Chip căn cước công dân sản xuất ở đâu

Việt Dũng   -   Chủ nhật, 21/11/2021 12:30 [GMT+7]

Người dân trú trên địa bàn quận Long Biên [Hà Nội] làm thẻ căn cước công dân tại địa điểm lưu động. Ảnh: LĐO

Hiện nay, thực trạng người dân đi làm căn cước công dân gắn chip nhiều tháng chưa được nhận không hiếm. Trong trường hợp đó, công dân có thể liên hệ qua hai cách: 

Thứ nhất, nhắn tin qua Fanpage Facebook của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư [có dấu tick xanh].

Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư là đơn vị trực tiếp quản trị, vận hành Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân [trực thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an].

Vì thế, công dân có thể hỏi thông tin trả thẻ căn cước công dân gắn chip tại Fanpage và email trên để được trả lời nhanh nhất.

Khi nhắn tin, người dân cần cung cấp 5 thông tin cá nhân gồm: danh tính, ngày tháng năm sinh, nơi làm hồ sơ cấp căn cước công dân và ngày làm hồ sơ để cán bộ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận, tra cứu, phản hồi thông tin.

Thứ hai, công dân liên hệ cơ quan công an cấp huyện hoặc bưu điện [nếu đăng ký nhận thẻ bằng hình thức chuyển phát] nơi làm hồ sơ căn cước công dân để được cung cấp thông tin về tiến độ in và trả thẻ. 

Theo  Fanpage “Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư”, sau khi tiếp nhận thông tin thắc mắc về việc trả thẻ căn cước công dân, những trường hợp chậm trả thẻ do phía Trung tâm chậm phê duyệt hoặc chậm in, cơ quan này sẽ nhanh chóng lập danh sách và in trả trong thời gian nhanh nhất có thể. Danh sách này được cập nhật 2-3 ngày/lần và chuyển cho bộ phận in thẻ của Trung tâm để giải quyết.

Vì thế, nếu xác định thẻ của mình chậm trả do chưa được in, người dân có thể nhắn tin trực tiếp đến Fanpage để trình bày và được hỗ trợ in thẻ sớm nhất.

Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận phản ánh của nhân dân, rất nhiều trường hợp Cục đã trả thẻ từ lâu nhưng người dân chưa nhận được.

Việc này có thể xuất phát từ phía bưu điện hoặc Công an địa phương. Vì thế, sau khi xác nhận thẻ đã được in và trả về địa phương, người dân có thể thực hiện như sau:

Nếu đăng ký nhận thẻ trực tiếp, công dân lên trực tiếp Công an cấp huyện để yêu cầu trả thẻ;

Nếu đăng ký nhận thẻ qua đường bưu điện, người dân gửi email tới với các nội dung sau: Họ tên/SĐT/Số CMND/Địa chỉ/Ngày làm CCCD/Nơi làm để được hỗ trợ kiểm tra việc giao nhận thẻ.

Hiện, việc sử dụng thẻ gắn chip đã trở nên phổ biến, rộng khắp trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Bộ Công an đang tập trung đảm bảo sản xuất nhanh nhất, cung cấp căn cước công dân đến tay người dân sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, tình hình cung ứng chip trên thế giới đang khan hiếm khiến việc sản xuất thẻ bị chậm. Ngoài ra, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên tiến độ trả căn cước công dân cũng diễn ra chậm hơn dự kiến.

Theo Công an Hà Nội, tính đến ngày 15/11, thành phố thu nhận được 5.189.820 hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chip và đã trả 4.426.816 thẻ căn cước công dân. Công an TP đang triển khai nhiều tổ công tác tiếp tục thu nhận hồ sơ cấp thẻ gắn chip tại các quận, huyện.

Vừa qua, Hà Nội đã yêu cầu một số công dân làm lại hồ sơ do có thông tin bị sai sót như tên tuổi, địa chỉ, ngày, tháng năm sinh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: DANH TRỌNG

Sáng 22-6, Bộ Công an tổ chức lễ tổng kết xây dựng triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD và lễ công bố vận hành chính thức hệ thống từ ngày 1-7-2021.

Cấp hơn 98 triệu mã số định danh cho công dân

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng sau khi Bộ Công an hoàn thành việc xây dựng 2 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia [CSDLQG] về dân cư và sản xuất, cấp căn cước công dân [CCCD] gắn chip.

Thủ tướng đánh giá cao việc hoàn thành tiến độ xây dựng và triển khai các dự án, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia hiện đại, kết nối đường truyền đến tận chính quyền cấp xã, đồng thời đảm bảo an ninh an toàn thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao.

"Việc xây dựng hoàn thành 2 dự án có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi phương thức quản lý dân cư từ thủ công sang hiện đại, khắc phục được tình trạng thiếu thống nhất trong quản lý thông tin công dân giữa các ngành, đơn vị, địa phương", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, thứ trưởng Bộ Công an, cho biết đến nay toàn quốc đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống CSDLQG về dân cư hơn 102 triệu phiếu DC01 [phiếu thu thập thông tin dân cư] từ các nguồn thông tin.

Bộ đã chỉ đạo công an các địa phương rà soát, “làm sạch” dữ liệu trên hệ thống phần mềm và củng cố hồ sơ sổ sách, tàng thư hồ sơ hộ khẩu được hơn 98 triệu nhân khẩu [đạt 95,8%].

Trên cơ sở dữ liệu dân cư được làm sạch, ngày 18-6, Bộ Công an đã cấp đồng loạt hơn 98 triệu số định danh cho công dân trên toàn quốc đang có trên hệ thống.

Chính thức vận hành hai hệ thống CSDLQG về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý CCCD - Ảnh: DANH TRỌNG

Đã in, trả trên 19 triệu thẻ CCCD

Về kết quả dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, với sự quyết tâm của toàn lực lượng, chỉ trong thời gian ngắn từ ngày 1-3 đến nay, toàn quốc đã thu nhận được trên 54 triệu hồ sơ cấp thẻ CCCD.

Bộ Công an cũng đã nghiên cứu, xây dựng việc cấp CCCD cho nhân khẩu tạm trú để công dân không phải quay về nơi thường trú làm CCCD, rút ngắn thời gian di chuyển cho công dân.

Về việc in và trả thẻ CCCD, Bộ Công an đã chỉ đạo các nhà thầu chuẩn bị nhân lực, phương tiện bảo đảm công suất in và trả 500.000 thẻ/ngày.

Thông tin về tình trạng chậm trả căn cước công dân gắn chip cho người dân, Bộ Công an cho biết hiện nay do khó khăn khách quan từ việc khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu trên thế giới, nhất là chip điện tử [do tác động của đại dịch COVID-19 và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn].

Việt Nam phải nhập khẩu chip từ nước ngoài nên tiến độ in và trả thẻ chưa đạt mục tiêu theo kế hoạch, đến nay đã in và trả trên 19 triệu thẻ CCCD gắn chip cho công dân.

Bộ Công an đang tích cực chỉ đạo các nhà thầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ in và trả thẻ CCCD cho công dân trong thời gian sớm nhất.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoạt động: Người dân được lợi gì?

DANH TRỌNG - THÂN HOÀNG

Bắt đầu từ tháng 2/2021 việc cấp thẻ căn cước công dân [CCCD] gắn chip được tích cực triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi thắc mắc về loại thẻ căn cước mới này. Dưới đây là tổng hợp 7 câu hỏi liên quan đến thẻ CCCD gắn chip mà người dân cần biết.

Những câu hỏi liên quan đến thẻ CCCD gắn chip người dân cần nắm được - Ảnh

1. Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân?

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip theo quy định. 

Như vậy khi thẻ CCCD mã vạch vẫn còn giá trị sử dụng thì người dân không bắt buộc phải đổi thẻ CCCD gắn chip. Trường hợp công dân bắt buộc phải đổi là trường hợp có CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới.

Xem thêm >> Từ 1/1/2021 chính thức cấp thẻ căn cước gắn chip

2. Từ bao nhiêu tuổi thì được làm thẻ

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 06/2021/TT-BCA ban hành ngày 23/1/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip thì đối tượng áp dụng thẻ CCCD gắn chip bao gồm:

“1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

2. Công an các đơn vị, địa phương.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân”.

Theo quy định nêu trên thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì được làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip. 

3. Thẻ CCCD gắn chip có lợi ích gì?

Áp dụng thẻ CCCD gắn chip là một bước tiến mới, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính. Nhờ vậy, việc quản lý dân cư cũng như các thông tin khác trở nên dễ dàng và thuận tiện. Người dân sử dụng thẻ CCCD gắn chip được bảo mật thông tin tối ưu.

Cụ thể, các lợi ích cơ bản của thẻ căn cước công dân gắn chip như sau: 

Lợi ích cơ bản của thẻ căn cước công dân gắn chip - Ảnh

  • Đối với cơ quan quản lý: Đồng bộ thông tin trong dữ liệu quản lý dân cư quốc gia, quản lý dễ dàng, tiết kiệm thời gian chi phí...

  • Đối với người dân: Đơn giản hồ sơ giấy tờ, tích hợp được nhiều thông tin về BHXH, BHYT, tránh giả mạo giấy tờ, bảo mật thông tin...

[Infographic] >> Thẻ CCCD có gắn chip và những lợi ích khi sử dụng

4. Sử dụng thẻ CCCD gắn chip có thể thay thế các loại giấy tờ gì?

Trên thẻ CCCD có gắn chip điện tử nhờ vậy mà có thể tích hợp được rất nhiều các thông tin của công dân. Thẻ căn cước công dân sẽ tích hợp các thông tin liên quan đến BHXH, BHYT, giấy tờ xe, tạm trú tạm vắng…

Trong tương lai thẻ CCCD gắn chip có thể thay thế các giấy tờ được tích hợp nêu trên. Hiện tại chúng ta đang từng bước để tối ưu các loại giấy tờ và thủ tục giúp việc quản lý gọn nhẹ và dễ dàng.

5. Thẻ CCCD gắn chip có bị theo dõi không?

Thẻ căn cước công dân gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử [viết tắt là e-ID]. Con chip được gắn trên thẻ có kích thước tương tự như con chip trên thẻ ATM. Người dân khi sử dụng thẻ sẽ không bị theo dõi và hoàn toàn có thể yên tâm về điều này.

Thẻ CCCD gắn chip đóng vai trò làm thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Để đọc được các thông tin trên thẻ cần có các thiết bị đặc biệt mà các bộ phận chuyên trách của Bộ Công an quản lý.

6. Phí làm thẻ CCCD gắn chip là bao nhiêu?

Phí làm thẻ CCCD gắn chip được quy định theo từng trường hợp làm thẻ và thời gian làm thẻ. Trong thời gian cao điểm từ 1/1/2021 đến ngày 30/6/2021 người dân được ưu đãi khi làm thẻ CCCD.

Người dân làm thẻ CCCD gắn chip theo hướng dẫn của Bộ Công an - Ảnh

Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định tại Thông tư 112/2020/TT-BTC và Thông tư 59/2019/TT-BTC. Cụ thể như sau:

  • Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 30/6/2021 lệ phí làm căn cước công dân được giảm 50% so với quy định. 

  • Từ ngày 1/7/2021 lệ phí sẽ được tính về mức thu lệ phí thông thường theo quy định tại Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC. 

Đơn vị: đồng/thẻ

STT

Loại lệ phí

Mức thu từ 01/01/2021 - 30/6/2021

Mức thu từ 01/7/2021

1

Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD

15.000

30.000

2

- Đổi thẻ CCCD khi:

- Bị hư hỏng không dùng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ;

- Khi công dân yêu cầu.

25.000

50.000

3

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam

35.000

70.000

Lệ phí làm căn cước công dân gắn chip năm 2021.

Khi đi làm thẻ CCCD gắn chip công dân căn cứ vào bảng trên để chủ động về chi phí làm thẻ.

7. Có được giữ nguyên số CMND khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip?

Có được giữ nguyên số CMND khi đổi sang thẻ CCCD gắn chip cũng là thắc mắc của nhiều người dân. Theo quy định:

  • Mẫu CMND 9 số được cấp theo Quyết định 998/2001/QĐ-BCA[C11] ngày 10/10/2001, theo đó thì số CMND bao gồm 9 số.

  • Mẫu CCCD gắn chíp được cấp theo Thông tư 06/2021/TT-BCA và số thẻ CCCD gắn chíp gồm 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014.

Như vậy việc đổi/cấp lại từ CMND 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp sẽ thay đổi số CMND từ 9 số sang 12 số.

Bên cạnh đó, số CMND loại 12 số [CCCD mã vạch] và thẻ CCCD gắn chíp đều có 12 số và là mã số định danh cá nhân nên khi chuyển từ CMND 12 số/CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp số CMND sẽ không thay đổi.

Xem thêm >> Ý nghĩa 12 con số trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Kết luận

Trên đây là 07 câu hỏi liên quan đến thẻ CCCD gắn chip mà người dân cần biết. Để thực hiện kế hoạch triển khai thẻ CCCD gắn chip trên toàn quốc đồng thời có nhiều lợi ích, người dân cần sớm thực hiện đổi thẻ theo quy định. Mọi thông tin mới nhất liên quan đến thẻ CCCD gắn chip sẽ được BHXH điện tử cập nhật tại website: //ebh.vn/ 

Bạn đọc quan tâm >> Mẫu CC01 - Mẫu tờ khai đăng ký căn cước công dân mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề