Chronograph nghĩa là gì

12/07/2017 - Kiến thức chuyên ngành

Không phải ai cũng biết Chronogaph là gì, nó hoạt động ra sao, thậm chí có nhiều người đeo mà chưa bao giờ sử dụng đến...

Trong thế giới đồng hồ, những chiếc Chronograph “chất”, đa chức năng luôn thu hút mạnh mẽ ánh mắt đầu tiên của phái mạnh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Chronogaph là gì, nó hoạt động ra sao, thậm chí có nhiều người đeo mà chưa bao giờ sử dụng đến. Còn bạn, liệu bạn đã thực sự hiểu Chronograph là gì và chức năng Chronograhp là gì chưa?

1. Đặc điểm nhận dạng đồng hồ Chronograph là gì?

Chronograph bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mang nghĩa “máy ghi thời gian”. Chronograph chính xác là chức năng bấm giờ.

Một số thắc mắc khác liên quan đến Chronograph:

  • Đồng hồ Chronograph là gì: Đồng hồ có tích hợp chức năng bấm giờ.
  • Đồng hồ quartz chronograph là gì: Đồng hồ quartz [đồng hồ thạch anh] có chức năng bấm giờ.
  • Đồng hồ automatic chronograph là gì: Đồng hồ cơ lên dây cót tự động có chức năng bấm giờ.
  • Nhận dạng đồng hồ Chronograph: một điều tất yếu, chúng có cấu tạo mặt số phức tạp hơn đồng hồ chỉ có chức năng xem giờ thông thường. Thang đo Chronograph thường được biểu thị bằng các mặt số phụ [2 vòng tròn nhỏ] trên mặt số.

    Ví dụ: Quan sát cấu tạo của chiếc Orient FTV02003D0 dưới đây:

    Bên phải vỏ đồng hồ có 3 chiếc núm: 1 núm ở trung tâm và 2 nút bấm ở bên cạnh. Trong đó, chiếc núm ở vị trí trung tâm dùng để chỉnh ngày, giờ, không dùng cho chức năng Chronograph.

  • Nút bấm ở vị trí 2 giờ: có chức năng lần lượt: start/stop -  khởi động và dừng chức năng Chronograph.
  • Nút bấm ở vị trí 4 giờ: reset - cài đặt kim giây Chronograph về vị trí ban đầu [12 giờ]
  • 2. Thông thường, một chiếc Chronograph thường có 3 mặt số phụ đặc trưng:

    Mặt số phụ 24 giờ: giúp người xem phân biệt ngày hay đêm.

    Mặt số phụ 60 giây: hiển thị thời gian trôi quan theo giây thay cho chức năng của kim giây trung tâm ở những chiếc đồng hồ thông thường. Với chiếc Orient Chronograph này, kim giây trung tâm dùng để bấm giờ Chronograph.

    Mặt hiển thị phụ 60 phút: hiển thị thang đo Chronograph theo phút.

    Orient Chronograph FTV02003D0 hình trên có đơn vị đo nhỏ nhất là 1 giây, thời gian đo tối đa là 60 phút.

    Tùy từng thiết kế và độ chính xác của phép đo mà các phiên bản Chronograph có cấu tạo và thông số khác nhau.

    Đồng hồ Chronograph mang chung phong cách năng động, khỏe khoắn. Chúng rất hữu dụng để song hành cùng bạn lúc tập luyện, khi tham gia những trận đấu gay cấn hay những hoạt động thể thao ngoài trời.

    Nếu như bạn yêu phong cách mạnh mẽ đầy lôi cuốn, Chronograph hoàn toàn sinh ra để dành cho bạn.

    3. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ chronograph

    Cơ bản, chức năng bấm giờ ở đồng hồ Chronograph không quá khó. Chronograph có lẽ chỉ làm bạn bối rối một chút trong lần đầu thôi.

    Xét ví dụ về các bước sử dụng dòng Chronograph 3 mặt số phụ, 3 nút bấm phổ biến nhất hiện nay: Trước khi sử dụng chức năng bấm giờ, bạn cần đảm bảo kim Chronograph đang nằm tại vị trí 12 giờ.

    Bước 1: Nhấn nút Start [thường ở vị trí 2 giờ] để bắt đầu.

    Bước 2: Nhấn nút Stop [thường ở vị trí 4 giờ] để kết thúc.

    Bước 3: Đọc giờ trên các thang đo Chronograph tương ứng.

    Bước 4: Đặt lại kim giây Chronograph về vị trí ban đầu bằng cách nhấn nút Reset.

    4.Không nhiều người biết Chronograph được khai sinh từ 200 năm trước

    Năm 1816, chiếc Chronograph đầu tiên được phát minh bởi Louis Moinet – một họa sĩ, nhà chế tác đồng hồ người Pháp. Ngày đó, nó đơn thuần sử dụng một chiếc bút đánh dấu trên mặt đồng hồ, độ dài cung tròn biểu thị thời gian trôi qua.

    Đến năm 1821, theo yêu cầu của vua Louis XVIII, một người thợ khác tên Nicolas Mathieu Rieussec được ủy nhiệm chế tạo chiếc Chronograph thương mại hóa đầu tiên. Rieussec được xem là nhà phát minh Chronograph cho đến khi người ta lật lại lịch sử và khám phá ra chiếc Chronograph bỏ túi đầu tiên của Moinet.

    Cận cảnh 3 mặt số phụ Chronograph của cỗ máy đến từ Longines

    Đồng hồ Chronograph về sau ngày càng có những bước cải tiến quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất vào thế kỷ XX.

    Hiện nay, các hãng đồng hồ trên thế giới đều phát triển và có những bộ sưu tập Chronograph mang phong cách riêng. Người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn với những mức giá cũng đa dạng không kém.

    5.Chronograph và nhiều hơn thế nữa

    Trước khi đồng hồ bấm giờ điện tử ra đời, đồng hồ Chronograph đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại thời gian của các sự kiện: từ những cuộc đua ngựa, đua xe tới phục vụ ngành hàng không, hải quân, quân đội,…

    Các phiên bản Chronograph dùng cho hoạt động lặn biển được thiết kế đặc biệt với độ chống nước và độ chống ăn mòn cao. Chronograph còn đóng góp lớn cho ngành hàng không vũ trụ, điển hình như chiếc Omega Speedmaster lừng lẫy một thời đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang khi cùng các phi hành gia NASA’s Apollo trên mặt trăng thực hiện nhiệm vụ.

    Chronograph có thang Tachymeter

    Để tích hợp thêm các tính năng cho đồng hồ, một cách hữu dụng và thông minh, người ta sử dụng đến vòng bezel. Từ những năm đầu thế kỷ XX, rất nhiều mẫu Chronograph có vòng bezel với thang đo Tachymeter đã được tung ra. Chức năng này giúp tính toán số đơn vị trên giờ, đặc biệt để dùng trong việc đo tốc độ km/giờ hoặc dặm/giờ.

    Bạn cũng có thể tìm thấy một chiếc Chronograph tích hợp thang Pulsometer để đo nhịp tim trong bệnh viện. Thậm chí rất đơn giản, chúng được sử dụng như một công cụ đo thời gian nấu ăn trong nhà bếp.

    Những kiến thức cung cấp trong bài viết này có lẽ vẫn còn hạn chế so với lịch sử hơn 200 năm chuyển mình mạnh mẽ của một tính năng tuyệt vời như Chronograph. Ngày nay, khi công nghệ số đang dần chiếm lĩnh thế giới thì những chiếc đồng hồ truyền thống, đồng hồ Chronograph vẫn nguyên vẹn giá trị thời gian và sáng tạo của mình.

    “Chronograph là gì?” - Qua bài viết, bạn đã nhận được câu trả lời thỏa đáng rồi chứ? Nếu bạn còn gì thắc mắc về Chronograph hay tất cả những băn khoăn khác về đồng hồ, đừng ngại ngần khi hỏi các chuyên gia đến từ Xwatch nhé!

    >>> Bài viết liên quan : Sự khác biệt của Chronograph và Chronometer

    Blog Tân Tân

    Tất tần tật về dòng đồng hồ Chronograph

    31/07/2018

    -

    Nội dung bài viết

      1. Chronograph là gì
      2. Đồng hồ Chronograph hiện đại trông ra sao? Có bao nhiêu kiểu thiết kế Chronograph? Cách sử dụng đồng hồ Chronograph như thế nào?
      3. Bí quyết chọn mua đồng hồ Chronograph tốt
        1. Xác định mục đích của bạn
        2. Xét kĩ nhu cầu của bạn với tính năng, thông số của đồng hồ
        3. Nắm vững đặc điểm mỗi bộ máy khác nhau cho từng dòng đồng hồ Chronograph
      4. Cách sử dụng đồng hồ Chronograph đúng cách để giữ gìn bền lâu
      5. Lịch sử ra đời của đồng hồ Chronograph

    Đồng hồ Chronograph là một trong những dòng đồng hồ rất được phái mạnh ưa chuộng, có cái gì đó rất có “chất” nam tính của riêng kiểu thiết kế đồng hồ này – trông chúng rất bắt mắt, rất “ngầu”, có cái vẻ chuyên nghiệp, mạnh mẽ và rất thể thao. Thật khó để không liên tưởng đến bảng số điều khiển của những chiếc xe đua thể thao hoặc bảng điều khiển buồng lái của chiếc máy bay phản lực khi đắm nhìn vào mặt đồng hồ Chronograph. [caption id="attachment_90531" width="960"]

    Đồng hồ Bulova 96B259 có mặt số lấy cảm hứng từ những bảng hiển thị vận tốc của những chiếc xe motor.[/caption] Nhưng thực sự, đồng hồ Chronograph ngày nay không những được ưa chuộng bởi nam giới mà còn rất được các phái nữ để ý quan tâm bởi các cức năng cực kì hữu dụng của chúng trong đời sống hằng ngày. Có nhiều phiên bản Chronogrph phức tạp hơn [ví dụ, một chiếc Double Chronograph, sử dụng bộ đôi chức năng Chronograph] nhưng về cơ bản, nó không những là một công cụ để cập nhật thời gian hiệu quả mà còn có chức năng hỗ trợ đo lường, kiểm soát thời gian để bạn luộc trứng hoàn hảo , hay cho đến cả việc đo tốc độ chạy nước rút 100m của bạn. Ra đời đã hơn 200 năm, nhưng các đồng hồ Chronograph trở thành một hiện tượng và là dòng đồng hồ cực kì nổi tiếng xuất phát từ cuối những năm 60, khi hầu hết các dòng đồng hồ Chronograph không chỉ được sử dụng trong những việc nhỏ hàng ngày như tính thời gian thay áo mất bao lâu mà còn được thiết kế cho các Phi hành gia Apollo qua mẫu Omega Speedmasters và mẫuMoonwatch của Bulova để có thể tính vận tốc, thời gian trên không trung vũ trụ, cũng như để hỗ trợ tính vận tốc, thời gian trong các cuộc đua xe công thức 1 bằng đồng hồ Chronograph của hãng Tag Heuer. [caption id="attachment_90532" width="344"]
    Đồng hồ Chronograph cao cấp Bulova Moonwatch 96b258 được mô phỏng lại mẫu đồng hồ thiết kế dành riêng cho các phi hành gia NASA làm nhiệm vụ thám hiểm mặt Trăng trên chuyến tàu Apollo 15 năm 1971, đang có mặt tại cửa hàng Tân Tân.[/caption]

    Chronograph là gì

    Thường bị nhầm lẫn với Chronometer, nhưng thật ra ý nghĩa của Chronometer và Chronograph khác xa nhau, Chronometer chỉ ra tiêu chuẩn độ chính xác thời gian nghiêm ngặt mà chiếc đồng hồ phải đạt được để có thể có chứng nhận, còn Chronograph, chỉ đơn giản là dòng đồng hồ có thêm chức năng bấm giờ để đo lường, theo dõi thời gian trôi qua. Đồng hồ Chronograph, hay ở Việt Nam gọi đơn giản là đồng hồ 6 kim, là loại đồng hồ dùng để đo thời gian [đo khoảng thời gian của một sự kiện nào đó], tên gọi khác là Stopwatch, đồng hồ Bấm Giờ.

    Đồng hồ Chronograph hiện đại trông ra sao? Có bao nhiêu kiểu thiết kế Chronograph? Cách sử dụng đồng hồ Chronograph như thế nào?

    Điều đầu tiên bạn sẽ dễ dàng nhận dạng đồng hồ Chronograph là trên mặt số đồng hồ Chronograph sẽ có các vòng đo thời gian đặc trưng, Chronograph có thể có 2-3 hoặc thậm chí 4 vòng đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ Chronograph 3 vòng đo sẽ được bố trí như sau:

    • Vòng số khu vực 10h hiển thị số phút đã trôi qua khi đã bấm thời gian đo[có thể có giới hạn từ 30 – 60 phút].
    • Vòng số khu vực 6h hiển thị số giây đang hoạt động [bạn có thể dễ dàng phân biệt vì vòng số này hiển thị số 60 và kim nhảy liên tục].
    • Vòng số khu vực 2h hiển thị số giờ theo bộ thời gian 24h giúp bạn dễ cập nhật là đang giờ buổi sáng hay giờ buổi tối.

    Thêm nữa, bên cạnh của vòng vỏ ngoài của đồng hồ, ngoài núm vặn điều chỉnh ngày và giờ, còn xuất hiện nút ấn ở khu vực 2h để bấm đo và dừng thời gian, và nút ấn ở khu vực 4h để reset lại thời gian đo khi bạn đã bấm nút dừng ở khu vực 2h.

    Ngoài kiểu Chronograph thông dụng kể trên, ta còn có 3 loại Chronograph khác có cách cấu tạo vận hành phức tạp hơn đôi chút là:

    • Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Giây Đôi hay Rattrapante Chronograph: ra đời năm 1923. Loại đồng hồ Chronograph này có hai kim Giây phục vụ việc Bấm Giờ [được đặt chồng lên nhau trên cùng một vị trí] để đo hai sự kiện khác nhau.

    [caption id="attachment_90535" width="400"]

    Đồng hồ Double Chronograph[/caption]

    • Flyback Chronograph: là loại Chronograph vận hành nhanh trong lần đo thứ hai khi được loại bỏ bước Dừng Lại. Loại Chronograph này bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hệ thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của Fly-back là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ. Chỉ với 1 nút bấm, Kim Giây đang đo đang chạy sẽ lập tức được Reset mà không cần bấm dừng lại, tiết kiệm thời gian thực hiện thao tác khi đo nhiều lần.

    [caption id="attachment_90536" width="800"]

    Đồng hồ Flyback Chronograph[/caption]

    • Mono-Pusher Chronograph: còn gọi là Chronograph một nút bấm. Chỉ với 1 nút duy nhất [thường đặt trên núm chỉnh hoặc vị trí 2 giờ] là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để vận hành chức năng Bấm Giờ, vừa tối ưu vật liệu, tối ưu thao tác hoạt động vừa nâng cao được tính thẩm mỹ cao cấp.

    [caption id="attachment_90537" width="860"]

    Đồng hồ Pulsometers Mono-Pusher Chronograph của thương hiệu Longines.[/caption] Chronograph cao cấp sẽ được trang bị thêm thước đo các đại lượng có liên quan đến thời gian như khoảng cách [Telemeter], nhịp tim [Pulsometer], vận tốc [Tachymeter] … hoặc cung cấp nhiều bộ đo với khung đo dài và đơn vị nhỏ. Riêng đối với đồng hồ Chronograph dòng máy cơ tự động cao cấp sẽ dùng cơ chế Bánh Răng Cột [Column Wheel] thay vì cơ chế Neo Chuyển [Cam Actuated].

    Bí quyết chọn mua đồng hồ Chronograph tốt

    Xác định mục đích của bạn

    Chronograph là một trong những chức năng cao cấp dành cho đồng hồ, nhưng bạn không cần tốn cả tháng lương để sở hữu một chiếc Chronograph khi bạn chỉ chọn mua vì lý do thời trang mà không quan tâm và có mục đích sử dụng nhiều đến chức năng đo giờ thì bạn có thể tham khảo những hãng nổi tiếng có sản xuất dòng Chronograph với giá rẻ như Caravelle, Timex, Micheal Kors, Casio, Fossil,…

    Xét kĩ nhu cầu của bạn với tính năng, thông số của đồng hồ

    Nếu bạn đam mê tốc độ và cần dòng đồng hồ có thể đo lường tốc độ chạy xe thì bạn có thể chọn kiếm các mẫu Chronograph có hiển thị thêm thước đo Tachymeters ở mặt viền trong mặt vòng ngoài vỏ, hay bạn là vận động viên và là người quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ, vóc dáng bản thân hơn thì bạn có thể tham khảo các mẫu Chronograph có đơn vị đo Pulsemeters đẻ có thể tự đo nhịp mạch của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như bạn có muốn đồng hồ Chronograph mình có thêm dạ quang để xem giờ trông bóng tối không, có độ chống nước tốt đến 5 bar, 10 bar để tha hồ được bơi lội với chúng không,

    Nắm vững đặc điểm mỗi bộ máy khác nhau cho từng dòng đồng hồ Chronograph

    Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể tuỳ ý lựa chọn dòng đồng hồ pin hay cơ tự động cho chức năng Chronograph. Theo quan điểm cá nhân của Tân Tân, Chronograph là dòng đồng hồ có chức năng đo lường giờ giấc, thế nên chúng cần có bộ máy hoạt động chính xác như kiểu máy pin thạch anh [Quartz] và có thể hoạt động tự động lâu dài như bộ máy cơ tự động. Vì thế sự lựa chọn tối ưu nhất cho chức năng Chronograph sẽ là bộ máy Eco-drive độc quyền của Citizen. Bộ máy Eco-drive sở hữu dòng công nghệ đi đầu về năng lượng ánh sáng hiện nay – bằng triết lý thiết kế “thiết lập và lãng quên” của hãng Citizen, bạn không cần phải mất thời gian, tiền bạc đi thay pin hoặc lâu lâu lại phải lên dây cót tự động định kỳ cho đồng hồ hoạt động, Eco-drive có thể tự động hấp thụ năng lượng của cả ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo để hoạt động – khi được sạc đầy, có thể chạy bền bỉ suốt 8 tháng trong tối mà độ chính xác vẫn rất cao, nếu biết cách bảo dưỡng tốt, thời gian sử dụng có thể lên đến 10 năm. Bộ máy pin có độ hoạt động chính xác ổn định rất cao, nhưng hoạt động cho chức năng Chronograph rất mau tiêu hao năng lượng, nên tuổi thọ trung bình của pin dòng Chronograph chỉ từ 2-3 năm, còn để có thể sỡ hữu nhữn bộ máy pin tuổi thọ từ 5 năm trở lên cho chức năng Chronograph này thì bạn phải tốn ra khá nhiều tiền hơn cho bộ máy pin cao cấp hơn của những hãng nổi tiếng. Còn bộ máy cơ tự động thì dĩ nhiên sẽ không có độ hoạt động chính xác ổn định như bộ máy pin, để có thể tạo ra được bộ máy cơ hoạt động chính xác phục vụ cho chức năng thì bộ máy cơ đó sẽ cực kì tinh vi và phức tạp, mà bô máy càng phức tạp thì lại càng mắc tiền. Vi thế Chronograph vẫn được xem là chức năng đặc biệt cao cấp đối với đồng hồ cơ.

    3 mẫu đồng hồ Chronograph Citizen Eco-drive tiêu biểu tại Tân Tân.

    [caption id="attachment_90538" width="335"]

    Đồng hồ Citizen CA0030-61E[/caption] [caption id="attachment_90539" width="295"]
    Đồng hồ Citizen AT2420-83E[/caption] [caption id="attachment_90540" width="343"]
    Đồng hồ Citzen CA0610-52L[/caption]

    Cách sử dụng đồng hồ Chronograph đúng cách để giữ gìn bền lâu

    Trong một đoạn video clips, một người thợ của hãng Breitling làm việc tại của hàng Phố Bond hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tốt cho đồng hồ Chronograph: “Đừng quên bấm nút tắt và reset lại bộ đo mỗi khi bạn sử dụng xong chức năng đo, nếu bạn quên và để hai kim giây hoạt đồng liên tục cùng lúc thì dự trữ năng năng của chúng sẽ tiêu hao nhanh chóng hơn gấp 2 lần vì chúng phải sử dụng gấp đôi năng lượng cho hai hoạt động song song cùng lúc. Ngoài ra, bạn cũng nên thỉnh thoảng chạy chức năng đo giờ Chronograph, đặc biệt đối với dòng Chronograph cho đồng hồ cơ. Những viên ngọc tím trong bộ máy cơ tự động đã được bôi trơn bằng dầu và nếu bạn không sử dụng chức năng Chronograph thường xuyên, lớp dầu sẽ khô và dày lên khiến bộ máy sẽ không hoạt động trơn tru được nữa và có thể dẫn đến hỏng hóc, gãy nứt trong bộ máy. Và đồng thời, cũng đừng quên hạn chế sử dụng nút ấn chronograph dưới nước vì nó sẽ dễ cho nước vào. Nếu bạn nhận thấy bộ máy hoạt động có bất cứ trục trặc nào, hãy nhanh chóng mang đến cửa tiệm sửa đồng hồ uy tín gần nhất.”

    Lịch sử ra đời của đồng hồ Chronograph

    Mặc dù trước đó, chiếc đồng hồ có khả năng đo lường được thời gian đã được sáng chế bởi Louis Moinet vào năm 1816 cho việc đo lường thiên văn; hay phát hiện gần đây nhất, theo Giáo sư B. Humbert của trường Horology của Bienne trong sách xuất bản năm 1990 của ông, The Chronograph, người được coi là “cha đẻ của đồng bấm giờ” lại là bậc thầy đồng hồ George Graham [1649-1751] khi ông đã phát minh ra một cơ chế có khả năng đo thời gian trôi qua trong đồng hồ. Sau tất cả, người gắn liền với việc phát minh và được người sau nhớ tới gắn liền với đồng hồ Chronograph là một người Pháp tên Nicolas Mathieu Rieussec, là cha đẻ của chữ Chronograph cho các dòng đồng hồ bấm giờ sau này và là người đầu tiên chế tác ra đồng hồ bấm giờ mang tính phổ thông đại chúng. [caption id="attachment_90541" width="333"]

    Nicolas Mathieu Rieussec[/caption] Chiếc Chronograph đầu tiên của Nicolas Mathieu Rieussec ra đời năm 1821 khi vua Louis XVIII yêu cầu Rieussec tạo ra một chiếc đồng hồ có thể đo được thời gian trong cuộc đua ngựa. Lời yêu cầu này của Vua XVIII đã làm thay đổi toàn bộ thế giới thể thao và công nghệ đo lường, mang tính cách mạng không những cho môn đua ngựa mà toàn thể các môn thể thao khác và cũng như khả năng bức phá giới hạn năng lực vận động của con người. Và giờ đây, không còn là cuộc đua giành chiến thắng đơn giản bằng cách vượt qua giải băng đầu tiên, mà nhờ vào chronograph, các thành tích có thể được hẹn giờ, đo lường và ghi lại, tạo nên những kỷ lục liên tục để được thách thức, thi đua và phá vỡ bởi các thế hệ sau. Ý nghĩa chữ Chronograph vốn xuất phát từ tiếng Hy Lạp, ghép từ “chronos” có nghĩa là thời gian và “graphos” có nghĩa là “đồ thị [được ghi, viết]”. Chữ chronograph có thể hiểu nghĩa là "Time Writer – người viết nên thời gian". Điều này thường khiến nhiều người không hiểu về lý do tại sao nó có chữ “viết” được đặt cho tên dòng đồng hồ đo thời gian. Điều này có thể lý giải qua phiên bản chronograph đầu tiên của Rieussec được vận hành bằng cách đánh dấu mặt đồng hồ với một cây bút nhỏ được gắn vào chỉ mục, và theo đó cây bút sẽ đánh dấu lại số thời gian đã trôi qua. [caption id="attachment_90542" width="600"]
    Nicolas Mathieu Rieussec và chiếc Chronograph đầu tiên của ông.[/caption] Sau chiếc đồng hồ Chronograph của Nicolas Rieussec, các thợ đồng hồ đã không ngừng cải tiến tạo ra các biến thể mới với cơ chế bộ máy được nâng cao và tốt hơn, kiểu dáng cũng ngày càng đa dạng. Từ năm 1910, Chức năng Chronograph lần đầu tiên có mặt trên đồng hồ đeo tay, và đặc biệt, các dòng đồng hồ Chronograph đeo tay này đã chứng tỏ được được sự hữu ích của chúng và trở thành sự lựa chọn số một của các các phi công hàng không. Cũng trong thời gian đó, vòng đo tốc độ Tachymeter trên mặt vòng trước vỏ đồng hồ cũng trở thành một trong những tính năng chronograph phổ biến. Từ những năm 70, một thời đại hoàng kim của đồng hồ Chronograph bùng nổ sau khi chúng đã cùng nhân loại đạt được những thành tựu to lớn,. đồng hồ Chronograph hiện đại đã dần được định hình, có cách hoạt động gần như hoàn hảo và không còn thay đổi gì nhiều. [caption id="attachment_90545" width="937"]
    Mẫu đồng hồ Chronograph nổi tiếng nhất mọi thời đại, Omega Speedmaster, chiếc đồng hồ đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ chinh phục Mặt Trăng.[/caption] Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ cũng như những yêu cầu mới trong việc đo lường, xác định thời gian cũng khiến cho đồng hồ Chronograph ngày càng phổ biến và trở thành một chức năng gần như cơ bản của đồng hồ, phổ biến đến mức hầu như luôn hiện diện trong bất cứ thương hiệu đồng hồ nào.

    0 bình luận, đánh giá về Tất tần tật về dòng đồng hồ Chronograph

    TVQuản trị viênQuản trị viên

    Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

    Cảm ơn {{name}} đã gửi comment, chúng tôi sẽ phê duyệt comment của bạn nhanh nhất !

    Đã có lỗi xảy ra, xin vui lòng thử lại.

    Bình luận

    Cảm ơn {{name}} đã gửi comment, chúng tôi sẽ phê duyệt comment của bạn nhanh nhất !

    Đã có lỗi xảy ra, xin vui lòng thử lại.

    Video liên quan

    Chủ Đề