Chính sách cho giáo viên và CBQL GDMN

Chính sách đối với giáo viên mầm non theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP [Ảnh minh họa]

Chính sách đối với GVMN làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp

- Đối tượng hưởng chính sách:

GVMN đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tự thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những điều kiện sau:

+ Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh GVMN theo quy định;

+ Có HĐLĐ với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục;

+ Trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Nội dung chính sách

Được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.

Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.

Chính sách đi vi GVMN dy lp ghép, tăng cưng tiếng Vit cho tr em ngưi dân tc thiu s

- Đối tượng hưởng chính sách:

GVMN dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau:

+ Trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.

+ Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.

- Nội dung chính sách:

Được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng năm học.

[Theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP, thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm]

Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Chính sách hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn đối với GVMN dân lập, tư thục

- Đối tượng hưởng chính sách:

GVMN [bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhóm, tổ trưởng chuyên môn] đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định.

[Theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP, đối tượng hưởng chính sách này là GVMN [bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng].

- Nội dung chính sách:

Được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Hằng năm, căn cứ kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tự thục lập danh sách giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng gửi phòng giáo dục và đào tạo. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định.

Nghị định 105/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2020 và thay thế Nghị định 06/2018/NĐ-CP. Riêng chính sách đối với giáo viên mầm non tại khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2018/NĐ-CP thực hiện đến hết năm 2021.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Cử tri Hải Phòng đề nghị Chính phủ quan tâm xây dựng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non, nhân viên chăm sóc trẻ tại tất cả các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng: bố trí tăng định mức giáo viên/lớp đạt tối đa 2,5 giáo viên đối với lớp nhà trẻ; 2,2 giáo viên/lớp đối với mẫu giáo để đỡ áp lực, giảm cường độ, giờ làm cho giáo viên; cải thiện chính sách tiền lương [tăng mức lương cơ sở; nâng mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non [tăng từ 35% đến 40% - 45%], hỗ trợ làm thêm giờ, trực trưa; hoặc có chính sách đặc thù riêng cho giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ để các cô yên tâm công tác, gắn bó với nghề, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay.

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Đối với đề nghị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền một số chính sách ưu đãi đối với giáo viên cấp mầm non, trong đó có giáo viên nhà trẻ như:

Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non bằng hoặc cao hơn so với giáo viên các cấp học khác thuộc hệ thống giáo dục phổ thông trên cùng địa bàn, trong đó có ưu tiên cho giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa với mức phụ cấp cao nhất [mức phụ cấp 50%];

Giảm số giờ làm việc trên lớp từ 8 giờ/ ngày xuống còn 6 giờ/ ngày;

Tăng định mức giáo viên/lớp: bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp; đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp;


Giáo viên mầm non được xếp hạng, xếp lương thế nào theo quy định mới?

Giáo viên mầm non hợp đồng tại trường công lập được hưởng theo thang, bảng lương như giáo viên trong biên chế;

Giáo viên mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp theo chính sách của Chính phủ; Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ;

Giáo viên mầm non được thanh toán tiền mua tài liệu học tập tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số theo quy định;

Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng với thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm [từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau]...

Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, Nhà nước chưa có quy định về chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với giáo viên. Tuy nhiên, có một số địa phương đã có chính sách hỗ trợ chế độ trực trưa đối với giáo viên mầm non.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và trình Chính phủ bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành giáo dục, trong đó có chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên mầm non.

Linh Hương

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Video liên quan

Chủ Đề