Dịch vụ phần mềm có chịu thuế không

[Chinhphu.vn] – Trường hợp công ty cung cấp các dịch vụ phần mềm được quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP thì các dịch vụ phần mềm đó thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Công nghệ Việt Nam [TPHCM] hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo cho các dự án công nghệ thông tin.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, việc lập dự án, thiết kế thi công, thẩm tra dự án, giám sát lắp đặt, cài đặt liên quan đến xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin thì áp dụng thuế suất 0% hay 10%?

Ngoài ra, việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu liên quan đến gói thầu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin thì áp dụng thuế suất 0% hay 10%?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin thì:

“3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a] Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b] Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e] Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d] Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ] Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e] Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g] Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h] Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i] Các dịch vụ phần mềm khác”.

Theo quy định tại Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT: “21... Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Công nghệ Việt Nam cung cấp các dịch vụ phần mềm được quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP nêu trên thì các dịch vụ phần mềm đó thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.

Tổng cục Thuế trả lời để Công ty được biết và liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn cụ thể.

Theo Chinhphu.vn

Công ty cung cấp dịch vụ gia công phần mềm có chịu thuế GTGT không? Và để trả lời cho câu hỏi phía trên hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tư vấn dịch  vụ kế toán thuê ngoài: Gọi Ngay: 0899 088 486

1. Gia công phần mềm là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi “ Công ty gia công phần mềm có chịu thuế GTGT hay không?” thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về gia công phần mềm là gì?

Gia công phần mềm được định nghĩa căn cứ theo Điều 9 Khoản 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin như sau:

Gia công phần mềm là một hoạt động mà trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một hoặc  nhiều công đoạn nhằm mục đích hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo đúng yêu cầu của bên thuê gia công.

Ngoài ra, Bảo Tín còn cung cấp thêm cho bạn một số nội dung liên quan để bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ gia công phần mềm này như sau:

Gia công phần mềm được hiểu như là việc làm thuê một phần hoặc toàn phần các dự án phần mềm với tư cách gia công sản phẩm thay vì sở hữu sản phẩm. Việc định đoạt sản phẩm phụ thuộc vào nơi thuê gia công phần mềm.

Nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện công việc gia công phần mềm là làm ra những sản phẩm thỏa mãn được những yêu cầu của đơn vị hoặc tổ chức thuê gia công và không tham gia vào công việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm được gia công đó. Như vậy, gia công phần mềm chỉ là một giai đoạn trong quá trình đưa sản phẩm đến với tay người tiêu dùng.

2. Liệu công ty gia công phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Theo Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013, 2014, 2016 quy định:

“ Điều 3: Đối tượng chịu thuế:

Hàng hóa và dịch vụ sử dụng trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, ngoại trừ các đối tượng quy định căn cứ theo Điều 5 tại Luật này.”.

Căn cứ vào Khoản 21 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2013, năm 2014 và năm 2016 quy định như sau:

Chuyển giao công nghệ theo quy định của luật chuyển giao công nghệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính.

Cụ thể hóa các nội dung của Luật này, tại Điều  Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng [GTGT] cùng với Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

Điều 2. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng [GTGT] là các loại hàng hóa, dịch vụ dùng trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ được mua của tổ chức hoặc cá nhân khi ở nước ngoài], trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng GTGT. 

Điều 4. Đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng [GTGT].

Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ hay chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng [GTGT] tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao hay chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị. Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hướng dẫn 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật đều không chịu thuế giá trị gia tăng [GTGT].

Tổng hợp các thông tin ở trên, như vậy doanh nghiệp bạn sản xuất sản phẩm phần mềm máy tính thuộc đối tượng hàng hóa không phải chịu thuế giá trị gia tăng [GTGT]. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề Kế toán – Thuế hãy liên hệ với Bảo Tín sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề liên quan.

Tư vấn dịch vụ kế toán thuê ngoài: Gọi Ngay: 0899 088 486

Doanh nghiệp tôi muốn đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm. Chúng tôi muốn biết sản phẩm phần mềm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Trả lời

Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008; sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2016 quy định:

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”.

Khoản 21 Điều 5 3 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008; sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2016 quy định:

“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.”.

Cụ thể hóa các nội dung của Luật này, tại Điều 2 và Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:

“Điều 2. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng [GTGT] là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam [bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài], trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”.

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật đều không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó doanh nghiệp bạn sản xuất sản phẩm phần mềm máy tính thuộc đối tượng hàng hóa không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Gia Khanh

Văn Bản Pháp Quy

Video liên quan

Chủ Đề