Chương trình môn tiếng Anh cấp THPT xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là

Đáp án 31 câu hỏi Tìm hiểu chương trình tổng thể - GDPT 2018

Câu 1: Các văn kiện của Đảng và Nhà nước xác định định hướng chung về đổi mới chương trình GDPT là gì?

A. Đổi mới chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học

B. Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp.

C. Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiền năng của mỗi học sinh

D. Truyền thụ tối đa các kiến thức, trí tuệ của nhân loại cho học sinh.

Câu 2: Chương trình GDPT có mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?

A. Yêu nước, sáng tạo, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

C. Yêu nước, nhân nghĩa, cần kiệm, trung thực, kỷ cương.

D. Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.

Câu 3:Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là: Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh:

A. Làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời

B. Tìm được học bổng đi du học, thi đỗ vào đại học để tìm được việc làm có thu nhập cao trong tương lai

C. Định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội

D. Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại

Câu 4: Chọn một phương án SAI Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh:

A. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;

B. Phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội;

C. Biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng;

D. Có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Câu 5:Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh:

A. Tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân;

B. Có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân

C. Tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

D. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực

Câu 6:Trong Chương trình GDPT 2018, phẩm chất của người học được hình thành và phát triển bằng những con đường:

A. Thông qua hoạt động trải nghiệm;

B. Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học; Thông qua phương pháp giáo dục

C. Thông qua sự phối hợp của nhà trường với gia đình

D. Thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường

Câu 7: Chọn một phương án đúng nhất để điền các từ vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có ____ ____ [1] với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết có hiệu quả các vấn đề ____ ____[2], trong đó mức độ cao nhất là hình thành các môn học tích hợp.

A. [1] quan hệ; [2] quan trọng

B. [1] gắn bó; [2] lí thuyết

C. [1] tính chất; [2] cơ bản

D. [1] liên quan; [2] thực tiễn

Câu 8: Chọn một phương án đúng nhất Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp tiểu học là:

A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Hoạt đông trải nghiệm

B. Tin học, Khoa học, Lịch sử và địa lí, Khoa học tự nhiên

C. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Hoạt đông trải nghiệm

D. Hoạt đông trải nghiệm, Lịch sử và Địa lí, Khoa học

Câu 9:Chọn một phương án đúng nhất Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp THCS là

A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm

B. Khoa học tự nhiên, Lịch sử và địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

C. Hoạt đông trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm

D. Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm

Câu 10:Thời lượng giáo dục cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018 là

A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học.

B. Cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 6 buổi/tuần không bố trí dạy học các môn học tự chọn.

C. Cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 5 buổi/tuần thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

D. Thống nhất toàn quốc dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học

Câu 11: Chọn các phương án đúng Các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THCS là:

A. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm; Nội dung giáo dục của địa phương.

B. Các môn học tự chọn [dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng]: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1

C. Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

D. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.

Câu 12: Chọn một phương án đúng nhất Thời lượng giáo dục cấp THCS trong chương trình GDPT 2018 là

A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học.

B. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

C. Mỗi ngày học 2 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Toàn quốc thống nhất học 2 buổi/ngày.

D. Thống nhất toàn quốc dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học

Câu 13:Chọn phương án đúng nhất để điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn sau: Các chuyên đề học tập trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT được hiểu là: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số _____ __ học tập [1] tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ____ _____ [2] nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

A. [1] chuyên đề; [2] định hướng;

B. [1] Môn học; [2] học tập;

C. [1] chương trình; [2] phát triển;

D. [1] yêu cầu]; [2] giáo dục;

Câu 14:Chọn một phương án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: Định hướng nội dung giáo dục của chương trình GDPT 2018 là Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển ____ ____ [1] và ____ ___ [2] cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi.

A. [1] phẩm chất, [2] năng lực

B. [1] kiến thức, [2] kĩ năng

C. [1] nhân cách, [2] giá trị

D. [1] thể chất, [2] tinh thần

Câu 15:Chọn các phương án đúng Nội dung giáo dục gồm 2 giai đoạn và có đặc điểm sau:

A. Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở;

B. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

C. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có các môn học tự chọn; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.

D. Cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp đều không có các môn học bắt buộc mà chỉ có các môn học các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.

Câu 16:Chọn phương án đúng nhất để điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn sau: Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp ____ ___[1] hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy ____ ____[2] và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển.

A. [1] tích cực; [2] tiềm năng

B. [1] sư phạm; [2] sở trường

C. [1] giáo dục; [2] thế mạnh

D. [1] sư phạm; [2] sở thích

Câu 17:Chọn các phương án đúng CT GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là:

A. Phát hiện học sinh giỏi để thi đội tuyển của trường, huyện, tỉnh, quốc gia

B. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh

C. Để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình

D. Bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Câu 18:Chọn các phương án đúng Một số điểm kế thừa của Chương trình GDPT 2018 so với Chương trình GDPT 2006 được thể hiện như sau:

A. Về mục tiêu giáo dục, Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu GDPT là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.

B. Về phương châm giáo dục, Chương trình GDPT 2018 kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.

C. Không kế thừa điểm nào, tất cả đều mới, từ mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục

D. Về nội dung giáo dục, những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình GDPT hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.

Câu 19:Chọn một phương án SAI Những thách thức từ đội ngũ thực hiện chương trình về:

A. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình

B. Động lực đổi mới của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục

C. Động cơ và phương pháp học tập của học sinh

D. Chưa thực hiện giao quyền tự chủ cho trường phổ thông

Câu 20: Chọn một phương án đúng nhất Những thách thức từ đội ngũ thực hiện chương trình về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện chương trình:

A. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa

B. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa

C. Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa

D. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học;

Câu 21:Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

A. Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.

B. Ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học, thẩm mĩ, thể chất;

C. Năng khiếu;

D. Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Câu 22: Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh:

A. Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;

B. Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

C. Có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

D. Có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân

Câu 23:Dạy học hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh có đặc trưng nổi bật nhất là : Chú trọng hình thành và phát triển các ____ ___ [1] và ____ ____[2] cốt lõi của con người hiện đại thông qua tổ chức dạy học nội dung kiến thức cơ bản , thiết thực , hiện đại , hài hòa đức- trí- thể-mĩ, chú trọng thực hành vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề học tập và đời sống bằng các phương pháp , hình thức tổ chức giáo dục tích cực, phát huy tự học, sáng tạo ; các phương pháp kiểm tra – đánh giá phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục để đạt mục tiêu đó.

A. [1] năng lực; [2] phẩm chất

B. [1] khả năng; [2] giá trị

C. [1] năng khiếu; [2] tài năng

D. [1] giá trị; [2] kĩ năng

Câu 24:Các môn học, hoạt động giáo dục tích hợp của CT GDPT 2018 ở cấp THPT là

A. Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí

B. Lịch sử và địa lí, Hoạt động trải nghiệm

C. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

D. Lịch sử và Địa lí, Khoa học

Câu 25:Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018 ở cấp Tiểu học là

A. Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1; Tự nhiên và xã hội;

B. Lịch sử và Địa lí; Khoa học ; Tin học và Công nghệ ;

C. Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm

D. Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên

Câu 26:Thời lượng giáo dục cấp THPT trong chương trình GDPT 2018 là

A. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Tất cả các địa phương thực hiện dạy 2 buổi/ngày ở cấp THPT

B. Thống nhất toàn quốc dạy 1 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học; Các trường có đủ điều kiện được khuyến khích dạy 2 buổi/ngày.

C. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

D. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 7 tiết học. Nghiêm cấm dạy 2 buổi/ngày ở trường THPT

Câu 27:CT GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là:

A. Phát hiện học sinh giỏi để thi đội tuyển của trường, huyện, tỉnh, quốc gia

B. Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh

C. Để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình

D. Bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Câu 28: Chọn một phương án SAI Một số điểm khác của chương trình GDPT 2018 so với chương trình GDPT 2006 là:

A. Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.

B. Chương trình GDPT 2018 phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 1 đến lớp 9] và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12].

C. Chương trình GDPT 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc

D. Chương trình GDPT 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Câu 29:Một số yêu cầu mà nếu không bảo đảm được thì chương trình rất khó thực hiện là:

A. Các trường phổ thông phải bảo đảm sĩ số lớp học theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. Các trường phải đầy đủ trang thiết bị dạy học theo các môn học mới

C. Các trường tiểu học cần thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tối thiểu cũng phải tổ chức dạy được 6 buổi/tuần.

D. Lớp học nên được bố trí phù hợp với yêu cầu làm việc nhóm thường xuyên.

Câu 30. Chọn đáp án đúng nhất: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT là

A. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

B. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Tự nhiên và xã hội; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

C. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Lịch sử và Địa lí; Khoa học ; Tin học và Công nghệ ; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

D. Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm

Câu 31. Chọn các phương án đúng Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT là

A. Giáo dục thể chất; Tự nhiên và xã hội; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

B. Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

C. Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.

D. Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh 312

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [384.98 KB, 54 trang ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG ANH
[Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ................................................................................................................................................. 3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................................................... 4
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................................................................................

5

1. Mục tiêu chung ......................................................................................................................................................... 5
2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................................................................... 6
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ................................................................................................................................................. 8
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung ................................................................................................... 8
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ........................................................................................................................ 8
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ............................................................................................................................................... 9
1. Nội dung khái quát ................................................................................................................................................... 9
2. Nội dung cụ thể ........................................................................................................................................................ 26
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ..................................................................................................................................... 48
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .......................................................................................................................... 50
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ....................................................................... 51


2


I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học
công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng
Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn
học khác cũng như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức
khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành
ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và
tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.
Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có
tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí,
Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác,
đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp]. Các
kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm
và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo], cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung
học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.
Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
3


Ở cấp tiểu học [lớp 3-5], việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.


Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng
thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng
như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.
Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên
nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để
không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch
giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập và điều kiện thực hiện
chương trình.
2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu
của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe,
nói, đọc, viết. Ở cấp tiểu học [lớp 3-5], cần ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, các kỹ năng
giao tiếp nghe và nói vẫn được tiếp tục phát triển và thông qua luyện tập kết hợp các kỹ năng để tiến tới phát triển đồng đều
cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp trung học phổ thông.
3. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt
chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp với việc phát triển năng lực
giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. Hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hoá cần mang tính dân
tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắn
4


ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Thông qua việc triển khai hệ thống chủ điểm và chủ đề trong
Chương trình, học sinh có thể được trang bị thêm nội dung của các môn học khác ở mức độ phù hợp và khả thi.
4. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá
trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện
tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.
5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa


các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tính liên thông và tiếp nối được thể hiện ở chỗ sau mỗi cấp học,
học sinh đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
6. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu
và phù hợp với điều kiện dạy học Tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
1.1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát
triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương trình giáo
dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam,
tạo nền tảng cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công
dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.
1.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền
văn hoá của một số quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất
nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các quốc gia đó. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh
còn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và
5


trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp mới.
2. Mục tiêu các cấp học
2.1. Mục tiêu cấp tiểu học
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:
- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe
và nói.
- Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu
biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới.
- Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc
mình.
- Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai.


2.2. Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể:
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu
giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật.
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái
quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có
hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.
- Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học
6


khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng
Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học.
2.3. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể:
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu
giao tiếp cơ bản và thiết thực về những chủ đề quen thuộc liên quan đến nhà trường, hoạt động vui chơi, giải trí, nghề
nghiệp, ...
- Tiếp tục hình thành và phát triển kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng
Anh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia
khác trên thế giới, hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước đầu phản ánh được giá trị nền văn hoá
Việt Nam bằng tiếng Anh.
- Sử dụng tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Sử dụng tiếng Anh để theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay sau khi học xong cấp trung học
phổ thông.
- Áp dụng các phương pháp học tập khác nhau để quản lý thời gian học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
học và tự học, củng cố phương pháp tự học, tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập, hình thành thói quen học tập
suốt đời.


7


IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu [yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm] và các năng lực chung [tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo].
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
2.1. Cấp tiểu học
- Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 1 của Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ
bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân
như nơi sinh sống, người thân/bạn bè, … Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp
tác giúp đỡ”.
- Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của một số
nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu
quý và trân trọng ngôn ngữ và nền văn hoá của dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như yêu thương, tôn trọng bản thân,
bạn bè, gia đình, môi trường, chăm chỉ và trung thực.
2.2. Cấp trung học cơ sở
- Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 2 của Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên
liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản [như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm,…]. Có
thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung
8


quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”.
- Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước
nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với môn học và việc học Tiếng Anh; đồng thời


có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như nhân ái, yêu thương gia
đình, tự hào về quê hương, bảo vệ môi trường, có ý thức tự rèn luyện học tập, có trách nhiệm với bản thân và gia đình.
2.3. Cấp trung học phổ thông
- Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 3 của Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu
chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, ... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy
ra ở những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân
quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do,
giải thích ý kiến và kế hoạch của mình”.
- Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các
nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước
đầu phản ánh được giá trị nền văn hoá của Việt Nam bằng tiếng Anh; phát triển các phẩm chất yêu đất nước, con người,
trung thực, nhân ái và có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng.
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
Nội dung dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao
gồm:
[i] hệ thống các chủ điểm [khái quát], các chủ đề [cụ thể]; [ii] các năng lực giao tiếp liên quan đến các chủ điểm, chủ đề; [iii]
danh mục kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp]. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ
9


thống các chủ điểm, chủ đề.
1.1. Hệ thống chủ điểm, chủ đề
1.1.1. Hệ thống chủ điểm
Nội dung Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm phù hợp với mỗi cấp
học. Các chủ điểm liên quan chặt chẽ với nhau và được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học ở mỗi cấp học, theo
hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Tên gọi của các chủ điểm có thể được
thay đổi theo cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, hứng thú của học sinh cũng như yêu cầu hình thành và phát
triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học.


Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là:
- Cấp tiểu học: Em và những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế giới quanh em.
- Cấp trung học cơ sở: Cộng đồng của chúng ta, Di sản của chúng ta, Thế giới của chúng ta, Tầm nhìn tương lai.
- Cấp trung học phổ thông: Cuộc sống của chúng ta, Xã hội của chúng ta, Môi trường của chúng ta, Tương lai của
chúng ta.
1.1.2. Hệ thống chủ đề
Hệ thống chủ đề được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm. Mỗi chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề để có thể bao phủ 1155
tiết học. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt,
học tập của học sinh. Các chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hoá, xã hội của Việt Nam, đảm
bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi cấp học. Người biên soạn
tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với chủ điểm, đáp ứng nhu cầu, sở thích
và khả năng học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình. Dưới đây là ví dụ minh hoạ mang tính
gợi ý cho các chủ đề theo chủ điểm ở ba cấp học.
10


Cấp tiểu học
Chủ điểm
Em và những người bạn của em

Chủ đề
- Bản thân
- Những người bạn của em
- Những việc có thể làm
- Hoạt động hằng ngày
- Hoạt động tương lai
- Thói quen, sở thích


Em và trường học của em



- Trường học của em
- Lớp học của em
- Đồ dùng, phương tiện học tập
- Thời khoá biểu và các môn học ở trường
- Hoạt động học tập ở trường
- Hoạt động ngoại khoá ở trường


Em và gia đình em

- Ngôi nhà của em
11


- Phòng và đồ vật trong nhà
- Thành viên trong gia đình
- Ngoại hình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình
- Hoạt động của các thành viên trong gia đình

Em và thế giới quanh em

- Đồ chơi của em
- Động vật
- Màu sắc yêu thích
- Quần áo
- Chỉ đường và biển chỉ dẫn
- Mùa và thời tiết
- Phương tiện giao thông



Cấp trung học cơ sở
Chủ điểm
Cộng đồng của chúng ta

Chủ đề
- Ngôi trường của tôi
- Sở thích
12


- Những người bạn của tôi
- Tuổi thiếu niên
- Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi
- Môi trường địa phương
- Dịch vụ cộng đồng

Di sản của chúng ta

- Kỳ quan và địa danh nổi tiếng
- Lễ hội
- Phong tục và tập quán
- Thức ăn và đồ uống
- Âm nhạc và mỹ thuật


Thế giới của chúng ta

- Các thành phố trên thế giới
- Văn hoá của các quốc gia trên thế giới


- Lễ hội
- Giao thông
- Các môn thể thao và trò chơi
13


- Du lịch
- Giải trí

Tầm nhìn tương lai

- Cuộc sống tương lai
- Ngôi nhà mơ ước
- Nghề nghiệp tương lai
- Thế giới xanh
- Bảo vệ môi trường
- Truyền thông trong tương lai
- Giải trí trong tương lai


Cấp trung học phổ thông
Chủ điểm
Cuộc sống của chúng ta

Chủ đề
- Cuộc sống gia đình
- Khoảng cách thế hệ
- Giải trí
- Lối sống lành mạnh
14




- Cuộc sống tự lập
- Câu chuyện cuộc sống
- Tốt nghiệp và chọn nghề

Xã hội của chúng ta

- Các vấn đề xã hội
- Giáo dục
- Phục vụ cộng đồng
- Phương tiện truyền thông đại chúng
- Bản sắc văn hoá
- Việt Nam và các tổ chức quốc tế


Môi trường của chúng ta

- Bảo tồn di sản
- Biến đổi khí hậu
- Bảo tồn môi trường tự nhiên
- Con người và môi trường
- Môi trường xanh
- Du lịch sinh thái

15


- Giáo dục trong tương lai


Tương lai của chúng ta

- Học tập suốt đời
- Trí tuệ nhân tạo
- Tương lai của các thành phố
- Sức khoẻ và tuổi thọ
- Thế giới công việc

1.2. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp] để tham gia vào các hoạt động
giao tiếp [nghe, nói, đọc, viết] trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm
đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn
Tiếng Anh, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
Các năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề. Dưới đây là danh mục
gợi ý các năng lực giao tiếp cho từng cấp học:
1.2.1. Cấp tiểu học
Chủ điểm
Em và những người bạn của em

Năng lực giao tiếp
- Chào hỏi và tạm biệt
- Cảm ơn
16


- Xin lỗi
- Đánh vần
- Giới thiệu [về mình, về người khác]
- Hỏi và xác định các bộ phận cơ thể
- Hỏi và trả lời về ngày tháng


- Hỏi và trả lời về bạn bè
- Hỏi và trả lời về khả năng, ước mơ, sở thích
- Hỏi và trả lời về địa điểm
- Hỏi và trả lời về nghề nghiệp
- Mô tả các khả năng đơn giản của bản thân
- Miêu tả địa điểm
- Nêu tên quốc gia và quốc tịch
- Hỏi và trả lời về kế hoạch tương lai

Em và trường học của em

- Hỏi và trả lời về trường học [địa điểm, tên trường, đồ dùng học tập, môn học, …]
- Mô tả đơn giản về vị trí, số lượng, tính chất, đặc điểm của sự vật và người
- Hỏi và định danh các vật cụ thể, đơn giản
- Hỏi và trả lời về các hoạt động học tập và giải trí ở trường
17


- Hỏi và trả lời về một người/vật/sự kiện yêu thích
- Hỏi và trả lời về mức độ thường xuyên
- Thực hiện và hồi đáp các xin phép và đề xuất đơn giản
- Diễn đạt và hồi đáp các mệnh lệnh phổ biến trong lớp học
- Hỏi và trả lời ai đang làm gì
...
Em và gia đình em

- Giới thiệu các thành viên trong gia đình [tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc, …]
- Xác định địa chỉ nhà và vị trí các đồ vật trong nhà
- Hỏi và trả lời về nhà cửa, đồ dùng, tiện ích trong gia đình
- Hỏi và trả lời về các hoạt động của các thành viên trong gia đình


- Hỏi và trả lời về vị trí và số lượng
- Miêu tả công việc thường ngày
- Hỏi và trả lời về sở thích ăn, uống
- Đưa ra lời khuyên về các vấn đề sức khoẻ thông thường
- Diễn đạt sự sở hữu
- Hỏi và trả lời về thời gian


Em và thế giới quanh em

- Hỏi và trả lời về đồ chơi, thú cưng, động vật trong sở thú
18


- Hỏi và trả lời về quần áo [số lượng, màu sắc, giá cả, …]
- Hỏi và trả lời về các phương tiện giao thông
- Hỏi và trả lời về khoảng cách
- Đưa ra chỉ dẫn
- Hỏi và trả lời về mùa và thời tiết
- Hỏi và trả lời về vị trí của sự vật/hiện tượng/người
- Hỏi và đưa ra ý kiến về một địa điểm
- Diễn đạt các so sánh hơn, kém đơn giản
- Hỏi và diễn đạt lý do đơn giản
- Thực hiện các gợi ý đơn giản và phản hồi gợi ý

1.2.2. Cấp trung học cơ sở
Chủ điểm
Cộng đồng của chúng ta

Năng lực giao tiếp


- Miêu tả hoạt động yêu thích ở trường
- Miêu tả một người cụ thể [ngoại hình, tính cách, …]
- Miêu tả trải nghiệm đơn giản
- Hỏi và miêu tả những địa danh nổi tiếng
19


- Nói về các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi
- Nói về các loại dịch vụ cộng đồng
- Viết các văn bản đơn giản [lời nhắn, ghi chép, thiệp mời, …]

Di sản của chúng ta

- Diễn đạt sự đồng ý/không đồng ý và giải thích lý do
- Đưa ra lời khuyên đơn giản
- Miêu tả và so sánh một kỳ quan, thảo luận cách thức bảo vệ, bảo tồn các kỳ quan
- Miêu tả gia đình truyền thống
- Miêu tả các lễ hội
- Miêu tả thức ăn và đồ uống của một địa phương
- Thảo luận về phong tục và truyền thống gia đình


Thế giới của chúng ta

- Nói về các lợi ích của việc sử dụng tiếng Anh
- Giới thiệu con người và địa điểm du lịch ở các quốc gia trên thế giới
- Hỏi và trả lời về những người nổi tiếng
- Miêu tả lịch trình của một chuyến du lịch
- Nói về các vấn đề về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường
- Nói về các thắng cảnh trên thế giới


20


- Nói về các hình thức giải trí phổ biến
- Thảo luận đặc điểm của phong cách sống lành mạnh
- Hỏi và chỉ đường
- Thảo luận về các phương tiện giao thông
- Viết bưu thiếp đơn giản

Tầm nhìn tương lai

- Dự đoán về cuộc sống tương lai
- Diễn đạt sự quan tâm và đưa ra lời khuyên
- Miêu tả nghề nghiệp trong tương lai
- Diễn đạt ý kiến về các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai
- Trình bày cách thức bảo vệ môi trường và xây dựng một thế giới tốt đẹp
- Nói về truyền thông và các hình thức giải trí trong tương lai
- Viết về một ngôi nhà, công việc, cuộc sống mơ ước


1.2.3. Cấp trung học phổ thông
Chủ điểm
Cuộc sống của chúng ta

Năng lực giao tiếp
- Nói về cuộc sống gia đình
21


- Trao đổi ý kiến về công việc nhà và vai trò của các thành viên trong gia đình


- Viết về việc làm/việc nhà trong gia đình
- Thảo luận về chế độ ăn uống lành mạnh
- Thảo luận về các loại hình giải trí ưa thích
- Hỏi và đưa ra lời khuyên về nghề nghiệp
- Viết/điền các biểu mẫu đơn giản [biểu mẫu đăng kí khoá học, mẫu đơn xin việc
làm, …]

Xã hội của chúng ta

- Hiểu và diễn đạt ý kiến về các hoạt động cộng đồng
- Diễn đạt quan điểm về các vấn đề xã hội, giáo dục đơn giản
- Nói về sự lựa chọn phong cách sống và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ
- Đọc hiểu một bài viết về bình đẳng giới
- Chia sẻ ý kiến về những nghề nghiệp khác nhau
- Nói về các hoạt động tình nguyện
- Hỏi và trả lời các thông tin cơ bản về đất nước, con người, văn hoá của một đất
nước
...

Môi trường của chúng ta

- Nói về các cách thức đơn giản để bảo tồn di sản
22


- Viết giới thiệu để quảng bá du lịch sinh thái
- Nói về sự ảnh hưởng đến môi trường từ các hoạt động của con người
- Đọc hiểu được một văn bản về các mối đe doạ đối với môi trường tự nhiên
- Viết về các vấn đề môi trường và đưa ra giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên
- Đề xuất các địa điểm du lịch sinh thái yêu thích


- Viết một đoạn văn đơn giản về một địa danh nổi tiếng
- Nói về cách sống thân thiện với môi trường
...
Tương lai của chúng ta

- Nói về công nghệ và cuộc sống
- Viết về cách thức sử dụng mạng Internet
- Diễn đạt các dự đoán về những thành phố trong tương lai
- Nói về các lời khuyên chăm sóc sức khoẻ
- Đọc hiểu một bài báo về các yếu tố làm tăng tuổi thọ
- Đọc hiểu một bài viết về các cơ hội học đại học
- Nói về công việc trong tương lai
...

1.3. Kiến thức ngôn ngữ
Kiến thức ngôn ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Kiến
23


thức ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết. Hệ thống kiến thức ngôn ngữ dạy học trong Chương trình bao gồm:
1.3.1. Cấp tiểu học
Ngữ âm

Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp tiểu học được thể hiện trong hai lĩnh vực: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ nói: các nguyên âm, phụ âm và một số tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu cơ
bản.
- Ngôn ngữ viết: mối quan hệ tương ứng giữa âm thanh và chữ viết để đánh vần, đọc và viết đúng những từ, ngữ
đã học.


Từ vựng

Nội dung dạy học từ vựng ở cấp tiểu học là những từ thông dụng, đơn giản, cụ thể ở Bậc 1 trong tiếng Anh
phục vụ cho các tình huống giao tiếp trong phạm vi hệ thống chủ điểm và chủ đề của Chương trình. Số lượng
từ vựng được quy định ở cấp tiểu học khoảng 600 - 700 từ.

Ngữ pháp Nội dung dạy học ngữ pháp ở cấp tiểu học bao gồm các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp ở Bậc 1
như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, thì hiện tại đơn, thì hiện
tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn, thì tương lai đơn, động từ tình thái, danh từ số ít, danh từ số nhiều, đại từ nhân
xưng, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu, trạng từ, số đếm, số thứ tự, giới từ thông
dụng, liên từ thông dụng, mạo từ…
1.3.2. Cấp trung học cơ sở
Ngữ âm

Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp trung học cơ sở bao gồm: các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, bán nguyên
âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu câu cơ bản.
24


Từ vựng

Nội dung dạy học từ vựng ở cấp trung học cơ sở bao gồm những từ thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh
vực ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết liên quan đến các chủ điểm và chủ đề trong Chương trình. Số lượng từ
vựng được quy định ở cấp trung học cơ sở khoảng 800 - 1000 từ ở Bậc 2 [không bao gồm các từ đã học ở tiểu
học].

Ngữ pháp Nội dung dạy học ngữ pháp ở cấp trung học cơ sở tiếp tục củng cố và mở rộng các nội dung đã học ở cấp tiểu
học và bao gồm các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp ở Bậc 2 như câu trần thuật, câu hỏi, câu
mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép đơn giản, câu điều kiện [loại 1],
mệnh đề quan hệ, thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì tương lai


đơn, thì tương lai gần, động từ tình thái, động từ nguyên thể, danh động từ, tính động từ, danh từ đếm được,
danh từ không đếm được, sở hữu cách của danh từ, số thứ tự, so sánh tính từ, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn,
đại từ quan hệ, đại từ phản thân, đại từ sở hữu, giới từ, trạng từ, liên từ, mạo từ xác định, mạo từ không xác
định…
1.3.3. Cấp trung học phổ thông
Ngữ âm

Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp trung học phổ thông bao gồm: các nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng
âm từ, dạng phát âm mạnh và dạng phát âm yếu, tỉnh lược âm, đồng hoá âm, nối âm, trọng âm câu, nhịp điệu,
ngữ điệu.

Từ vựng

Nội dung dạy học từ vựng ở cấp trung học phổ thông bao gồm những từ thông dụng được thể hiện trong hai
lĩnh vực ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết liên quan đến các chủ điểm và chủ đề trong Chương trình. Số lượng từ
vựng được quy định ở cấp trung học phổ thông khoảng 600 - 800 từ ở Bậc 3 [không bao gồm các từ đã học ở
các cấp tiểu học và trung học cơ sở]. Sau khi học xong chương trình phổ thông, số lượng từ vựng học sinh cần
25


Đáp án phần bài tập học trực tuyến CT GDPT mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [51.74 KB, 9 trang ]

1. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Các văn kiện của Đảng và Nhà nước xác định định
hướng chung về đổi mới CT GDPT là gì?
Đổi mới CT GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người
học;
Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT, kết hợp dạy
chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;
Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Truyền thụ tối đa các kiến thức, trí tuệ của nhân loại cho học sinh.
2. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng CT GDPT 2018 có mục tiêu hình thành và phát triển
cho HS những phẩm chất gì?
Yêu nước, sáng tạo, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Yêu nước,nhân nghĩa, cần kiệm, trung thực, kỷ cương.
Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.
3. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát
triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
Yêu nước, nhân ái, trung thực, cần cù, cần kiệm.
Ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học, thẩm mĩ, thể chất;
1|Page


Năng khiếu;
Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;
4. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là: Chương
trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh:


Làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học
vào đời sống và tự học suốt đời;
Tìm được học bổng đi du học, thi đỗ vào đại học để tìm được việc làm có thu nhập
cao trong tương lai
Có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà
các mối quan hệ xã hội;
Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống
có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
5. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án SAI Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh:
Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài
hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;
Phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học,
tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội;
Biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng
nền tảng;
Có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp
tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
2|Page


6. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học
sinh:
Tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý
thức và nhân cách công dân;
Có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân
Tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích
ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp


mới.
Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài
hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực
7. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng nhất Trong Chương trình GDPT 2018, phẩm chất của
người học được hình thành và phát triển bằng những con đường:
Thông qua hoạt động trải nghiệm;
Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học; Thông qua phương pháp giáo
dục
Thông qua sự phối hợp của nhà trường với gia đình
Thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
8. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng nhất để điền các từ vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Dạy học hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh có đặc trưng nổi
bật nhất là : Chú trọng hình thành và phát triển các ____ ___ [1] và ____ ____[2]
cốt lõi của con người hiện đại thông qua tổ chức dạy học nội dung kiến thức cơ
bản , thiết thực , hiện đại , hài hòa đức- trí- thể-mĩ, chú trọng thực hành vận dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề học tập và đời sống bằng các phương pháp , hình
3|Page


thức tổ chức giáo dục tích cực, phát huy tự học, sáng tạo ; các phương pháp kiểm
tra – đánh giá phù hợp với mục tiêu và phương pháp giáo dục để đạt mục tiêu đó.
[1] năng lực; [2] phẩm chất
[1] khả năng; [2] giá trị
[1] năng khiếu; [2] tài năng
[1] giá trị; [2] kĩ năng
9. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng nhất để điền các từ vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có


____ ____ [1] với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết có
hiệu quả các vấn đề ____ ____[2], trong đó mức độ cao nhất là hình thành các
môn học tích hợp.
[1] quan hệ; [2] quan trọng
[1] gắn bó; [2] lí thuyết
[1] tính chất; [2] cơ bản
[1] liên quan; [2] thực tiễn
10. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng nhất Thời lượng giáo dục cấp THCS trong chương trình
GDPT 2018 là
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học.
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các
trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn
của Bộ GDĐT.
4|Page


Mỗi ngày học 2 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Toàn quốc thống nhất
học 2 buổi/ngày.
Thống nhất toàn quốc dạy 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học
11. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề
nghiệp trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT là
Giáo dục thể chất; Tự nhiên và xã hội; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
12. Chọn đáp án đúng
Chọn phương án đúng nhất để điền từ vào chỗ trống ở đoạn văn sau: Các chuyên
đề học tập trong chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT được hiểu là: Mỗi môn học


Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học,
Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số _____ __ học tập [1] tạo
thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và
kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp
ứng yêu cầu ____ _____ [2] nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học
tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một
môn là 35 tiết. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3
môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà
trường.
[1] chuyên đề; [2] định hướng;
[1] Môn học; [2] học tập;
[1] chương trình; [2] phát triển;
5|Page


[1] yêu cầu]; [2] giáo dục;
13. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng nhất Thời lượng giáo dục cấp THPT trong chương trình
GDPT 2018 là
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Tất cả các
địa phương thực hiện dạy 2 buổi/ngày ở cấp THPT
Thống nhất toàn quốc dạy 1 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học; Các trường
có đủ điều kiện được khuyến khích dạy 2 buổi/ngày.
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Khuyến khích các
trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo
hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 7 tiết học. Nghiêm cấm dạy 2
buổi/ngày ở trường THPT
14. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: Định hướng


nội dung giáo dục của chương trình GDPT 2018 là Chương trình giáo dục phổ
thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành, phát triển ____ ____ [1] và ____
___ [2] cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo
dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công
nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo
dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục
đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số
môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi.
[1] phẩm chất, [2] năng lực
[1] kiến thức, [2] kĩ năng
[1] nhân cách, [2] giá trị
6|Page


[1] thể chất, [2] tinh thần
15. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng CT GDPT 2018 xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo
dục là:
Phát hiện học sinh giỏi để thi đội tuyển của trường, huyện, tỉnh, quốc gia
Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần
đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh
Để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và
phát triển chương trình
Bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
16. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Một số điểm kế thừa của Chương trình GDPT 2018 so
với Chương trình GDPT 2006 được thể hiện như sau:
Về mục tiêu giáo dục, Chương trình GDPT 2018 tiếp tục được xây dựng trên quan
điểm coi mục tiêu GDPT là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển
hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.


Về phương châm giáo dục, Chương trình GDPT 2018 kế thừa các nguyên lí giáo
dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo
dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.
Không kế thừa điểm nào, tất cả đều mới, từ mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học,
phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục
Về nội dung giáo dục, những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh
vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình GDPT hiện hành, nhưng
được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu
quả hơn.
7|Page


17. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án SAI Một số điểm khác của chương trình GDPT 2018 so với
chương trình GDPT 2006 là:
Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông
qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa
hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất
và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.
Chương trình GDPT 2018 phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản [từ
lớp 1 đến lớp 9] và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp
12].
Chương trình GDPT 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo
dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc
Chương trình GDPT 2018 bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo
dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và
trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội
dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và
điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động
của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.


18. Chọn đáp án đúng
Chọn một phương án SAI Những thách thức từ đội ngũ thực hiện chương trình về:
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
thực hiện chương trình
Động lực đổi mới của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục
Động cơ và phương pháp học tập của học sinh
Chưa thực hiện giao quyền tự chủ cho trường phổ thông
19. Chọn đáp án đúng
8|Page


Chọn một phương án đúng nhất Những thách thức từ đội ngũ thực hiện chương
trình về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục thực hiện chương trình :
Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học
phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học; Thực hiện một chương trình, nhiều
sách giáo khoa
Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học
phân hóa; Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa
Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học; Thực hiện
một chương trình, nhiều sách giáo khoa
Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; Dạy học tích hợp, dạy học
phân hóa; Dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học;
20. Chọn một hoặc nhiều đáp án đúng
Chọn các phương án đúng Một số yêu cầu mà nếu không bảo đảm được thì chương
trình rất khó thực hiện là:
Các trường phổ thông phải bảo đảm sĩ số lớp học theo đúng quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Các trường phải đầy đủ trang thiết bị dạy học theo các môn học mới
Các trường tiểu học cần thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tối thiểu cũng phải tổ chức


dạy được 6 buổi/tuần.
Lớp học nên được bố trí phù hợp với yêu cầu làm việc nhóm thường xuyên.

9|Page



Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.

Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp]. Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trongKhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo],cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.
Nội dung của
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trongChương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:

Ở cấp tiểu học [lớp 3-5], việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.

Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.


II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập và điều kiện thực hiện chương trình.
2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Ở cấp tiểu học [lớp 3-5], cần ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp trung học cơ sở, các kỹ năng giao tiếp nghe và nói vẫn được tiếp tục phát triển và thông qua luyện tập kết hợp các kỹ năng để tiến tới phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp trung học phổ thông.

3. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. Hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hoá cần mang tính dân tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắnốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Thông qua việc triển khai hệ thống chủ điểm và chủ đề trong Chương trình, học sinh có thể được trang bị thêm nội dung của các môn học khác ở mức độ phù hợp và khả thi.
4. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.

5. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tính liên thông và tiếp nối được thể hiện ở chỗ sau mỗi cấp học, học sinh đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
6. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học Tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.


III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
1.1
. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, tạo nền tảng cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.
1.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các quốc gia đó. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anhcòn góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức vàtrách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới.
2. Mục tiêu các cấp học
2.1. Mục tiêu cấp tiểu học
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:
– Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.
– Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới.
– Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.
– Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai.
2.2. Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể:
– Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật.
– Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.
– Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học
khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
– Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học.
2.3. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể:
– Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và thiết thực về những chủ đề quen thuộc liên quan đến nhà trường, hoạt động vui chơi, giải trí, nghề nghiệp, …
– Tiếp tục hình thành và phát triển kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước đầu phản ánh được giá trị nền văn hoá Việt Nam bằng tiếng Anh.
– Sử dụng tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.
– Sử dụng tiếng Anh để theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay sau khi học xong cấp trung học phổ thông.
– Áp dụng các phương pháp học tập khác nhau để quản lý thời gian học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học và tự học, củng cố phương pháp tự học, tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời.

Xem chi tiết chương trìnhTẠI ĐÂY.

Related

Đáp án nội dung tập huấn mô đun 1 môn tiếng anh THCS

  1. Chọn đáp án đủng nhất
    Chương trình món Tiếng Anh câp THCS được dạy học theo hình thức náo?
    [•] Là môn học bắt buộc, có tiếp nói vời Chương trinh Tiếng Anh cắp tiều học.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Môn Tiếng Anh cấp THCS được dạy học với thởì lượng là:
    3 tiết/tuần
  1. Chọn đáp án đủng nhẩt
    Ớ giai đoạn đẩu, chương trinh món Tiếng Anh cấp THCS chú trọng phát triển những kỹ nàng nào dưởì đây?
    Q nghe vã nóĩ
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Kểt thúc cấp THCS, học sình phải đạt được trinh độ bậc nào của Khung Nảng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt ham?
    Bậc 2
  1. Chọn đáp án đủng nhất
    Câu nào dưới đây KHÔNG phù hợp với quan điểm xây dựng Chương trình môn Tiếng Anh?
    o Chương trinh chú trọng phát triển các kiến thức ngữ ảm, tư vựng, ngữ pháp cho học sinh.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    o Chương trinh không quy định chi tiét, bắt buộc vé hệ thống chủ điểm, chủ đé, năng lực giao tiếp, kién thức ngôn ngữ ở từng cấp lớp.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Chương trình mộn Tiếng Anh có mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những phầm chất gì?
    o Yẻu nước, nhàn ái, chăm chì, trung thực, trách nhiệm.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Mục tiêu cụ thế của Chương trình mòn Tiếng Anh cấp THCS [lớp Ó-9] là:
    Q Giúp học sinh giao tlép cơ bản vá trực tiếp bằng tĩeng Anh trong tinh huống thướng nhặt, trang bị kiến thức cơ bản vế tĩểng Anh, giáo dục tinh cảm, thái độ tích cực, bước đầu sừ dụng tĩeng Anh trong học tập.
  1. Chọn đáp án đúng nhát
    Năng lực đặc thù của môn Tiếng Anh lá nâng lực nào?
    Năng lực giao tĩép ngôn ngư
  1. Chọn đáp án đúng nhắt
    Nộỉ dung dạy học trong Chương trình món Tiếng Anh bao gồm:
    Q Hệ thống chủ điếm, chù đế; Năng lực giao tiếp; Kiến thức ngôn ngữ
  1. Chọn đáp án đúng nhât
    , Chương trình môn Tiếng Anh quy đinh sổ lượng từ vựng HS cấn nắm được sau khi két thúc cấp THCS [không bao gồm các từ đã học ở cap tiêu học] lá:
    800-1000 tứ
  1. Chọn đáp án đúng nhắt
    Câu náo dưới dây KHÔNG phù hợp với đương hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp?
    Q Giáo vỉẽn chú trọng đén phân tích vá luyện tập các cấu trúc ngư pháp của báĩ học.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Câu nào dưới đây KHÔNG phù hợp với yêu cầu Bậc 2 trong Khung năng lực ngoại ngừ ó bậc dùng cho Việt Nam
    o Học sinh có thể giao tiếp một cách tự tin, độc lập với người đối thoại vé cãc chủ đé quen thuộc.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    Chưong trình môn Tiếng Anh cấp THCS xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là:
    o Cung cấp thông tin chinh xác, kịp thời, có giá trị vé nàng lực giao tiếp bằng tiéng Anh của học sinh thông qua mửc độ đáp ứng yêu cẩu cẩn đạt của chương trinh vã sự tién bộ của học sinh.
  1. Chọn đáp án đúng nhất
    . Các hình thức đánh giá kết quả giáo dục môn Tiếng Anh bao gồm:
    [ ] Đanh giá đổng đằng; đánh giá cùa cha mẹ học sinh vá cộng đồng; đánh giá của giáo viên.
    o Tự đánh giã; đánh giã đồng đằng; đánh giá của giáo vièn.
  2. Chọn đáp án đúng nhất
    Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng của học sinh trong việc
    o vận dụng kiến thức, Kỹ nàng vã Thái độ
  3. Chọn các đáp án đúng
    Đánh giá năng lực cần chú ý tới những nội dung quan trọng nào?
    Mục tièu đánh giã rô răng vả phú hợp
    Mục đich đánh giả đa dạng
    I I Phương pháp đánh giá đa dạng
  4. Chọn đáp án đúng nhất
    Phương pháp đánh giá nào dưới dây thường được cho là tốt hơn trong đo lường mức dọ thực hiện cao cho một nội dung đanh giá?
    o Hổ sơ học tập
  5. Chọn đáp án đúng nhất
    Mục tiêu đánh giá dưới đây hướng tới mức dộ nhận thức nào
    “Học sinh có thề xác định ý chính của đoạn văn dài 250 từ về chủ đề quen thuộc”
    o Thông hiểu
  6. Chọn đáp án đúng nhất
    Khi mục tiêu đánh giá là “học sinh trình bày dược những nhược điểm cùa việc học thuộc lòng các cấu trúc ngữ pháp và giải thích VỚI bằng chứng cụ thê từ kinh nghiệm cá nhàn”, mục tiêu này chù yeu hướng tới mức độ nhặn thức nào sau dây:
    Tất cả cáu trả lới trẽn
  7. Chọn đáp án đúng nhắt
    Một mục tiêu đảnh giá cẩn gồm có
    Q Tất cả các cảu trả lớí trẽn
  8. Chọn các đáp án đúng
    Mục tiêu đánh giá dưới đây không đáp ửng tiêu chí nào để đƯỢc coi lá một mục tiêu tốt?
    Tĩẽu chi thực hãnh
  9. Chọn đáp án đúng nhắt
    Đâu là công thửc tốt nhát để viết mục tiêu học tập và mục tiêu đánh giá
    Q Học sinh có thể + mức độ thực hiện 4 nội dung trọng tăm 4 điều kiện vá hoàn cành thực hiện
    X 24. Tích chọn váo ô có đáp ấn đủng dướĩ bảng câu hỏĩ
    Thày cô hãy nhận xét các câu phản hối của giáo viên dưdi đây bằng cách đánh dấu y vào cột đánh gíá
    Câu hỏi
    Hiệu quả Chưa hiệu quả cà hai
  10. G, you spent a lot of time on part one, and because of that you did not have time to answer task 2. Your plan was very good and showed that you had revised the topics. In the future work on your exam timings, and revise your use of ‘many, much and a lot’. In speaking; practise and revise the unit vocabulary before the tests, contribute to class discussions. •
  11. D did well on the writing and grammar sections of the test •
  12. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây
    Câu trả lời
    Đánh giã nầng lực lã đanh giã dựa trẽn việc miêu tả các sản phẩm đáu ra cụ thể, rô ráng tới mức giáo viên, học sinh vã các bẽn liên quan đều có thé hinh dung tương đói khách quan vã chính xác vé thành quả của học sinh sau quã trinh học tập. Đánh giá nầng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bọ,của học sinh dựa trẽn mức độ thực hiện đạt/khỏng đạt cãc sản phầm. Mục tiêu đánh gia thưởng được mỏ tả theo ba phán: mửc độ thực hiện,của học sinh, kỹ nầng vã kiến thức cần kiểm tra/đãnh giá, điều kiện thực hiện Vi dụ: Học sinh có thể xãc định ý chinh cùa bái nói khi người nói nôi vởi tỏc độ vừa phải vã nói rô các âm tiét của
    từ.
  13. Chọn đáp án đúng nhất
    Điền một cụm từ phù hợp vào chố trống trong câu sau đây – Lập dự thảo kế hoạch tố chuyên môn là trách nhiệm của
    o Tồ trưởng chuyên mỏn
    27, Chọn đáp án đúng nhất
    Kế hoạch cá nhân cùa giáo viên là các công việc mang tính
    o dự kiến
    28, Chọn đáp án đúng nhất
    Dựa vào nội dung vế xây dựng kế hoạch cá nhân, nội dung sau đâu là ĐÚNG hay SÃI?

Kể hoạch cá nhân được xây dựng dựa trên bổn yếu tổ gom Chương trình GDPT mới nói chung vá các yêu cẩu của Chương trình tiếng Anh nói riêng; KỂ hoach năm học [tháng, tuần, …] của tồ bộ mân; bối cành dạy học và dối tượng học sính thực tể của các lớp mà minh trực tiếp giảng dạy; càn cứ vảo năng lực cá nhân, niếm tín cùa cá nhàn đổì với việc dạy học, vá mong muốn phát triển bàn thân trong lĩnh vực nghé nghiệp má mình đã lựa chọn.
Đúng


29, Chọn đáp án đủng nhẩt
Dựa váo nội dung vế xây dựng kế hoạch bài học, nội dung sau dâu là ĐÚNG hay SÃI?

Mỗí bái học theo chủdề/chuyên đề phàĩ giải quyết tron vẹn một vấn để học tâp.
Đúng


30, Chọn các đáp án đúng
Các hoạt động học trong một bàì học phải đảm bảo đặc trưng gì? Có thê chọn nhiều phương án
Q Liền mạch
Theo trinh tự thong nhẩt

Video liên quan

Chủ Đề