Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH

 Viết phương trình phản ứng để giải thích hiện tượng xảy ra khi:

.a. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

.b. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

.c. Cho từ dung dịch Al2[SO4]3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

Hướng dẫn giải:

. a] Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

Xuất hiện kết tủa keo trắng Al[OH]3

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al[OH]3 + 3NH4Cl

. b] Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al[OH]3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt.

3NaOH + AlCl3 → Al[OH]3↓ + 3NaCl

Al[OH]3 + NaOH → Na[Al[OH]4]

.c] Cho từ dung dịch Al2[SO4]3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

Nếu cho từ từ dung dịch Al2[SO4]3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al[OH]3 sau đó kết tủa tan ngay.

Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2[SO4]3 ban đầu sẽ có kết tủa keo trắng Al[OH]3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.

Al2[SO4]3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al[OH]3↓

Al[OH]3 + NaOH → Na[Al[OH]4]

Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng: 


A.

xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

B.

xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.

C.

xuất hiện kết tủa màu xanh.

D.

xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.

60 điểm

nguyễn thị hiền linh

Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì: A. đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo B. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan lại C. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại

D. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện

Tổng hợp câu trả lời [1]

Ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan ngay lập tức do NaOH dư: AlCl3 + 3NaOH → Al[OH]3↓ + 3NaCl Al[OH]3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Ta không quan sát thấy kết tủa. Sau đó khi AlCl3 dư thì bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng keo: AlCl3 + 6H2O + 3NaAlO2 → 4Al[OH]3 ↓ + 3NaCl Đáp án A

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nước có chứa nhiều ion nào sau đây gọi là nước cứng: A. K+ ; Na+ B. Cu2+ ; Fe2+ C. Ca2+ ; Mg2+ D. Zn2+ ; Al3+
  • Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra trong dung dịch? A. Fe+ZnCl2 B. Mg+NaCl C. Fe+Cu[NO3]2 D. Al+MgSO4
  • Cho dãy các kim loại sau : Ni, Fe, Zn, Na, Cu, Al, Ag. Số kim loại trong dãy khử được ion Fe3+ trong dung dịch muối là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
  • Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít khí H2 [đktc]. Giá trị của m là: A. 8,4 B. 9,6 C. 10,8 D. 7,2
  • Nhúng một thanh sắt dư vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là: A. 0,05 B. 0,5 C. 0,625 D. 0,0625
  • Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra [đktc]. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là A. 51,6. B. 117,5. C. 115,5. D. 80.
  • Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa ? A. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl. B. Đốt bột sắt trong khí clo. C. Cho bột đồng vào dung dịch Fe2[SO4]3. D. Để đoạn dây théo trong không khí ẩm.
  • Cho phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 →Fe[NO3]3 + NO2 + NO + H2O Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 1 : 2 thì hệ số cân bằng của HNO3 trong phương trình hoá học là A. 48 B. 38 C. 30 D. 66
  • Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Tạo thành chất rắn màu đỏ. C. Không có hiện tượng gì. D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
  • Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối? A. Fe3O4 + dung dịch HCl dư → B. NO2 + dung dịch NaOH dư → C. CO2 + dung dịch NaOH dư → D. Ca[HCO3]2 + dung dịch NaOH dư →

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì:


A.

đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo

B.

đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan lại

C.

đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại

D.

không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện

Video liên quan

Chủ Đề