Truyền thông có chủ đích là gì

Câu 1: Phân tích khái niệm truyền thông và ý nghĩa của
truyền thông trong hoạt động của nhà báo?
1. Khái niệm truyền thông:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư
tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai
hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm,
của cộng đồng và xã hội.
Khái niệm trên trích từ cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ
năng cơ bản” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên. Khái
niệm trên đã chỉ ra bản chất và mục đích truyền thông.
Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai
chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng
truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể
được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự
chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối
tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt
động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ
kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu
biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông.
Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung
nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng
truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng.
2. Ý nghĩa của truyền thông trong hoạt động của nhà báo:
Truyền thông có ý nghĩa quan trọng đối với nhà báo. Bản
chất của việc làm báo là làm truyền thông. Người làm báo sử
dụng truyền thông để đạt được mục đích nghề nghiệp của
mình.
Trong hoạt động tác nghiệp của mình, nhà báo phải nắm
vững các kĩ năng truyền thông để có thể đạt được hiệu quả

truyền thông. Các kĩ năng truyền thông như vậy có vai trò
phương tiện giúp người làm báo tác nghiệp hiệu quả.
Cụ thể, trong việc tìm kiếm nguồn tin với các đối tượng rất
đa dạng nếu nhà báo không nắm được các bước truyền
thông, các kĩ năng truyền thông thì sẽ rất khó tiếp cận và
khai thác nguồn tin.
Trong sáng tác, người làm báo cũng luôn phải chú trọng đến
truyền thông. Nói như vậy vì báo chí có hiệu quả truyền
thông rộng lớn và rất cần sự thận trọng để tránh những hậu
quả đáng tiếc. Người làm báo phải chú ý xem mình đang
truyền thông cho đối tượng nào để từ đó xác lập nội dung,
cách thức truyền thông cho phù hợp.
Câu 2: Mô tả, phân tích và nêu ứng dụng của mô hình
truyền thông một chiều và hai chiều?
1. Mô hình truyền thông một chiều của Lassweell:
*] Mô tả:
Nguồn Phát------->Thông Điệp-------->Kênh----------->Tiếp
Nhận
*] Phân tích:
-Mô hình truyền thông một chiều gồm các yếu tố sau:
+] Nguồn phát: Người gửi hay nguồn gốc thông điệp.
+] Thông điệp: Ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ… được
truyền đi.
+] Kênh: Phương tiện mà nhờ đó các thông điệp được
chuyển đi từ nguồn đến người nhận.
+] Người nhận: Là một người hay nhóm người mà thông
điệp hướng tới.
-Trong mô hình này không thể thiếu bất cứ một yếu tố hay
giai đoạn nào vì nếu thiếu thì không thể thực hiện được quá
trình truyền thông.

-Thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận là một yếu tố
quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt động
truyền thông. Tuy nhiên, trong mô hình này, những thông tin
phản hồi từ đối tượng tiếp nhận chưa được đề cập tới.
*] Ứng dụng:
Đây là mô hình truyền thông đơn giản song rất thuận lợi khi
cần chuyển những thông tin khẩn cấp.
b] Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon:
*] Mô tả:
Nhiễu
Thông Tin
Kênh Phát
Tiếp Nhận
Nguồn Phát
Hiệu Quả
Phản Hồi
*] Phân tích:
-Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của mô hình
truyền thông một chiều bằng cách nhấn mạnh vai trò của
thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận.
-Mô hình này đã thể hiện rõ tính tương tác, bình đẳng cũng
như sự chuyển đổi giữa chủ thể và khách thể truyền thông.
-Mô hình cũng cho thấy sự chú ý, quan tâm đến hiệu quả
truyền thông.
*] Ứng dụng:
Mô hình truyền thông hai chiều được ứng dụng ngày càng
nhiều trong điều kiện hiện nay khi mà giới truyền thông luôn
mong muốn có sự cân bằng trong truyền thông để đạt được
sự chia sẻ, phản hồi qua đó có những thay đổi mang tính tích
cực đối với cả chủ thể truyền thông và khách thể truyền

thông.
Có thể thấy các ứng dụng của truyền thông hai chiều trong
tất cả các loại hình truyền thông như:
-truyền thông cá nhân với các cuộc đối thoại mang tính hai
chiều, chia sẻ.
-truyền thông nhóm và truyền thông 1-1 nhóm với biểu hiện
như các cuộc toạ đàm chia sẻ thông tin, lắng nghe phản hồi.
-truyền thông đại chúng với sự tương tác giữa chủ thể và
khách thể truyền thông ngày càng được nâng cao qua các
kênh phản hồi đa dạng. Ví dụ Đài truyền hình Việt Nam có
chương trình “trả lời thư bạn xem truyền hình”.
Câu 3: Mô tả, phân tích và nêu ý nghĩa ứng dụng của các
lý thuyết truyền thông: lý thuyết xét đoán xã hội, lý thuyết
thâm nhập xã hội, lý thuyết học tập xã hội.
1. Lý thuyết xét đoán xã hội:
Khi chuẩn bị thiết kế thông điệp cho nhóm công chúng đối
tượng, nhà truyền thông phải phân tích, chia nhỏ nhóm công
chúng, đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với thái độ và
nhận thức khác nhau. Nhóm đối tượng thường được chia ra
làm 3 loại là đồng tinh, trung lập và phản đối. Từ việc phân
chia nhóm đối tượng truyền thông, chủ thể truyền thông có
thể lựa chọn việc tập trung truyền thông vào nhóm đối tượng
nào để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất.

Chủ Đề