Tài sản có nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ Tài sản là gì:

Tài sản nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 12 ý nghĩa của từ Tài sản. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Tài sản mình


12

  3


Là nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.

Nguồn: vietsourcing.edu.vn


7

  5


Của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng. | : ''Bảo vệ '''tài sản''' của nhân dân.'' | : ''Tịch thu '''tài sản'''.''


5

  4


Là nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.

Tài sản là gì? Tài sản gồm những loại nào? Bài viết dưới đây Công ty luật FBLAW sẽ giải đáp những thắc mắc cho quý khách hàng về vấn đề trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Tài sản là gì?

Tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Vật

Vật là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái [rắn, lỏng, khí].

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó [vật chất] của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển,… không được coi là vật. Nhưng nếu đóng vào bình nước, hay được làm nóng, làm lạnh lại được coi là vật.

Tiền

Tài sản là gì?

Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng, do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ.

Bộ luật dân sự 2015 quy định tiền là một loại tài sản nhưng lại không quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền. Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận mới được coi là tài sản. Tiền là công cụ pháp lý đa năng, là công cụ tích luỹ tài sản và là thước đo giá trị.

Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái,… Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ.

Ngoài ra, còn có các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng ký xe,… không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được coi là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.

Quyền tài sản

Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của các cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Xem xét ý nghĩa này, quyền sở hữu [vật quyền] cũng là một loại tài sản.

>>>> Xem thêm: Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

2. Phân loại tài sản

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản là gì?

Bất động sản gồm:

  • Đất đai
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật

>>>> Xem thêm: Phân tích quyền đối với bất động sản liền kề đầy đủ nhất

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản là cách phân loại tài sản dựa vào đặc tính vật lý của tài sản có thể di dời được hay không thể di dời được. BĐS do đặc tính tự nhiên, được hiểu là các tài sản không thể di, dời được do bản chất tự nhiên cấu tạo nên tài sản đó.

Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về tài sản là gì? Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến tài sản quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Vậy hiểu cụ thể tài sản là gì? Quyền tài sản được pháp luật quy định thế nào?

Tài sản là gì?

Với tư cách là khách thể quyền sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Vật

Vật là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái [rắn, lỏng, khí].

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó [vật chất] của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu đóng vào bình nước, hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật.

Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng.

Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật, nhưng bình thường không được coi là vật.

Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật [hay tài sản] chắc chắn sẽ có. Điều 175 BLDS đã xác định loại tài sản này là: hoa lợi và lợi tức. Đây chính là sự gia tăng của tài sản trong nhũng điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.

Xem thêm: Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Phân biệt tài sản và hàng hóa

Cần phân biệt tài sản với khái niệm hàng hóa trong khoa học chính trị kinh tế học [là sản phản do con người tạo ra có giá trị và giá trị sử dụng]. Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên là vật [tài sàn] nhưng không phải hàng hóa vì không gắn với lao động xã hội. Vì vậy, khái niệm tài sản có phạm vi ngoại diện rộng hơn khái niệm hàng hóa.

Quyền tài sản

Điều 115 BLDS quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”.

Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu nguời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lợi lại ích vật chất cho mình. Trên cơ sở quan niệm như vậy, Luật La mã phân loại quyền tài sản [quyền dân sự] thành vật quyền và trái quyền mà không phân thành quyền tài sản và quyền sở hữu . Vì suy cho cùng quyền sở hữu tài sản cũng là quyền tài sản.

Vậy, theo quy định tài Điều 115, thì quyền tài sản là quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ có giá trị bằng một khoản tiền nhất định như trả nợ, bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu người khác chuyển giao giá trị của một vật. 

Phạm vi tài sản với tính cách là khách thể của quyên sở hữu là không hạn chế. Chúng bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Nghĩa là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất kỳ một loại tài sản nào, miễn là pháp luật không cấm lưu thông dân sự.

Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Quyền sử dụng tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Video liên quan

Chủ Đề