảnh khách hàng hoặc thay đổi thái độ của khách hàng đối với thương hiệu. Và mục đích là tạo nên những hành động tích cực của khách hàng, thúc đẩy kinh doanh.Chiến lược truyền thông tăng cường hình hình ảnh thương hiệu vào trong tâm trí khách hàng, hoặc thay đổi thái độ của họ. Và mục đích cuối cùng là thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động.

Nghiên cứu kỹ càng, phân tích chuẩn xác sẽ giúp chiến lược truyền thông của bạn thành công hơn.

2/ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
a/ Thông điệp truyền thông
Một thông điệp truyền thông thường được xây dựng theo 4 tiêu chí mô hình AIDA:

• A – Attention – Phải gây được sự chú ý• I – Interest – Tạo được sự quan tâm• D – Desire – Khơi dậy được mong muốn

• A – Action – Thúc đẩy đượ c hành động

Truyền thông chính là truyền tải thông điệp mong muốn đến đối tượng mục tiêu. Việc xây dựng thông điệp tốt, chúng ta nên:

• Nội dung nói về cái gì?• Cấu trúc thông điệp• Hình thức thông điệp

• Nói thế nào cho thuyết phục.

b/ Chọn lựa phương tiện truyền thông

Sau khi xác định đối tượng truyền thông và thông điệp cần truyền tải chúng ta cần lựa chọn phương tiện để truyền tải thông điệp đó.
Có 2 loại kênh truyền thông: trực tiếp & gián tiếp.

Truyền thông trực tiếp là hình thức truyền tải thông điệp một cách trực tiếp:• Giới thiệu trực tiếp: Thường là truyền tải thông điệp trực tiếp đến đối tượng mục tiêu như: nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm với khách hàng.• Chuyên viên: Hình thức của các chuyên viên thuyết trình về sản phẩm với khách hàng, đối tác mục tiêu.

• Kênh xã hội:Đây là hình thức truyền thông truyền miệng thông qua các mối quan hệ: gia đình, bàn bè…

Truyền thông gián tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sự kiện• Ấn phẩm: catalogue, brochure, báo, tạp chí• Truyền thông quảng bá: truyền thanh, truyền hình• Truyền thông điện tử: đĩa CD• Truyền thông trực tuyến: bằng các hình thức truyền thông trên internet, mạng xã hội facebook, Instagram, …….

• Các hình thức biển bảng: panol, bảng hiệu, áp phích…

3/ THỜI GIAN & NGÂN SÁCH

Việc lựa chọn thời gian để diễn ra kế hoạch & xác định ngân sách cho kế hoạch cũng là bước quan trọng.Việc lựa chọn thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xu hướng, thị trường, tình hình doanh nghiệp, mùa lễ hội, …..

a/ Truyền thông theo nhu cầu sản phẩm


Dựa vào tính năng của sản phẩm để thực hiện chiến dịch truyền thông, nhằm khơi gợi nhu cầu sữ dụng sản phẩm của khách hàng.

b/ Truyền thông theo mùa
Đa số các sản phẩm được lên kế hoạch truyền thông dựa trên các thời điểm quan trọng trong năm như: lễ 30/4, 1/5, tết trung thu, lê tình nhân, halowwen, nghỉ hè, giáng sinh, tết….

c/ Truyền thông theo dòng sự kiện
Sản phẩm dựa theo các sự kiện lớn để thực hiện các chiến dịch quảng bá như các giải bóng đá…

- - -

Marketing Event - Phoenix nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tổ chức sự kiện, tư vấnchiến lược, triển khai các hoạt động marketing 360, marketing digital, sản xuất vật phẩm quảng cáo, showroom...

Marketing Event - Phoenix với thế mạnh về đội ngũ nhân sự trẻ, sáng tạo, nhiệt huyết, năng động được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.Chúng tôi tự hào là lựa chọn ưu tiên đồng hành trong các cột mốc quan trọng củaquá trình phát triển của doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:Công ty truyền thông Phoenix [Tên thương hiệu: Marketing Event-Phoenix]

Tel:028. 222 99 295 Hotline: 0919 100 369

Email:  hoặc 

Website: //marketingevent.vn/

Facebook: Marketing Event - Phoenix

Tác giả www.marketingevent.vn

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc xây dựng chiến lược truyền thông vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Để có một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả, mời bạn đọc tìm hiểu về các nội dung dưới đây nhé!

Chiến lược truyền thông là gì?

Là các phương pháp, cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Từ đó khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu, sản phẩm của công ty.

4 bước xây dựng chiến lược truyền thông trong Marketing

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Để xây dựng một chiến lược truyền thông trong Marketing hoàn chỉnh, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là xác định được đối tượng khách hàng tiếp nhận thông điệp truyền thông. Để có thể phân định rõ ràng giữa phân khúc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.

Tiếp đến, doanh nghiệp cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại. Sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng này có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống.

Đặc biệt, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông sẽ càng đạt hiệu quả và mang tính thuyết phục cao.

Bước 2: Xác định được mục tiêu truyền thông

Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu cho chiến lược truyền thông marketing của mình, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được qua chương trình truyền thông đó.

Mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm,… Từ đó khách hàng có thễ dễ dàng ghi nhớ thông điệp, ấn tượng với sản phẩm của công ty. Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.

Bước 3: Xây dựng thông điệp cho chiến lược truyền thông

Xây dựng thông điệp dựa trên nghiên cứu của doanh nghiệp về thói quen truyền thông của khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định thông điệp mình muốn truyền tải đến khách hàng. Thông điệp truyền thông đó phải phản ánh được những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chiếm lấy một vị trí trong tâm trí đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Thông điệp có thể được truyền đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông hoặc việc tích hợp các phương tiện truyền thông khác nhau. Bao gồm truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, Internet, thư tín, bảng ngoài trời hoặc trạm xe buýt,… tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp.

Bước 4: Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông

Mỗi hoạt động truyền thông đều phải đạt được những kết quả và mang lại hiệu quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, do đó cần phải được đo lường. Để đo lường được hiệu quả của hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả mà hoạt động truyền thông đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra ban đầu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể so sánh chi phí phải bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể. Với những số liệu từ hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược truyền thông của mình một cách phù hợp với mục tiêu truyền thông theo từng giai đoạn cụ thể.

Kết luận

Để một chiến lược truyền thông đạt hiệu quả tuyệt đối, doanh nghiệp cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng, việc làm ra sản phẩm chất lượng góp phần rất lớn vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. LoyaltyHub chúc bạn đọc thành công!

Tìm hiểu thêm về Loyalty Hub tại: Marketing Loyalty Hub – YouTube

Video liên quan

Chủ Đề