Có bao nhiêu quốc gia tham gia ngày trái đất

Trong những năm qua, Giờ Trái đất đã lên tiếng về các vấn đề về biến đổi khí hậu, mất mát thiên nhiên và các áp lực môi trường lên hành tinh của chúng ta, là khởi nguồn cho hàng triệu cuộc trò chuyện, truyền cảm hứng cho hành động cụ thể, tác động đến chính sách pháp luật. Tuy nhiên, hành tinh của chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức; lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, dịch bệnh kéo dài. Trái đất đang bị ảnh hưởng nặng nề và cùng với nó, hạnh phúc và sự an toàn của chính chúng ta cũng đang bị đe dọa. Năm 2020 đã cho chúng ta thấy thiên nhiên mang lại sự sống cho chính chúng ta và một hệ sinh thái tự nhiên toàn vẹn là điều kiện tiên quyết cho một tương lai ổn định cho con người. Những gì chúng ta đang làm với thiên nhiên - chúng ta đang làm với chính mình.

Năm nay, Giờ Trái Đất kêu gọi mọi người lên tiếng vì thiên nhiên bằng nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo nhất có thể. Bạn hãy tham gia các sự kiện Giờ Trái Đất tại địa phương, kể cho chúng tôi nghe thiên nhiên quan trọng với bạn như thế nào - hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm về hai vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt: biến đổi khí hậu và mất môi trường sống tự nhiên. Thời điểm là đây! Chúng ta phải lên tiếng để bảo vệ sức khỏe của Trái Đất - đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính chúng ta.

Ngày Trái đất (Earth Day) do Liên hợp quốc phát động được tổ chức vào 22/4 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi các quốc gia, cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên toàn cầu.

Ngày Trái đất là chiến dịch hành động vì môi trường được phát động lần đầu tiên ngày 22/4/1970, và tới nay đã lan rộng tại 192 quốc gia với 150.000 tổ chức đối tác.

Chủ đề của ngày Trái đất năm 2023 là “Invest in Our Planet” (Đầu tư cho hành tinh của chúng ta) nhằm nhấn mạnh sự cấp thiết việc bảo vệ Trái đất khỏi ô nhiễm, giữ một môi trường xanh, sạch, đẹp. Hành tinh của chúng ta cần sự đầu tư của chúng ta ngay bây giờ. Để một tương lai xanh, thịnh vượng và công bằng trở thành hiện thực, các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội phải hành động để chống lại khủng hoảng khí hậu.

Có bao nhiêu quốc gia tham gia ngày trái đất

Trong Ngày Trái đất, các hoạt động bảo vệ môi trường được tăng cường ở nhiều quốc gia như tuyên truyền kêu gọi người dân chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Trên cơ sở các cam kết tại COP26, Chính phủ Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế đã chính thức thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác quốc tế (JETP). Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng và chú trọng chuyển đổi năng lượng với một lộ trình phù hợp, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng giảm tối đa gánh nặng chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Để giữ gìn môi trường sống chung, đặc biệt là giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa, nguồn ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, sự ủng hộ của mỗi người dân trong thực hiện các chính sách về giảm chất thải nhựa là vô cùng quan trọng. Mỗi người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về cấm xả rác bừa bãi vào môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon, cũng như đồ nhựa dùng một lần; thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, …

Đúng 20h30 theo giờ Pháp, ngọn tháp Eiffel tại thủ đô Paris đã tắt đèn để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất. Cùng thời điểm đó, chiếc công tắc điện khổng lồ bên ngoài đấu trường Colosseum được bấm. Hành động biểu tượng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Có bao nhiêu quốc gia tham gia ngày trái đất

Bà Alessandra Prampolini - Tổng Giám đốc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tại Italy: "Vấn đề mất cân bằng về môi trường có thể được giải quyết theo hai cách: thông qua các hành động cá nhân và thông qua các lựa chọn tập thể. Có thể thấy là hiện nay vẫn còn thiếu những bước tiến về chính sách để thực sự tạo thuận lợi cho những thay đổi triệt để về lối sống của con người. Tuy nhiên, những cảnh báo và lựa chọn cá nhân vẫn có tác động to lớn trong việc giúp toàn bộ cộng đồng đi đúng hướng".

Có bao nhiêu quốc gia tham gia ngày trái đất

Châu Á cũng bắt đầu sự kiện này khi màn đêm buông xuống. Tại Ấn Độ, những địa danh mang tính biểu tượng, từ dinh Tổng thống ở thủ đô New Delhi đến cầu Howrah ở phía đông thành phố Kolkata đã lần lượt tắt đèn.

Đèn tại các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thủ đô Bangkok, Thái Lan cũng đã tắt trong vòng 1 giờ từ 20h30 giờ địa phương.

Chiến dịch Giờ Trái đất năm nay có sự tham gia của hàng triệu người tại hơn 7.000 thành phố ở 190 quốc gia.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Hiện nay có bảo nhiêu quốc gia tham gia Ngày Trái đất?

Cho tới hiện tại, Ngày Trái Đất được tổ chức hàng năm vào ngày 22/4 bởi Mạng lưới ngày Trái Đất (Earth Day Network) tại trên 175 nước toàn cầu. Tới năm 2009, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố chính thức công nhận lấy ngày 22/4 mỗi năm chính là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2023 là gì?

Chủ đề của ngày Trái đất năm 2023 là “Invest in Our Planet” (Đầu tư cho hành tinh của chúng ta) nhằm nhấn mạnh sự cấp thiết việc bảo vệ Trái đất khỏi ô nhiễm, giữ một môi trường xanh, sạch, đẹp.

Ai là người sáng tạo ra Ngày Trái đất?

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang. Lịch sử Ngày Trái đất: Ngày Trái đất (Earth Day - ED) được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21 tháng 03 năm 1970.

Ngày Trái đất sẽ có hoạt động gì?

Ngày nay, Ngày Trái đất không chỉ nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường mà còn trở thành thời điểm phổ biến để nhiều cộng đồng cùng nhau làm những việc có ý nghĩa như tắt đèn điện, thu dọn rác, trồng cây hoặc đơn giản lưu lại vẻ đẹp của thiên nhiên qua các bức ảnh/tranh vẽ…