Chúng minh tỉnh công khai công bằng minh bạch trong ngân sách nhà nước

Việc công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 15 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 [Điều này được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012] như sau:

1. Các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khai chi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.

2. Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khai mục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động.

3. Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công khai các nội dung sau đây:

a] Số liệu dự toán, quyết toán;

b] Khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân [nếu có];

c] Cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ.

4. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:

a] Việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm cho các dự án;

b] Dự toán ngân sách của dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư được duyệt, mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm;

c] Quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm;

d] Quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước phải công khai các nội dung sau đây:

a] Quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ;

b] Kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền;

c] Kết quả hoạt động của quỹ;

d] Quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước cho các dự án, chương trình mục tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải công khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và nhân dân nơi trực tiếp thụ hưởng biết.

7. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thu phí, lệ phí phải công khai căn cứ tính mức thu, số thu thực tế, đối tượng miễn, giảm và căn cứ miễn, giảm các khoản thu ngân sách.

Trên đây là nội dung quy định về việc công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật phòng, chống tham nhũng 2005.

Trân trọng!

Mục lục bài viết

  • 1. Ngân sách nhà nước [NSNN] là gì ?
  • 2. Hoạt động công khai ngân sách nhà nước
  • 3. Nguyên tắc trong hoạt động công khai ngân sách nhà nước
  • 4, Ý nghĩa của việc công khai ngân sách nhà nước
  • 5. Thực trạng thực hiện công khai ngân sách nhà nước ở VIệt Nam

1. Ngân sách nhà nước [NSNN] là gì ?

Hiện nay, khái niệm NSNN được hiểu dưới hai phương diện, đó là phương diện kinh tế và phương diện pháp luật.

Ở phương diện kinh tế khái niệm ngân sách thuộc phạm vi kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học, theo đó NSNN được hiểu là bàn dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm.

Theo phương diện pháp lý: Khoản 14 Điều 4 Luật NSNN năm 2015 quy định:

14.Ngân sách nhà nướclà toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Với các định nghĩa này, các nhà làm luật đã đề cập tới ba vấn đề cơ bản khi quan niệm về NSNN:

- NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước nằm trong dự toán đã được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-Các khoản thu, chi này chỉ được thực hiện trong thời hạn 1 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;

-Các khoản thu, chi này được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

2. Hoạt động công khai ngân sách nhà nước

Công khai NSNN là biện pháp nhằm công khai, minh bạch các khoản chi từ NSNN, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Nguyên tắc trong hoạt động công khai ngân sách nhà nước

Nguyên tắc công khai trong hoạt động NSNN được quy định tại Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai NSNN đối với các cấp ngân sách. Theo đó, Công khai ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ phải đầy đủ, kịp thời, chính xác và đảm bảo yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước.

Khoản 1 Điều 15 Luật NSNN năm 2015 quy định:

1. Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai theo quy định sau đây:

a] Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia;

b] Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c] Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân.

Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.

Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng.

Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau.

Theo đó, quy định công khai NSNN bao gồm:

Thứ nhất, về nội dung công khai: Thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện NSNN; quyết toán NSNN của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN với cụ thể các nội dung về:

- Số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán NSNN trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định [quý, 6 tháng, năm]; công khai quyết toán ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện NSNN và quyết toán NSNN.

- Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

Thứ hai, về hình thức: các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện công khai ngân sách bằng các hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, về thời điểm công khai: Nhà nước đã ban hành các quy định cụ thể để các đơn vị tổ chức thực hiện báo cáo dự toán NSNN phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm [nếu có]; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN hằng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng; Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hàng năm được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp; Báo cáo quyết toán NSNN phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp đó, tại Khoản 2 Điều 15 Luật NSNN năm 2015 cũng có quy định cụ thể về công khai thủ tục NSNN như sau:

- Đối tượng phải thực hiện công khai gồm: các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước.

- Nội dung công khai bao gồm: các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán NSNN.

- Hình thức công khai: hình thức niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan.

4, Ý nghĩa của việc công khai ngân sách nhà nước

Qua những phân tích cụ thể về nội dung nguyên tắc công khai NSNN cũng như nhìn nhận thực tế nền tài chính của nước ta, có thể thấy nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động ngân sách. Vấn đề công khai NSNN đã được đề cập trong Hiến pháp 2013 và trở thành một nguyên tắc Hiến định. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 8 Luật NSNN năm 2015 quy định “NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng”. Công khai ngân sách đã trở thành yêu cầu không thể thiếu trong quản lý tài chính công nói riêng và quản lý NSNN nói chung. Đây không chỉ là đặc điểm riêng có ở Việt Nam mà còn được phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Thứ nhất, NSNN được xem là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của mỗi quốc gia như: Huy động nguồn tài chính để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước; Kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế; Điều tiết giá cả, ổn định thị trường; Hạn chế lạm phát và giảm phát; Điều tiết thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội;... Chính vì tầm quan trọng của NSNN, để việc quản lý NSNN có hiệu quả thì hoạt động giám sát trong lĩnh vực tài chính- ngân sách Nhà nước càng cần phải được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt việc thực hiện công khai ngân sách là không thể thiếu và cần được chú trọng.

Thứ hai, công khai NSNN là một việc cần thiết để công dân thực hiện quyền dân chủ.

Nhà nước ta vốn luôn đề cao quyền dân chủ của nhân dân với các nhóm quyền được quy định xuyên suốt trong Hiến pháp cũng như các đạo luật khác với các nguyên tắc cơ bản là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mà bước đầu tiên, thì dân cần phải được “biết” mới có thể “bàn” và “kiểm tra” được. Như vậy, nguyên tắc công khai ngân sách là điều kiện tiên quyết để người dân có thể tiếp cận với các khoản thu và chi của Nhà nước. Thêm vào đó, không thể phủ nhận rằng thuế và các loại phí vốn là nguồn thu chính của NSNN là các khoản đóng góp của nhân dân, chính vì vậy như một nhu cầu tất yếu phần lớn người dân đều có nguyện vọng mong muốn được biết những khoản tiền đóng góp đó của mình được sử dụng vào những công việc gì.

Thứ ba, công khai NSNN tạo nên sự minh bạch, tránh tiêu cực, tham nhũng.

NSNN là những khoản thu và chi của nhà nước, vì vậy, công khai là một điều kiện quan trọng để tránh tình trạng một số cán bộ công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, tham ô, tiêu cực. Những lợi ích về mặt vật chất chính là nguyên nhân chính, trực tiếp nhất dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức kể trên. Vì vậy, quản lý thật tốt NSNN là một yêu cầu quan trọng nhằm hạn chế những tệ nạn này. Khi các khoản thu và chi của nhà nước được công khai rõ ràng, sẽ tạo thêm những rào cản, khó khăn cho các đối tượng. Công khai ngân sách giúp các các khoản chi của nhà nước được sử dụng đúng mục đích hơn, từ đó đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.

Thứ tư, công khai NSNN góp phần làm nên uy tín của nhà nước, củng cố niềm tin của người dân.

Trong bối cảnh các vụ việc tham nhũng ngày càng được phát hiện nhiều hơn với quy mô, mức độ cũng như số tiền ngày càng lớn, “củi” được “đưa vào lò” ngày càng bén thì lòng tin của nhân dân vào bộ máy chính quyền của chúng ta đang ngày một lung lay dữ dội. Công khai ngân sách để nhân dân có thể tiếp cận tạo dựng và củng cố niềm tin vào một Chính phủ minh bạch, kiên quyết và mạnh mẽ đẩy lùi tệ nạn, nghiêm khắc kỷ luật đối với các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật trong việc sử dụng, quản lý NSNN.

Thứ năm, công khai NSNN giúp tăng cường trách nhiệm của các cấp sử dụng ngân sách. Các cấp sử dụng ngân sách phải có tính toán kĩ trước khi thực hiện các khoản thu chi, đảm bảo thu chi hợp lí, đúng mục đích, tránh tình trạng mập mờ, không minh bạch.

Thứ sáu, công khai NSNN giúp cho các cơ quan chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền nhận thấy những thiếu sót, nhược điểm còn tồn tại trong hoạt động thu chi ngân sách ở trung ương cũng như địa phương để từ đó có giải pháp kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo ngân sách được sử dụng hợp lí, đúng yêu cầu, mục đích.

5. Thực trạng thực hiện công khai ngân sách nhà nước ở VIệt Nam

Trung tâm Phát triển và Hội nhập [CDI] phối hợp với Liên minh Minh bạch ngân sách [BTAP], Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách [VEPR] công bố Chỉ số công khai ngân sách quốc gia [OBI] của Việt Nam và Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương [MOBI] cho năm 2019. Theo kết quả được công bố, Việt Nam được đánh giá đã có nhiều nỗ lực và bước tiến đáng ghi nhận về mức độ công khai ngân sách.

Theo khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách [OBI] năm 2019, Việt Nam xếp hạng 77/117 nước, tăng 14 bậc so với năm 2017. Kết quả này cho thấy Chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các cam kết công khai thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công để người dân có thể tham gia thảo luận về ngân sách với những cải cách về pháp luật và thể chế quản trị ngân sách theo hướng minh bạch hơn. Kết quả khảo sát OBS 2019 cho thấy điểm xếp hạng của Việt Nam có sự cải thiện ở cả 3 trụ cột: minh bạch, sự tham gia và giám sát ngân sách.

Còn theo Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương [MOBI] được công bố năm 2019, mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương đã có sự cải thiện so với năm 2018, với điểm trung bình đạt 21.2 điểm, tăng 10.2 điểm so với MOBI 2018. 31/44 Bộ, cơ quan Trung ương có điểm khảo sát MOBI 2019 [chiếm tỷ lệ 70,45%], cao hơn con số 17 trong kỳ khảo sát MOBI 2018 [tỷ lệ 45.59%].

Kết quả khảo sát OBI và MOBI năm 2019 đều phản ánh những nỗ lực, cố gắng đáng được ghi nhận của Chính phủ và các cơ quan Trung ương của Việt Nam. Để tăng cường công khai minh bạch ngân sách trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, cơ quan Trung ương cần có những cam kết cải thiện bền vững, lộ trình dài hơn và thực chất.

Trên đây là toàn bộ tổng hợp và phân tích của chúng tôi đối với vấn đề công khai ngân sách nhà nước. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phậnTư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề