Chụp citi đấu giá bao nhiêu?

Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan sọ não là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt, kết quả chụp sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi [xoang], tai trong. Chụp CT sọ não là phương pháp được dùng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu.

Trong khi chụp, người bệnh sẽ nằm trên một bàn chụp được gắn với máy chụp CT scan. Bệnh nhân được yêu cầu đặt đầu vào trong máy chụp và các tia X được chiếu xuyên qua đầu. Với máy chụp CT, mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Để chụp được nhiều góc, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau.

Với một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch tay hoặc cột sống. Thuốc cản quang giúp việc chụp CT scan các cấu trúc và cơ quan cần chụp dễ dàng hơn trên ảnh. Bên cạnh đó, thuốc cản quang còn được sử dụng để kiểm tra sự lưu thông của máu và các khối u, vùng thần kinh có bị viêm nhiễm hoặc tổn thương hay không.

5.1. Trước khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại có trên người để không gây nhiễu khi chụp [kẹp tóc, áo nịt ngực có gọng bằng kim loại, trang sức, kính, đồng hồ đeo tay, máy trợ thính, răng giả];
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu có mắc một trong các bệnh sau: hen suyễn, tĩnh mạch, đái tháo đường, thận, dị ứng thuốc;
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Người bệnh hoặc người nhà ký cam kết nếu cần tiêm thuốc cản quang khi chụp CT scan;
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiêm thuốc cản quang trong 4 - 6 giờ nếu cần và vẫn có thể uống nước [với lượng vừa phải] trước khi chụp 2 giờ;
  • Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ trẻ bình tĩnh và nằm yên tại vị trí chụp.

5.2. Trong khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp trong phòng chụp, người bệnh có thể được yêu cầu nằm theo một số tư thế đặc biệt để phục vụ cho việc chẩn đoán;
  • Thời gian chụp trung bình từ 3 - 5 phút, một số trường hợp cần kéo dài hơn [15, 30 hoặc 45 phút] thì nhân viên y tế sẽ giải thích thêm trong khi chụp;
  • Người bệnh cần nằm yên trong khi chụp CT scan;
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì thường sẽ có cảm giác nóng rát dọc theo tay, hoặc nóng ở mặt khi bơm thuốc cản quang, vì vậy người bệnh được khuyên cố gắng giữ nguyên cơ thể để có hình ảnh tốt nhất.

5.3. Sau khi chụp CT scan sọ não

  • Nếu người bệnh không tiêm thuốc cản quang thì có thể hoạt động bình thường sau khi chụp, có thể ăn uống nếu không làm thêm xét nghiệm nào khác [tùy loại xét nghiệm];
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì cần uống nhiều nước để làm tăng quá trình đào thải thuốc cản quang ra khỏi cơ thể;
  • Nếu sau khi chụp CT scan người bệnh thấy có bất thường như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, đỏ da, mệt, sốt, khó thở,... cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
  • Sau khi chụp, kết quả sẽ được trả trong vòng 30 - 60 phút. Một số trường hợp sẽ trả kết quả lâu hơn nếu cần hội chẩn;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bình thường là: Kích thước, hình dáng và vị trí của não, mạch máu, xương não và mặt bình thường; không xuất hiện vật ngoại vi hoặc sự phát triển di căn nào; không bị chảy máu não hoặc tích tụ chất lỏng trong não;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bất thường là: Xuất hiện sự phát triển di căn các khối u, chảy máu ở trong hoặc quanh não; có vật lạ trong não; xương não hoặc mặt bị gãy, biến dạng, không bình thường; các dây thần kinh dẫn tới não hoặc từ não đi ra bị tổn thương; có dịch lỏng tích tụ trong não, chảy máu trong hay quanh não; phình mạch máu não; xuất hiện khu vực quanh não bị sưng, phù hoặc có những thay đổi dẫn tới đột quỵ; thành xoang dày, xoang bị lấp đầy dịch lỏng.

Chụp cắt lớp não là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý có khối u, khối máu tụ dập não, chảy máu não, thiếu máu não, phù não,... trong chuyên khoa thần kinh sọ não.

Chụp cắt lớp vi tính [CTA] cũng có thể được thực hiện. Trong CTA, chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch để thu được hình ảnh của các mạch máu não.

2.2 Chụp cộng hưởng từ [MRI] đầu

Chụp cộng hưởng từ [MRI] là thủ thuật sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan, mô mềm, xương và hầu như tất cả các cấu trúc bên trong cơ thể.

Kết quả MRI não dùng để kiểm tra giải phẫu của não và hỗ trợ chẩn đoán các khối u, các phát triển bất thường, các vấn đề về mạch máu [như chứng phình động mạch], rối loạn mắt, tai trong, đột quỵ, các bệnh liên quan đến tuyến yên và một số rối loạn mãn tính của hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, dị tật Chiari [một tình trạng bẩm sinh].

2.3 Chọc dò thắt lưng [còn gọi là chọc dò tủy sống]

Xét nghiệm chẩn đoán này bao gồm việc lấy và phân tích một lượng nhỏ dịch não tủy, chất lỏng bao quanh não và tủy sống từ vùng thắt lưng của cột sống. Các bác sĩ sử dụng phương pháp chọc dò thắt lưng để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, bao gồm: Viêm màng não [nhiễm trùng màng bao phủ não] và viêm não [nhiễm trùng não], các tình trạng viêm của hệ thần kinh, bao gồm hội chứng Guillain-Barre và bệnh đa xơ cứng, chảy máu xung quanh não và các bệnh ung thư liên quan đến não và tủy sống.

2.4 Chụp mạch máu CT

Nếu bác sĩ nghi ngờ có chứng phình động mạch, bệnh nhân có thể tiến hành chụp CT mạch máu.

Chụp CT hay là chụp cắt lớp vi tính là quá trình sử dụng chùm tia X để quét lên cơ thể người bệnh, được phát triển dựa trên nền tảng chụp X quang. Tuy nhiên, chụp CT ưu việt hơn chụp X quang ở chỗ nó sẽ cho phép máy tính nhận được tín hiệu hình ảnh tốt hơn và có thể phục dựng hình ảnh 2D hoặc 3D nên hiệu quả trong chẩn đoán bệnh hơn với thời gian chụp chỉ mất khoảng vài phút.

Chụp CT đầu tức là chỉ quét tia X để kiểm tra phần đầu của bệnh nhân. Bệnh nhân nằm yên và các tia X sẽ chuyển động quét liên tục xung quanh đầu từ cằm đến đỉnh đầu. Bệnh nhân chỉ được chỉ định chụp CT đầu khi có dấu hiệu nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, có khối u chèn tại não hoặc bị tai nạn mức độ nặng có khả năng bị chấn thương sọ não.

Theo khuyến cáo của Hội Đau đầu Mỹ, bệnh nhân không chụp hình ảnh sọ não nếu đã được chẩn đoán nguyên nhân đau đầu là đau đầu migraine. Vì chụp hình ảnh sẽ tạo ra nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ và tốn kém chi phí. Trong trường hợp bệnh nhân có thể thực hiện chụp cắt lớp MRI để chẩn đoán nguyên nhân thì không nên tiếp tục áp dụng chụp CT, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Phương pháp chụp MRI ít liên quan phóng xạ và có thể cho bác sĩ thấy được nhiều hình ảnh khác của bệnh lý.

Chủ Đề