Chuyên môn hóa khách hàng là gì

Chuyên môn hóa [specialization] là một dạng phân công lao động trong đó mỗi cá nhân hay doanh nghiệp tập trung nỗ lực sản xuất của mình vào một loại hoạt động duy nhất hay một vài hoạt động nào đó. Nếu một cá nhân chuyên môn hóa vào một nhiệm vụ duy nhất, có khả năng anh ta sẽ thực hiện nhiệm vụ đó hiệu quả hơn nhiều so với trường hợp phải làm mọi việc. Các nhà chuyên môn tập trung vào công việc mà họ làm tốt nhất: sự quen thuộc và lặp lại hàng ngày sẽ nâng cao kỹ năng lao động và tránh được những tổn thất về thời gian do phải chuyển từ việc này sang việc khác. Vì những lý do đó, chuyên môn hóa đem lại năng suất lao động và sản lượng cao hơn.

Chuyên môn hóa cũng làm cho nền kinh tế sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình có hiệu quả hơn, qua đó sản xuất và tiêu dùng khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trường hợp không chuyên môn hóa. Chúng ta có thể minh họa cho nguyên tắc này bằng cách giả định một nền kinh tế chỉ có hai người A và B, chỉ sản xuất hai hàng hóa là X và Y. Giả sử A có đường giới hạn năng lực sản xuất như trong hình 17a với 12X hoặc 6Y và như vậy A có hiệu quả gấp đôi khi sản xuất X so với sản xuất Y. Điều này hàm ý chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 đơn vị Y bằng 2 đơn vị X. Chúng ta hãy giả định A quyết định sản xuất và tiêu dùng tại điểm Apr trên đường giới hạn năng lực sản xuất của mình [6X và 3Y]

Ngược lại B có đường giới hạn năng lực sản xuất như trong hình 17b với 12Y hoặc 6X và như vậy B có hiệu quả gấp đôi khi sản xuất Y so với sản xuất X. Chi phí cơ hội của B trong việc sản xuất 1 đơn vị X bằng 2 đơn vị Y. Chúng ta hãy giả định B quyết định sản xuất và tiêu dùng tại điểm Bpc trên đường giới hạn năng lực sản xuất của mình [6X và 3Y]

Bây giờ chúng ta giả sử A và B chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm mà họ có hiệu quả nhất: A chuyên môn hóa hoàn toàn vào việc sản xuất X và B chuyên môn hóa hoàn toàn vào việc sản xuất Y. Nếu chuyển hình 17a và 17b thành hình 17c, chúng ta xác định được đường giới hạn năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế với chi phí cơ hội của cả hai hàng hóa bằng 1 [1X/1Y hoặc 1Y/1X]

Hình: Chuyên môn hóa. [a] Đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng của A trước khi chuyên môn hóa; [b] Đường giới hạn năng lực sản xuất/ tiêu dùng của B trước khi chuyên môn hóa; [c] Đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng kết hợp của A và B sau khi chuyên môn hóa. [d] Giới hạn sản xuất/tiêu dùng của A và B trước và sau khi chuyên môn hóa.

Như vậy, chuyên môn hóa đem lại mối lợi trong sản xuất: nền kinh tế bây giờ có thể sản xuất nhiều hàng hóa X và Y hươn trường hợp chưa chuyên môn hóa [12X+12Y > [6X+3Y] +[3X+6Y]]. Điều này cũng dẫn tới mối lợi trong tiêu dùng: do chuyên môn hóa và trao đổi, A và B giờ đây có thể tiêu dùng cả hai sản phẩm nhiều hơn. Chẳng hạn A tiêu dùng 8X do A sản xuất ra và đổi 4X còn lại để lấy 4Y của B. Như vậy, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, A có thể tiêu dùng thêm 2X và 1Y. Tương tự, B có thể tiêu dùng 8Y do B sản xuất và đổi 4Y của B lấy 4X của A, qua đó làm tăng thêm mức tiêu dùng của  B thêm 2Y và 1X.

Nếu sự chuyên môn hóa góp phần nâng cao năng suất của A và B do sự thành thạo, kỹ năng sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật mới tăng lên, đường giới hạn năng lực sản xuất/tiêu dùng của nền kinh tế sẽ dịch chuyển ra phía ngoài. Điều này hàm ý chuyên môn hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cải thiện chất lượng của các nguồn lực hiện có, đặc biệt là lực lượng lao động.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Hầu như trong mọi ngành đều có những doanh nghiệp nhỏ chuyên hóa vào những phần thị trường mà ở đó họ tránh được sự đụng chạm với các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ này cố tìm lấy một hoặc nhiều chỗî an toàn và có lợi trên thị trường, chiếm những chỗ trống của thị trường mà họ có thể phục vụ một cách có hiệu quả thông qua sự chuyên môn hóa mà những doanh nghiệp lớn ít hoặc không quan tâm đến. Họ phải cố gắng hiểu rõ khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn những người tình cờ cho khoảng trống thị trường đó. Người lấp chỗ trống thị trường thường đạt lợi nhuận cao, trong khi người bán đại trà đạt được khối lượng lớn.

Mỗi chỗ trống lý tưởng ở thị trường có những đặc điểm sau :

– Chỗ trống ấy có quy mô và mãi lực đủ để có thể sinh lời. – Chỗ trống ấy có tiềm năng tăng trưởng. – Chỗ trống ấy không được những người dẫn đầu thị trường để ý đến. – Doanh nghiệp có những kỹ năng cần thiết và nguồn lực để phục vụ chỗ trống ấy của thị trường một cách có hiệu quả.

– Doanh nghiệp có thể phòng vệ chống lại một cuộc tấn công của đối thủ mạnh hơn thông qua sự mến chuộng của khách hàng mà doanh nghiệp đã gây dựng lên.

Tư tưởng then chốt trong nghệ thuật lấp chỗ trống thị trường là sự chuyên môn hóa. Doanh nghiệp phải chuyên môn hóa theo các phân đoạn thị trường, khách hàng, sản phẩm, marketing -mix. Người lấp chỗ trống thị trường có thể thực hiện chuyên môn hóa trong các lĩnh vực sau đây.

Chuyên môn hóa theo khách hàng sử dụng cuối cùng . Doanh nghiệp chuyên môn hóa trong việc phục vụ một loại khách hàng sử dụng cuuói cùng nào đó. Ví dụ, một doanh nghiệp pháp lý có thể chuyên hóa trong các thị trường luật hình sự, dân sự, hay thương mại.

Chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị sản xuất – phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp chuyên hóa theo các giai đoạn trong chu kỳ sản xuất – phân phối. Chuyên môn hóa theo qui mô khách hàng. Doanh nghiệp tập trung vào việc bán cho những khách hàng quy mô nhỏ, trung bình hay lớn. Nhiều người lấp chỗ trống thị trường chuyên hóa vào việc phục vụ loại khách hàng nhỏ mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm.

Chuyên môn hóa theo khách hàng đặc biệt. Doanh nghiệp giới hạn việc bán cho một hoặc vài khách hàng lớn chủ yếu nào đó.

Chuyên môn hóa theo địa lý. Doanh nghiệp chỉ bán hàng trong phạm vi một địa phương, một miền hay một khu vực nào đó của thị trường.

Chuyên môn hóa theo sản phẩm hay nhóm sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ sản xuất loại một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm.

Chuyên môn hóa theo đặc tính sản phẩm. Doanh nghiệp chuyên hóa vào việc sản xuất một loại sản phẩm nhất định hay một sản phẩm có đặc tính nhất định.

Chuyên môn hóa theo đặt hàng chuyên biệt. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Chuyên môn hóa theo giá cả/ chất lượng. Doanh nghiệp hoạt động ở đầu cao hoặc đầu thấp của thị trường theo chất lượng sản phẩm và mức giá tương ứng.

Chuyên môn hóa theo dịch vụ. Doanh nghiệp cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ mà ở doanh nghiệp khác không thực hiện.

Chuyên môn hóa theo kênh phân phối. Doanh nghiệp chuyên phục vụ một kênh phân phối duy nhất.

Không có một chỗ trống thị trường nào là an toàn tuyệt đối và không có đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Chiến lược lấp chỗ trống thị trường có thể gặp phải những rủi ro do thị trường hết nhu cầu hay bị đối thủ tấn công. Vì thế, doanh nghiệp cần phải không ngừng củng cố vị thế của chỗ trống thị trường hiện có, đồng thời khai thác thêm những chỗ trống mới trên thị trường để giảm bớt nguy cơ và duy trì khả năng sống còn của mình.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • the nao la mot chổ trống thị trường lí tưởng
  • ,

    Kinh doanh chuyên môn hoá là hình thức kinh doanh chỉ chuyên vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định.

    Hình minh hoạ [Nguồn: corporatecomplianceinsights]

    Khái niệm

    Kinh doanh chuyên môn hoá tạm dịch sang tiếng Anh là Specialized business.

    Kinh doanh chuyên môn hoá là một loại hình trong kinh doanh hàng hoá.

    Kinh doanh chuyên môn hoá là hình thức kinh doanh chỉ chuyên vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. Chẳng hạn kinh doanh xăng dầu, kinh doanh xi măng, kinh doanh lương thực...

    Ưu và nhược điểm

    Loại hình kinh doanh này có ưu điểm:

    - Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hoá và dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có thể vươn lên thành độc quyền kinh doanh.

    - Trình độ chuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng suất và hiệu qủa kinh doanh, hiện đại hoá cơ sở vật chất thuật. Đặc biệt là các hệ thống cơ sở vật chất thuật chuyên dùng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh.

    - Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản giỏi, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi.

    Bên cạnh đó loại hình kinh doanh này cũng có nhược điểm nhất định, đó là:

    - Trong điều kiện cạnh tranh – xu thế tất yếu của kinh tế thị trường thì tính rủi ro cao.

    - Khi mặt hàng kinh doanh bị bất lợi thì chuyển hướng kinh doanh chậm và khó bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu.

    Nguyên tắc 

    Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

    - Phải kinh doanh những hàng hoá dịch vụ có chất lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    - Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng, rồi sau đó mới nghĩ đến cạnh tranh.

    - Trong kinh doanh mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải làm lợi cho khách hàng.

    - Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.

    - Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm dịch vụ.

    - Nhận thức và nắm cho được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ.

    Thuật ngữ liên quan

    Kinh doanh hàng hóa là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

    [Tài liệu tham khảo: Bản chất kinh tế của thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân]

    Diệu Nhi

    Video liên quan

    Chủ Đề