Cho trẻ ăn dặm lúc nào là tốt nhất

Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.

Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.

Thức ăn bổ sung là các loại thức ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ ngoài sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ.

Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa dạng và đủ về mặt số lượng để trẻ lớn và phát triển.

Thức ăn dạng lỏng, kể cả sữa (sữa công thức pha với nước hay sữa tươi) và các loại nước trái cây không được coi là thức ăn bổ sung vì những thức ăn này cạnh tranh và thay thế sữa mẹ, làm giảm lượng sữa mà đáng lẽ trẻ vẫn được bú mẹ

Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung hợp lý nhất:

Cho trẻ ăn dặm lúc nào là tốt nhất

Thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung hợp lý nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi (180 ngày) để giúp trẻ phát triển tốt.

Cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, vì vậy khi trẻ được 5 tháng tuổi mẹ nên tìm hiểu cách chọn thức ăn và cách cho trẻ ăn bữa ăn bổ sung đầu tiên, học thêm các kiến thức và kỹ năng cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

Các dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung:

● Trẻ thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn;

● Trẻ thích đưa thứ gì đó vào miệng;

● Trẻ có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng;

● Trẻ bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống

Các nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn:

  • Các nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng hay 26 tuần)

Trẻ giảm bú mẹ vì vậy sẽ làm giảm khả năng tạo sữa mẹ;

Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, mắc tiêu chảy, suy dinh dưỡng, dị ứng do thức ăn bổ sung không phù hợp với khả năng tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ;

Trẻ giảm bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mang thai của bà mẹ.

  • Các nguy cơ khi cho trẻ ăn bổ sung quá muộn (sau 6 tháng hay 26 tuần)

Trẻ không nhận được các thức ăn cần thiết để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng mà sữa mẹ ở giai đoạn này không đáp ứng được đầy đủ cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sắt.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi đấy mẹ. Lý do là bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ cũng không còn bảo đảm về lượng để đáp ứng nhu cầu trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ ăn dặm sớm có sao không?

Một số trường hợp, mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé ăn dặm sớm, bắt đầu từ 5 tháng hay thậm chí là 4 tháng tuổi.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho con ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Bé chưa có đủ enzyme amylase và một số men tiêu hóa khác để tiêu hóa các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo – thường có nhiều trong thành phần của bột ăn dặm.

Cho trẻ ăn dặm lúc nào là tốt nhất

“Bé mấy tháng ăn dặm được?” luôn là thắc mắc của mẹ.

Trẻ bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng thì sao?

Cũng không nên đâu mẹ nhé! Nếu để bé bắt đầu ăn dặm lúc 7 – 8 tháng tuổi, có khả năng con sẽ thiếu chất và năng lượng như đã nói ở trên. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm để hình thành khẩu vị trẻ, nên ăn dặm muộn sẽ gây khó khăn về sau trong việc tiếp nhận nhiều mùi vị cũng như đa dạng thực phẩm cho trẻ.

Hơn nữa, tròn 6 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu phát triển cân nặng và chiều cao rõ rệt. Trung bình bé sẽ tăng khoảng từ 150gr đến 200gr mỗi tuần và có thể thấy đây là mức độ tăng trọng khá nhanh. Sữa mẹ giờ đây không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé tăng trưởng. Do đó, cho con yêu tập ăn dặm sau thời điểm 6 tháng tuổi là không nên mẹ nhé!

Cho trẻ ăn dặm lúc nào là tốt nhất

Sữa mẹ kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Qua các thông tin trên, hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời mấy tháng trẻ ăn dặm được rồi đúng không nào? Bên cạnh độ tuổi thì tùy vào thể trạng, tình hình sức khoẻ mỗi bé sẽ có thời điểm bắt đầu ăn dặm khác nhau. Để chắc chắn rằng con yêu có đủ khả năng bước vào thế giới ăn dặm hay chưa thì mẹ có thể quan sát con có biểu hiện sau đây mẹ nhé:

  • Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp và giữ đầu thăng bằng.
  • Bé thích cho đồ chơi hoặc những vật có thể cầm nắm được vào miệng.
  • Bé háo hức đưa người về phía trước khi thấy người lớn ăn.
  • Bé thể hiện sự thích thú và chóp chép nhai khi được mẹ đút một ít thức ăn xay nhuyễn và loãng.

Mẹ cũng nên lưu ý là giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và bữa ăn dặm chỉ là bữa phụ, bổ sung dưỡng chất và năng lượng, đảm bảo khẩu phần cho con yêu. Ăn dặm là để giúp bé làm quen với hương vị và màu sắc thức ăn, nên mẹ đừng vội vàng, hãy cho con thời gian tiếp nhận từ từ. Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm những điều nên và không nên khi cho trẻ ăn dặm, nhớ xem thêm tại đây nhé.

Cho trẻ ăn dặm lúc nào là tốt nhất

Bữa ăn dặm của bé cần có đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ và chất béo.

Chắc hẳn mẹ đã tìm được cho mình câu trả lời mấy tháng trẻ ăn dặm được rồi. Nhìn chung, hầu hết các bé phát triển và sẵn sàng ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Vậy nên các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến nghị rằng: Hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời hoặc kết hợp với sữa công thức khi được bác sĩ hoặc nhân viên y tế chỉ định. Sau đó, tập cho bé ăn dặm từ giai đoạn này, sớm hay muộn hơn đều không nên, tốt nhất là đúng thời điểm và phù hợp với thể trạng của bé sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con mẹ nhé!