Chim bồ câu để bao nhiêu tháng mới nhỏ năm 2024

chuồng trại được đầu tư kiên cố, từng dãy lồng được sắp xếp gọn gàng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ô nhỏ. Bên trong mỗi ô chuồng là 1 cặp chim bồ câu. Toàn bộ chuồng trại được lắp đặt hệ thống cấp nước uống tự động. Tiếng chim “gù” nhau hòa lẫn tiếng chim non vang khắp trang trại nghe thật vui tai.

Chim bồ câu để bao nhiêu tháng mới nhỏ năm 2024
Anh Hồng đang kiểm tra, chăm sóc đàn chim bồ câu

Anh Hồng chia sẻ: Anh bắt đầu nuôi chim cách đây 5 năm, ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm, anh chỉ nuôi với hơn 100 đôi chim. Qua quá trình nuôi, nhận thấy nhu cầu thị trường cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc cùng với đó là chim nuôi nhốt, chỉ cần diện tích nhỏ cũng có thể phát triển số lượng đàn lớn. Anh quyết định cải tạo, xây dựng 3 khu chuồng trại nuôi nhốt chim bồ câu, đầu tư lồng ghép chim, nhân số lượng lên dần và có quy mô 1400 cặp chim bố mẹ như bây giờ. Theo kinh nghiệm của anh, để nuôi chim bồ câu sinh sản có hiệu quả thì phải chú trọng đến tất cả các khâu trong quy trình chăn nuôi. Một trong những khâu quan trọng là chọn giống chim bố mẹ và chăm cho đến khi chúng sinh sản. Giống bồ câu anh chọn nuôi gồm bồ câu Pháp và bồ câu nội. Đây đều là giống chim dễ nuôi, nhanh lớn, mắn đẻ, ít dịch bệnh, chăm con khéo phù hợp với điều kiện nuôi địa phương. Giống chim nội thường con thương phẩm nhỏ hơn nhưng chất lượng thịt ngon, giá bán cao; còn giống chim Pháp con thương phẩm to hơn, thịt nhiều, dễ tiêu thụ. Về thức ăn có thể sử dụng lúa, ngô, đậu… hoặc cám công nghiệp. Chim mái khoảng 5-6 tháng tuổi bắt đầu sinh sản, mỗi lần đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 15-18 ngày trứng sẽ nở. Chim con sau 22-28 ngày là có thể xuất bán chim thương phẩm. Chim bố mẹ tiếp tục sinh sản lứa tiếp theo sau 10-12 ngày. Để tăng tỷ lệ trứng nở cao, con non khỏe, tránh được tình trạng hao hụt do dập, vỡ trứng... sau một thời gian nuôi và học hỏi kinh nghiệm từ các trại nuôi khác, anh sử dụng máy ấp trứng nhân tạo thay thế cho việc ấp tự nhiên. Khi chim bố mẹ đẻ trứng, toàn bộ trứng thật sẽ được lấy ra đưa vào máy ấp trứng, đồng thời trứng nhân tạo sẽ được đưa vào ổ thay thế cho trứng thật. Lúc này chim bố mẹ vẫn tiếp tục quá trình ấp trứng, tiết sữa diều như bình thường. Khi con nở sẽ được đưa trở lại chuồng cho chim bố mẹ nuôi. Một bí quyết nữa đó là anh áp dụng quy trình ghép con để nuôi.

Thông thường cứ 1 cặp bố mẹ sẽ đẻ trứng, ấp nở và nuôi 2 con con cho đến khi xuất bán thì mới tiếp tục sinh sản lứa tiếp theo. Để tăng năng suất sinh sản và đảm bảo sức khỏe lâu dài cho đàn chim bố mẹ, anh Hồng tiến hành ghép con, 1 cặp bố mẹ lúc này sẽ đảm nhận nuôi 3-4 con chim con. Những cặp bố mẹ còn lại không phải nuôi con sẽ tiếp tục sinh sản lứa tiếp theo. Mỗi cặp bồ câu thường chu kỳ sinh sản trong 5 năm, tuy nhiên sau hơn 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm cần loại bỏ và thay chim bố mẹ mới. Ngoài ra để phòng tránh dịch bệnh cho bồ câu cần thực hiện vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại phun tiêu độc khử trùng, dọn chuồng, thay ổ đẻ..

Với kinh nghiệm 5 năm nuôi chim bồ câu sinh sản, giờ đây anh Hồng có thể hoàn toàn chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim bồ câu. Tuy nhiên, anh vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm từ các chủ trại khác qua các hội nhóm và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nói chung và nuôi chim bồ câu nói riêng. Mỗi năm anh Hồng xuất bán khoảng 7000-8000 cặp chim thương phẩmvới giá bán từ 80-100 nghìn đồng/cặp, khoảng 2000 cặp chim giống với giá bán từ 220 - 320 nghìn đồng/cặp. Ngoài ra trại chim của anh còn xuất bán các sản phẩm như chim bố mẹ và chim hết tuổi sinh sản. Đầu ra của các sản phẩm hiện tại của trại cũng rất đa dạng, từ các chợ, thương lái, các nhà hàng, tiệc cưới… nội và ngoại tỉnh. Từ nuôi chim bồ câu mang lại tổng thu nhập khoảng 1-1,4 tỷ đồng.

Anh Nguyễn Đức Thắng - Chủ tịch hội nông dân xã Nghi Mỹ cho biết: Trang trại nuôi chim bồ câu hộ anh Đặng Nguyên Hồng ở xóm 1 là một trong những mô hình điển hình về phát triển kinh tế giỏi của xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, anh luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh đối với chim câu cho những người có nhu cầu học hỏi, chăn nuôi.

Nuôi chim bồ câu đang trở thành hướng đi mới hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao ở vùng quê Nghi Lộc. Ngoài đam mê thì khi chăn nuôi cần phải có định hướng và tìm hiểu thị trường và áp dụng kỹ thuật, tiến bộ công nghệ để đạt hiệu quả tốt nhất. Mong rằng mô hình của anh Đặng Nguyên Hồng phát triển bền vững, xứng đáng là tấm gương về nông dân làm kinh tế giỏi và góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Chim bồ câu để bao lâu thì áp?

Sinh sản Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng.

Chim bồ câu nở sau bao nhiêu ngày thì tách mẹ?

Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ. Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh.

Bồ câu ra ràng bao nhiêu ngày tuổi?

Bồ câu ra ràng là loại chim vừa mới nở khoảng 10 ngày tuổi, thuộc món đại bổ chính hiệu. Chính vì đặc tính này mà người xưa thường có câu “Nhất chim ra ràng, nhì nàng bỏ guốc” hoặc “Cau phơi tái, gái mãn tang, bồ câu ra ràng, gà mái ghẹ”. Để làm được món ngon nên chọn chim mới nở chừng 2 tuần trở lại.

Nuôi chim bồ câu để làm gì?

Do chim bồ câu có thịt ngon, bổ, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: nấu cháo, tiềm, khìa, quay... nên được nhiều người ưa chuộng, nhất là để bồi bổ cho trẻ em, người bệnh. Hiện nay, chim lấy thịt được anh Phong bán với giá từ 100 đến 200.000 đồng, chim giống từ 300 đến 500.000 đồng mỗi cặp.