Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh năm 2024

Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên thông qua việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

Tóm tắt:

Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây được coi là “sức mạnh mềm”, là nguồn nội lực cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là một việc làm vô cùng cần thiết. Bài viết đề xuất biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên. Cụ thể, bài viết đề cập đến mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cũng như điều kiện để thực hiện biện pháp này trong thực tiễn.

Tham khảo:

[1] Phan Thanh Long (chủ biên), (2016), Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học phục vụ quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Đặng Thị Phương Duyên - Dương Thị Thanh Xuân, (2016), Kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Phan Minh Tiến, (2019), Giáo dục giá trị trong nhà trường, Kỉ yếu hội thảo quốc tế “Giáo dục giá trị trong nhà trường”, NXB Đại học Huế.

[4] Đỗ Thị Thanh Hà - Cao Thị Hoa, (2019), Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Giáo dục giá trị trong nhà trường”, NXB Đại học Huế.

[5] Bộ Chính trị, (15/5/2016), Chỉ thị 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.

[6] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khung chương trình chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, mã ngành 701.

[7] Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X (nhiệm kì 2018 - 2023).

[8] Trần Thị Cẩm Tú, (2017), Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Là nhà nghiên cứu giáo dục và vừa hoàn thành đề tài về giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường, bà nhận định thế nào về vai trò của giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh hiện nay?

- Sự thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội đã làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc theo 2 hướng tích cực và tiêu cực, tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều thách thức. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với những giá trị bền vững, tinh hoa của dân tộc là rất quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu này, giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cần thiết. Giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường sẽ góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú, lành mạnh; trên cơ sở đó hình thành nhân cách sống cho mỗi học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh văn hóa truyền thống nói chung có nguy cơ bị văn hóa hiện đại lấn át, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị quên lãng hoặc bị thương mại hóa... thì việc giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ càng trở nên cấp thiết.

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh năm 2024

Nguồn: ITN

- Từ thực tế nghiên cứu, bà có thể cho biết thực trạng giảng dạy văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông hiện nay như thế nào?

- Giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường đang được thực hiện thông qua việc tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ như sinh hoạt ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, sinh hoạt chung trong những ngày lễ lớn... Ngoài ra, các giá trị văn hóa truyền thống còn được giáo dục thông qua các kênh truyền thông và lễ hội của địa phương. Các trường đã và đang cố gắng phối hợp với bảo tàng, trung tâm văn hóa để giáo dục truyền thống văn hóa địa phương.

- Những bất cập trong việc giảng dạy, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống hiện nay với học sinh phổ thông là gì, thưa bà?

- Tôi cho rằng, giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường đã được quan tâm nhưng việc tổ chức các hoạt động nhằm khơi gợi và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống chưa thường xuyên và chưa được kiểm tra, giám sát. Các bài giảng chỉ đơn thuần lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn, hình thức giáo dục nghèo nàn và khô cứng. Việc tích hợp các giá trị văn hóa trong nội dung chương trình học còn tản mạn, chưa có định hướng chung. Nội dung truyền đạt xa vời với hiểu biết của học sinh. Khi các em không có cơ hội được nghe hát xoan, hát xẩm... không được xem dệt thổ cẩm... thì các em chỉ hiểu về chúng một cách mơ hồ.

Bên cạnh đó, sự vận động của thực tiễn đã làm cho nhiều nội dung chương trình (dù vừa đổi mới) chưa thật phù hợp với đối tượng giáo dục trong thời đại mới. Hay một số giá trị văn hóa truyền thống được giảng dạy trong các cấp học chưa được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, trình độ, vùng miền và dân tộc. Sách giáo khoa cũng chưa chú ý đến điều kiện vùng miền, trình độ nhận thức của học sinh nên gây khó khăn cho giảng dạy...

- Theo bà, làm thế nào để giáo dục thế hệ trẻ hiểu được rằng, dù ở thời đại nào cũng cần kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa truyền thống với giá trị hiện đại, trong đó các giá trị truyền thống luôn luôn làm nền tảng cho các giá trị mới?

- Chúng ta cần xác định, nội dung giảng dạy văn hóa truyền thống sẽ tập trung vào một số vấn đề cốt lõi như lòng yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết... Đây là nội dung xuyên suốt trong quá trình giáo dục ở nhà trường thông qua các môn học. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống nêu trên, cần giáo dục cho học sinh những giá trị mới cần thiết để hình thành nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như năng động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, tự tin, dám nghĩ dám làm, đề cao trách nhiệm cá nhân, lối sống lành mạnh...

Trong giáo dục cần phát huy tích hợp giá trị văn hóa truyền thống qua một số môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức, Lịch sử, Ngữ văn; qua đó, các em sẽ xác định trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đó. Đồng thời rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết để thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội. Có kỹ năng đánh giá, phê phán những việc làm đúng và chưa đúng trong giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng.