Chương trình đào tạo CÔNG NGHỆ sinh học ou

Chương trình

Ngành

Công nghệ Sinh học

Thời lượng

5 năm

Thời gian đào tạo: 5 năm.

Đối tượng tuyển sinh:

  • Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia: đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương
  • Xét tuyển căn cứ vào kết quả học bạ THPT theo tổ hợp môn xét tuyển: đối tượng thí sinh đạt 20 điểm trở lên [trong đó chưa tính điểm ưu tiên].

Mục tiêu đào tạo

Chương trình Công nghệ sinh học [CNSH]nhằm đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học, ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực CNSH Y – Dược, CNSH Nông nghiệp – Môi trường và CNSH Thực phẩm để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác nhau.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Kiến thức:

  • Kiến thức chung: có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
  • Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức nền tảng về ngành Công nghệ sinh học [Công nghệ sinh học] và kiến thức chuyên sâu về 3 chuyên ngành chính: Công nghệ sinh học Vi sinh – Sinh học Phân tử, Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Công nghệ sinh học Công nghiệp và Môi trường, và kiến thức liên ngành với 3 chuyên ngành phụ: Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Dược phẩm và Quản trị Kinh doanh.

Kỹ năng:

  • Tổ chức và thực hiện kĩ thuật phân tích hóa sinh – vi sinh – sinh học phân tử, kĩ thuật di truyền, kĩ thuật sinh học phân tử trên thực vật, nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật nuôi trồng nấm và sản xuất giống nấm, kĩ thuật nuôi trồng thủy canh, kĩ thuật môi trường.
  • Phân tích và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm trong Công nghệ sinh học.
  • Phát triển sản phẩm mới trong Công nghệ sinh học và đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Quản lý phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm, vi sinh và xét nghiệm y sinh, nuôi cấy mô tế bào, đánh giá tác động môi trường.
  • Quản lý kĩ thuật và tổ chức sản xuất thực phẩm: đường – bánh kẹo, đồ uống – nước giải khát, thực phẩm chức năng…
  • Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo.
  • Giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình, các cử nhân có thể đảm nhận công tác trong các lĩnh vực khác nhau như:

  • Phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm… tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực ứng dụng của CNSH như Nông, Lâm, Y – Dược, Chế biến Thực phẩm, Khoa học Môi trường...
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành hoặc các địa phương.
  • Tham gia giảng dạy sinh học [một số môn sinh học thực nghiệm] và công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp..
  • Tạo lập hoặc tham gia quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CNSH
  • Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực Nông, Lâm, Y – Dược...

CHUẨN ĐẦU RA

Sinh viên ngành CNSH được trang bị các kiến thức và khả năng sau:

- Kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

- Kiến thức sinh học nền tảng về sinh hóa, sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền, vi sinh, sinh lý thực vật, sinh lý người và động vật, sinh thái, lý sinh, an toàn và đạo lý sinh học

- Kiến thức và ứng dụng của các công nghệ sinh học nền tảng về kỹ thuật công nghệ gen, tin sinh học, ứng dụng thống kê trong nghiên cứu, phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật, chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ, quá trình thiết bị công nghệ

- Kiến thức chuyên sâu của một trong các lĩnh vực sau: CNSH công nghiệp, CNSH y dược, CNSH nông nghiệp, vật liệu sinh học

- Kỹ năng thao tác thí nghiệm, sử dụng một số dụng cụ, chuẩn bị một số hóa chất, vận hành một số thiết bị phổ biến

- Khả năng thiết kế, thực hiện, phân tích và đánh giá kết quả của một số thí nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực CNSH y dược, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, vật liệu sinh học

- Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch

- Kỹ năng trình bày vấn đề khoa học ở dạng nói và viết

- Tư duy sáng tạo, phản biện, hệ thống, phương pháp học tập và kỹ năng tự học

- Phát huy tinh thần trách nhiệm, trung thực, kỷ luật và thái độ tôn trọng sự khác biệt 

- Năng lực sử dụng anh ngữ và tin học theo yêu cầu của chương trình đào tạo

GỢI Ý LỘ TRÌNH HỌC TẬP TRONG 4 NĂM HỌC

Lộ trình học tập 4 năm ngành Công nghệ Sinh học

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

- Thông tin chi tiết về khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ Sinh học Khóa 2021

Trong những năm gần đây, Công nghệ sinh học đang là ngành học thu hút được đông đảo người các bạn trẻ quan tâm theo học. Một ngành học được đánh giá có tiềm năng cơ hội việc làm lớn với mức lương cao. Vậy ngành học này có phù hợp với bạn hãy không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Ngành Công nghệ sinh học mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn, lương cao

1. Giới thiệu ngành Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học – Biotechnology được biết đến là một lĩnh vực công nghệ cao ứng dụng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.

Ngành Công nghệ sinh học cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền và các kỹ thuật cao cấp như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp các loại protein cho con người hay tạo các kháng thể đơn dòng. Mục tiêu của ngành này là sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người Đồng thời, ngành này góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và các sản phẩm thân thiện với môi trường giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường đang trong tình trạng nguy cấp như hiện nay.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.

2. Chương trình đào tạo

Ngành Công nghệ sinh học có thời gian đào tạo hệ đại học chính quy tập trung là 4 năm, gồm 11 học kỳ. Mỗi năm trường sẽ tổ chức 3 học kỳ để sinh sinh có thể đăng mua học vượt hoàn thành sớm chương học so với thời gian quy định. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Công nghệ sinh học.

Đặc biệt, khi theo học ngành Công nghệ sinh học của Đại học Mở TP.HCM thì bạn sẽ có các lựa chọn khác nhau đó là chương trình tiêu chuẩn và chương trình chất lượng cao. Khối lượng kiến thức của chương trình tiêu chuẩn sẽ là 130 tín chỉ còn chương trình chất lượng cao là 142 tín chỉ. Lợi thế của chương trình chất lượng cao là bạn sẽ được học số tiết học phần tiếng Anh và các môn chuyên ngành khác bằng tiếng Anh nhiều hơn chương trình tiêu chuẩn.

Nhìn chung, trong chương trình đào tạo sinh viên sẽ được tiếp cận các học phần chuyên môn tiêu biểu như Tế bào học, Di truyền học, Vi sinh vật học, Sinh học phân tử, Sinh lý học người và động vât, Sinh học phát triển, Công nghệ protein-enzym, Kỹ thuật di truyền, Di truyền vi sinh vật học, Di truyền học dược lý, Công nghệ tế bào gốc, Sinh học khối u, Công nghệ sinh học dược phẩm…

Sinh viên được đào tạo theo chương trình bài giảng hiện đại, tập trung vào tính ứng dụng cao

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học của OU sẽ được học tập trong môi trường rất năng động với chương trình bào giảng có tính thực hành thực tiễn cao giúp các bạn hàng toàn tự tin để hoàn thành tốt công việc sau này. Hơn nữa, đội ngũ giảng viên của ngành học đều là những thầy cô có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và rất tận tâm nên các bạn yên tâm về chất lượng đào tạo của trường nhé.

Bên cạnh lượng kiến thức được học tập trên ghế giảng đường sinh viên còn có cơ hội học tập và rèn luyện qua các cuộc thi nghiên cứu khoa học chuyên ngành, chương trình hội thảo, giáo lưu với chuyên gia hay các câu lạc bộ học thuật. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng mềm thông qua hoạt động ngoại khoá tại các câu lạc bộ, hội, nhóm sinh viên của ngành và của trường.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học

4. Cơ hội việc làm dành cho sinh viên mới ra trường

Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập tại trường Đại học Mở TP.HCM, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể dễ dàng có được những vị trí công việc tốt trong ngành hiện nay.

– Giảng viên dạy Sinh học và công nghệ sinh học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường THPT.

– Nghiên cứu viên trong các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.

– Cán bộ công tác chuyên môn tại các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương [bộ, sở, phòng…], các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.

– Chuyên viên kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm làm việc trong các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.

– Nhân viên tư vấn, tiếp thị tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.

Trên đây là thông tin chi tiết về ngành Công nghệ sinh học của trường Đại học Mở TP.HCM. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp các bạn đưa ra được quyết định chọn ngành nghề phù hợp sở thích và năng lực của bản thân nhé.

Video liên quan

Chủ Đề