Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là gì năm 2024

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (tạm dịch: Road-traffic Infrastructure) là các công trình đường bộ và công trình phụ trợ trên đường bộ.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là gì năm 2024

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Road-traffic Infrastructure) (Ảnh: Vietnamnews)

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Road-traffic Infrastructure)

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Road-traffic Infrastructure.

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là các công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lí hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo qui định của pháp luật.

3. Đơn vị quản lí công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kĩ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lí, bảo trì công trình.

Trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lí, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.

4. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

  1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về quản lí, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
  1. Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
  1. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo qui định của pháp luật;
  1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

đ) Chính phủ qui định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lí đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lí.

Trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. (Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

Theo Bộ GTVT, KCHTGT đóng vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH, là một trong ba đột phá chiến lược đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cần ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề cho phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

"Trong thời gian qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả của các Bộ, ngành Trung ương và của địa phương, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta đã có những đột phá đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước", Bộ GTVT thông tin.

Về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GTVT đã xây dựng, hoàn thiện, trình Quốc hội dự thảo Luật Đường bộ, phối hợp với Bộ Công an xây dựng dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, chỉ đạo tổng kết 4 Luật, Bộ luật chuyên ngành (hàng hải, hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa) để đề xuất sửa đổi, bổ sung; kịp thời sửa đổi các nghị định, thông tư; xây dựng 5 đề án phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông.

Bộ GTVT đã trình và được phê duyệt 4/5 quy hoạch ngành quốc gia (sớm hơn 1 năm so với yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ, tạo tiền đề để phê duyệt các dự án quan trọng quốc gia, định hướng phát triển giao thông trong quy hoạch tỉnh), riêng quy hoạch cảng hàng không đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đến nay, nhiều công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được tập trung đầu tư; quan điểm trong chỉ đạo và hành động là: Đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào khai thác, bảo đảm chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư.

Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng lên đáng kể, bảo đảm kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế, tạo động lực phát triển KT-XH, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước.

Các hình thái giao thông từng bước đồng bộ, hiện đại

Mạng lưới đường bộ cao tốc bước đầu được hình thành với 29 tuyến/đoạn tuyến cao tốc, tổng chiều dài 1.729km (từ đầu nhiệm kỳ đã hoàn thành 566km/3 năm bằng 1/2 khối lượng đã triển khai trong gần 20 năm trước đây khoảng 1.163km) góp phần tăng cường năng lực vận tải trên các hành lang kinh tế quan trọng.

Hiện nay, Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai thi công khoảng 1.071km; gấp rút hoàn thiện thủ tục để khởi công các đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Tuyên Quang - Hà Giang, Đồng Đăng - Trà Lĩnh,... để hoàn thành thêm khoảng 344km, phấn đấu đến năm 2025 cả nước có trên 3.000km đường bộ cao tốc; đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm vào Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Các địa phương được giao là cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền đang tích cực triển khai dự án theo hình thức đầu tư công và hình thức BOT. Hệ thống quốc lộ đã và đang được đầu tư theo quy hoạch như: QL1, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ trọng yếu, nhiều công trình cầu, hầm lớn đã được đầu tư xây dựng góp phần xóa bỏ các điểm nghẽn hạ tầng trong khu vực.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là gì năm 2024

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác vào tháng 11/2021

Hệ thống hạ tầng đường sắt được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, trong đó đã hoàn thành 4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh góp phần rút ngắn thời gian chạy tàu, nâng cao an toàn; đang triển khai 4 dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn còn lại, hoàn thành năm 2025; đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn: Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương.

Đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước và các tuyến đường sắt khác như: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Ngọc Hồi - Thạch Lỗi, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành,... làm cơ sở định hướng kêu gọi đầu tư.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là gì năm 2024

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép

Hệ thống cảng biển đến nay đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã đầu tư, đưa vào khai thác 286 bến cảng (thuộc 36 cảng biển cả nước) cơ bản đáp ứng năng lực vận tải, xuất khẩu hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước, luồng hàng hải được đầu tư đồng bộ với các bến cảng biển.

Cụ thể, đang triển khai thi công luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2); nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); xây dựng các bến số 3, 4, 5, 6 khu bến cảng Lạch Huyện; nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ phao số "0" vào khu bến cảng container Cái Mép, luồng Thọ Quang (Đà Nẵng), luồng Quy Nhơn (Bình Định), luồng Nam Nghi Sơn (Thanh Hóa).

"Các cảng, cụm cảng được đầu tư tương đối đồng bộ, từng bước hiện đại hóa trong hoạt động quản lý, vận hành cảng", Bộ GTVT cho biết.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là gì năm 2024

Tàu vận chuyển container hàng hóa di chuyển trên sông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh

Đường thủy nội địa đã cải tạo, đưa vào khai thác 17 tuyến vận tải, cơ bản từng bước đáp ứng nhu cầu vận tải thủy.

Để nâng cao năng lực vận tải, giải tỏa những điểm nghẽn trên các tuyến vận tải thủy trọng yếu, ngoài việc tiếp tục nạo vét duy tu.

Hiện nay, Bộ GTVT đang đầu tư nâng cao tĩnh không cầu Đuống khu vực phía Bắc và các cầu trên các tuyến đường thủy khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là gì năm 2024

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Hệ thống cảng hàng không đã cải tạo và đưa vào khai thác 22 cảng, cơ bản đáp ứng nhu cầu hành khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, hội nhập quốc tế.

Thời gian qua đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn, nhà ga Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; đã khởi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1), Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cải tạo, mở rộng một số cảng hàng không: Điện Biên, Cát Bi, Phú Bài.

Bộ GTVT

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã từng bước đồng bộ, hiện đại, tạo lập cơ cấu vận tải hợp lý, hiệu quả, góp phần hạn chế TNGT trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?

Hạ tầng đường bộ bao gồm hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng. Ngoài ra còn có cầu vượt, cầu chui, hay bến bãi đỗ xe, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng… Hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng hiện nay của người dân.

Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật là gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, hệ thống chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, nhà để xe ô tô, sân bãi để xe máy móc thiết bị) dành cho dịch vụ công cộng.

Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là gì?

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghiệp và cho các nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ ...

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gồm những gì?

- Kết cấu hạ tầng kinh tế (hay kết cấu hạ tầng sản xuất kỹ thuật) xuyên suốt những ngành phục vụ trực tiếp cho sản xuất, gồm trang thiết bị về kĩ thuật, phương tiện xây dựng, giao thông công chính, vận tải, thông tin, hệ thống cung cấp năng lượng, kho bãi, cấp nước, thoát nước, các kho bảo quản, chế biến, dịch vụ, ...