Tâm lý học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. I Đạo đức và hành vi đạo đức II Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức III Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức IV Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS,  THPT   Chương VI. Tâm lý học giáo dục 1
  2. I Đạo đức và hành vi đạo đức 1. Khái niệm đạo đức Là  hệ  thống  những  chuẩn  mực  biểu  hiện  thái  độ  đánh  giá  quan  hệ  giữa  lợi  ích  của  bản  thân  với  lợi ích của người khác và của cả  xã hội Chương VI. Tâm lý học giáo dục 2
  3. 2. Hành vi đạo đức Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động  cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức 3. Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức Tính t Tính tựự giác c  giác củủa hành vi a hành vi Tính có ích c Tính có ích củủa hành vi a hành vi Tính không v Tính không vụụ l lợợi c i củủa hành vi a hành vi Chương VI. Tâm lý học giáo dục 3
  4. II Cấu trúc của hành vi đạo đức Tri thức Niềm tin Động cơ Tình cảm Ý chí nghị lực Thói quen Chương VI. Tâm lý học giáo dục 4
  5. 1 Tri thức đạo đức Là sự hiểu biết của con người về  những  chuẩn  mực  đạo  đức  quy  định  hành  vi  của  họ  trong  mối  quan hệ với người khác và với xã  hội Chương VI. Tâm lý học giáo dục 5
  6. 2 Niềm tin đạo đức Là  sự  tin  tưởng  vững  chắc,  sâu  sắc  của  con  người  vào  tính  chính  nghĩa  và  tính  chân  lý  của  các  chuẩn mực đạo đức  và  thừa  nhận  tính  tất  yếu  phải  tôn  trọng  triệt  để  các  chuẩn mực đó Chương VI. Tâm lý học giáo dục 6
  7. 3 Động cơ đạo đức Là yếu tố tâm lý bên trong đã được  con  người  ý  thức  nó  trở  thành  động  lực  chính,  thúc  đẩy  con  người  hành  động  trong  mối  quan  hệ  giữa  người  này  và  người  khác  và mối quan hệ xã hội Chương VI. Tâm lý học giáo dục 7
  8. 4 Tình cảm đạo đức Là thái độ rung cảm đối với hành vi của người khác và của chính mình trong các mối quan hệ xã hội Chương VI. Tâm lý học giáo dục 8
  9. 5 Ý chí và nghị lực • Ý chí đạo đức là ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức • Nghị lực đạo đức là năng lực phục tùng ý thức đạo đức của con người tạo nên sức mạnh ý chí đạo đức Chương VI. Tâm lý học giáo dục 9
  10. 6 Thói quen đạo đức Là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của cá nhân con người đó và nếu nhu cầu đó được thoả mãn thì con người cảm thấy dễ chịu và ngược lại Chương VI. Tâm lý học giáo dục 10
  11. III Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức Tính sẵn sàng hành động có đạo đức Ý chí bản ngã Nhu cầu tự Xu hướng đạo đức khẳng định Phẩm chất ý chí Lương tâm Phương thức hành vi Chương VI. Tâm lý học giáo dục 11
  12. IV Vấn đề giáo dục đạo đức cho HS THCS, THPT 1. Tổ chức GD của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho HS 2. Không khí đạo đức của tập thể là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức 3. Nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức GD gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong việc GD đạo đức cho HS 4. Sự tu dưỡng là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi HS Chương VI. Tâm lý học giáo dục 12

Page 2

YOMEDIA

Bài giảng Tâm lý học giáo dục do ThS. Nguyễn Thị Vân biên soạn, trong chương 9 của bài giảng sẽ giới thiệu về đạo đức và hành vi đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

08-02-2017 251 34

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Bài học đạo đức từ thực tiễn

Cô Nguyễn Thị Thuý Minh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái [quận Tây Hồ, Hà Nội] chia sẻ: Xác định nhiệm vụ quan trọng cùng những đặc điểm nhận thức của học sinh, nhà trường đã có  hình thức giáo dục đạo đức, tác phong  rất phong phú và đa dạng: Thông qua tiết Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho việc giáo dục truyền thống tương thân tương ái, yêu quê hương đất nước, yêu thầy cô, bạn bè,  ông bà, cha mẹ.  Nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia từ thiện, xem tiểu phẩm, nghe kể các câu chuyện theo chủ đề,...

Thông qua giờ học đạo đức, giáo viên gắn vào các việc làm cụ thể, giao việc để HS thực hiện. Ví dụ: Thông qua sinh hoạt chuyên đề: Kỷ niệm ngày 8/3: HS tự làm thiếp, hoa và viết lời chúc tặng bà, mẹ, chị. GV chủ nhiệm lớp tổ chức gặp mặt các bà, mẹ tại lớp để HS tặng sản phẩm mình tự làm và nói những lời biết ơn...  Ngoài ra, HS tự tiết kiệm tiền góp nuôi heo đất tặng các bạn bệnh viện huyết học, viết thư thăm hỏi động viên các bạn nhỏ miền Trung gặp lũ lụt.

Cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thuý Minh và học trò trong Lễ báo công tại tượng đài liệt sĩ của địa phương. [Ảnh: NVCC]

Để giáo dục học sinh lòng biết ơn, nhà trường tổ chức cho HS nghe cựu chiến binh nói chuyện, cho  HS đi thăm và tặng quà cán bộ lão thành cách mạng [nghe  kể chuyện về các trận đánh, gương anh hùng]. Bên cạnh đó, trường tổ chức kết nạp Đội, báo công tại tượng đài liệt sĩ của địa phương.

Để giáo dục tình yêu lao động, HS được tham gia tổng vệ sinh cuối tuần, phân công trực nhật lớp từ đó biết quý trọng người lao động. Mỗi tuần 1 lớp chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ của phường. Giáo dục tinh thần đoàn kết thông qua trò chơi, các môn thể thao: Kéo co, bóng rổ, chạy tiếp sức,...

Mỗi hoạt động đều chứa đựng tâm huyết của các thầy cô giáo, hướng học sinh đến những giá trị tốt đẹp. Thông qua đó, giáo dục học sinh những bài học đạo đức gần gũi và thiết thực nhất.

Chia sẻ về buổi đi thăm và tặng quà cán bộ lão thành cách mạng tại địa phương khi chưa có dịch Covid-19, em Nguyễn Khánh An - cựu học sinh lớp 5A7 - Trường Tiểu học Đông Thái cho biết:  Đó là kỷ niệm em sẽ không bao giờ quên. Chúng em và các thầy cô trong đoàn đều im lặng, lắng nghe và bị cuốn hút theo từng lời kể của các ông.  Chúng em thêm hiểu giá trị của cuộc sống hoà bình. Để được ăn no, mặc ấm,  cắp sách tới trường là nhờ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, thế hệ đi trước. 

Cô  Lê Thị Ánh Tuyết luôn gần gũi, thân thiện với học trò. [Ảnh: NCCC]

Bài học từ thầy cô và sách vở

Nhân cách của học sinh nói chung thể hiện trước hết qua hành vi đạo đức. Điều này được thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện và tương tác hàng ngày.

Cô Lê Thị Ánh Tuyết – giáo viên Trường Tiểu học Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Bậc tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản nhất giúp nhân cách được phát triển đúng đắn, học sinh có những nhận thức, hành vi ứng xử đúng mực  đối với mọi người xung quanh, xã hội.

“Tôi thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn học: Tiếng Việt, Thủ công,... Ví dụ, với các tiết Đạo đức để đạt hiệu quả cao, tôi phải nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để tổ chức  một cách hợp lý. Cách sử dụng đồ dùng dạy học phải đạt hiệu quả tốt. Khi dạy lý thuyết, tôi thường sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp, logic, đúc rút ra những bài học quý báu về rèn luyện đạo đức để học sinh học tập.

Ở tiết thực hành, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện những hành vi đạo đức tốt bằng việc làm cụ thể vừa sức, vừa khả năng. Ngoài ra, tôi hướng các em đến  chương trình thiện nguyện, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, tiếp bước các bạn học sinh hoàn cảnh khó khăn tới trường, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ, ủng hộ bạn bè vùng dịch Covid – 19" - cô Ánh Tuyết bộc bạch.

Học trò Trường Tiểu học Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong một hoạt động hướng về miền Trung. [Ảnh: NVCC]

Cô Ánh Tuyết cho biết thêm: Trong mùa dịch, hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh vẫn được các thầy cô chú trọng. Có thể thông qua phụ huynh hoặc gọi điện video nói chuyện giúp các em thực hiện tốt hướng dẫn 5K của Bộ Y tế. Tôi thường chia sẻ với học trò hình ảnh  y bác sĩ tuyến đầu chống dịch để giáo dục các em về sự đồng cảm và ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Em Nguyễn Linh Sam, học sinh lớp 2E Trường Tiểu học Phú Hộ kể: Dù đang nghỉ hè nhưng cô giáo vẫn hẹn bố mẹ cho con mượn máy điện thoại để cô nói chuyện và chia sẻ hình ảnh của các bác sĩ chống dịch cũng như hoàn cảnh của các bạn nhỏ sống trong vùng dịch. Học theo cô giáo, em cũng đóng góp tiền ăn sáng và sách truyện để gửi cho các bạn khó khăn. 

Nhiều nhà giáo đồng tình cho rằng: Tác phong, lối sống của các thầy cô chính là tấm gương và sự ảnh hưởng tích cực và trực tiếp nhất đến đạo đức và hành vi của học sinh. Lứa tuổi tiểu học, tác động hiệu quả nhất là trực quan với những việc làm cụ thể. Bởi vậy, mỗi thầy cô giáo đều ý thức trau dồi, rèn luyện bản thân để trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Video liên quan

Chủ Đề