Có mấy cách di chuyển trong tập luyện môn bóng chuyền nêu từng cách

còn được gọi là tư thế cơ bản:Tư thế chuẩn bị được thực hiện như sau: hai chân mở rộng bằng vai hoặchơn vai, chân trước chân sau, trọng tâm dồn về phía trước, đầu gối hơi gập lạikhoảng từ 90 độ- 120 độ, thân trên hơi gập, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu sátthân mình. Cẳng tay, cổ tay và các ngón tay giữ ở tư thế tự nhiên, mắt quan sátbóng [chú ý toàn thân phải thoải mái tự nhiên.]Căn cứ vào mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể [chủ yếu ở mức độ khuỵu gối]để có các tư thế đánh bóng khác nhau. Ta có:+ Tư thế chuẩn bị thấp+ Tư thế chuẩn bị trung bình.+ Tư thế chuẩn bị cao.- Tư thế chuẩn bị thấp:Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, tư thế chuẩn bị thấp thường đượcdùng khi phòng thủ ở hàng dưới hoặc lúc yểm hộ cho đồng đội hay đỡ nhữngđường bóng ở tầm thấp.Yếu lĩnh động tác: Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùivà cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90 o [tư thế ngồi xổm]. Trọng lượng cơ thể dồnphần lớn lên chân sau [chân trụ], bụng hóp lại.- Tư thế chuẩn bị trung bình:Tư thế này thường được vận dụng khi đỡ phát bóng và là tư thế cơ bản đượcvận dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền vì ở tư thế này ngườitập có thể di chuyển nhanh nhấtYếu lĩnh động tác: Hai chân mở rộng bằng vai. Chân trước chân sau cáchnhau khoảng nữa bước [chân nào trước là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân]. Đùivà cẳng chân tạo thành góc khoảng 90o- 120o.Ví dụ: Khi ở vị trí số 1 và 2 trên sân thì đứng chân phải trước, chân trái sau.Khi ở vị trí số 4 và 5 thì đứng chân trái trước, chân phải sau ..., chân ở trước tiếpxúc đất cả bàn chân, còn chân sau hơi kiểng gót, hai chân hơi khuỵu gối, trọnglượng cơ thể dồn lên hai chân, bụng hơi hóp lại, thân trên hơi ngã về trước, mắtnhìn ra trước, hai tay co ở khuỷu tự nhiên, bàn tay hơi khum và để ngang trướcngực.- Tư thế chuẩn bị cao:Tư thế này thường được áp dụng nhiều trong trường hợp người tập đứng sátlưới để chuẩn bị chuyền hoặc chắn bóng.Yếu lĩnh động tác: Giống như ở tư thế chuẩn bị trung bình nhưng có khác làở tư thế này hai gối ít khuỵu hơn và thân người gần như thẳng đứng, đùi và cẳng13 chân tạo thành góc trong khoảng 120o - 145o.Lưu ý: Trong quá trình thi đấu để thực hiện các động tác kỹ thuật, người tậpcó thể sử dụng các tư thế đứng.Khi ở tư thế chuẩn bị, người tập có thể đứng yên tại chổ, chuyển động tạichổ nhẹ nhàng hoặc di chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, hoặc nhúnnhảy tại chỗ bằng hai chân để sẵn sàng di chuyển theo các hướng khác nhau.Người tập ở tư thế động thì thực hiện các động tác di chuyển nhanh hơnkhi ở tư thế tĩnh. Không phụ thuộc vào các tư thế đứng, chuyển động sang cácphía : về trước - sang trái - sang phải - ra sau. Tư thế đứng hợp lý hơn cả là tư thếcơ bản [tư thế động và tư thế tĩnh].2.3.2. Các bước di chuyển.Bao gồm nhiều loại, xong cơ bản nhất là:+ Bước lên+ Bước chéo+ Bước phối hợp+ Bước dừngDi chuyển trong bóng chuyền chủ yếu theo các hướng.- Về phía trước- Về phía sau.- Sang hai bên.Khi thực hiện di chuyển sang hai bên không khó, nhưng về phía sau thìkhó hơn. Do đó, trong khi tập luyện cần chú ý thực hiện động tác di chuyển vềphía sau thì khó hơn. [về sau khi có hiệu lệnh di chuyển ngay về trước, sang haibên].a. Khi sử dụng bước di chuyển sang hai bên, thông thường sử dụng ở cự lingắn. Được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu Bóng chuyền gọi là bước lướt có thểtiến về trước, lùi về sau, sang hai bên.Khi di động bằng bước lướt là: Di chuyển một chân về hướng cần di độngsau đó chân sau theo đà lướt theo chân trước ngay sau khi chân trước chạm đất.b. Bước chéo: Bước chéo thường được sử dụng khi di chuyển sở đoạnngắn [Tuy nhiên có dài hơn bước lướt].Kỹ thuật được thực hiện là: Muốn di chuyển sang phải VĐV từ tư thếchuẩn bị bước chân trái chéo qua chân phải sang bên phải. Khi chân trái vừachạm đất, chân phải bước tiếp sang phải đồng thời tiếp tục thực hiện, chu kỳ tiếptheo.c. Bước thường: Được sử dụng ở khoảng cách cự li xa nhất, có thể ở đoạn14 5-7-10m được thực hiện ở các tư thế xuất phát khác nhau. Tùy theo tình huống đểsử dụng tốc độ nhanh chậm khác nhau “ bước chạy” những bước cuối bước dài,bước cuối cùng thực hiện kỹ thuật dừng. Trong quá trình di chuyển có thể thựchiện động tác đánh bóng hoặc chuẩn bị đánh bóng.d. Bước xoạc: Được thực hiện để đỡ các đường bóng ở cự li gần nhất,những đường bóng nhanh, bất ngờ, đường bóng bay ở tầm thấp. Kỹ thuật thựchiện thành bước theo hướng bóng, khi chân chạm đất, đầu gối gập chuyển trọngtâm lên chân trước chân sau duỗi thẳng, chủ yếu thực hiện đỡ các đường bóngphía trước và hai bên.Ngoài ra, trong khi di chuyển còn thực hiện các động tác nhảy, có thể nhảybằng một chân, hai chân đều được thực hiện trong tấn công và phòng thủ. Cácđộng tác lăn ngã không chỉ là phương pháp di động để đỡ bóng mà còn là biệnpháp để bảo vệ thân thể tránh những chấn thương trong tập luyện và thi đấu2.4. CHUYỀN BÓNG CAO TAY.2.4.1. Tính năng tác dụng.Chuyền bóng cao tay là kỹ thuậtcơ bản của bóng chuyền. So với các kỹthuật khác nó là kỹ thuật rất đa dạng baogồm:- Là kỹ thuật sử dụng nhiều trongchuyền hai, là yếu tố quyết định cho cáchoạt động tổ chức thực hiện ý đồ chiếnHình 2.1: Kỹ thuật chuyền bóng cao taythuật của đội.- Chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt thường được gọi là chuyềncơ bản.- Chuyền bóng lật sau đầu.- Bật nhảy chuyền bóng [1 tay, 2 tay]- Ngã chuyền, sự phân chia này chủ yếu dựa vào tư thế thân người khi thựchiện kỹ thuật và hướng đi của bóng sau khi thực hiện kỹ thuật.Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật chủ yếu, là điểm tiếp xúc bóng bằng cácngón tay và dùng sức cuối cùng bằng cổ tay chuyền bóng đi. Vị trí tiếp xúc củabóng khi chuyền luôn ở phía trước mặt, cùng lúc thực hiện động tác mắt có thểquan sát bóng, hình tay và vị trí chuyền bóng tới.Chuyền bóng cao tay sử dụng được các bộ phận linh hoạt nhất của cơ thểđó là các ngón tay, cổ tay, do đó đường chuyền có độ chính xác cao. Đồng thờicác đường bóng rất đa dạng như: chuyền bóng nhanh, lao ngắn, lao dài, chuyền15 biên, chuyền điều chỉnh.Chuyền bóng cao tay là khâu nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công, nó làtrọng tâm để điều chỉnh va tổ chức các phối hợp chiến thuật trong tấn công cũngnhư trong phản công. Là kỹ thuật chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng củatấn công, ngoài ra nó còn mang tính chất tấn công như những quả bỏ nhỏ vào chỗtrống trên sân đối phương.Chuyền bóng cao tay cơ bản là kỹ thuật cơ sở, là nền tảng để phát triển vànâng cao các kỹ thuật khác cùng loại có độ khó cao hơn và đặc biệt được vậndụng để huấn luyện cho VĐV chuyền hai.Hình2.1: nhưKỹ thuậtKhi chuyền bóng: bóng đến và bóng chuyềnđi gầncùngchuyềnmột quỹ đạobóng cao taychuyển động nhưng ngược chiều. Tính năng đường bóng đến tương đối ổn định,độ khó không cao. Tư thế chuyền thoải mái, thuận lợi, di động với cự ly không xanên dễ học.Khi chuyền bóng, cùng lúc có nhiều điểm tiếp xúc vào bóng do đó dễphạm lỗi dính bóng và hai tiếng.2.4.2. Nguyên lý kỹ thuật.Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt có những giai đoạnsau:Hình 2.2: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.a] Chuẩn bị:Sau khi quan sát, xác định quy định bay của bóng, tốc độ và điểm rơi củabóng, người tập từ tư thế chuẩn bị sử dụng kỹ thuật di chuyển phù hợp nhất,nhanh chóng di chuyển đến vị trí chuyền bóng. Lúc này, người chuyền bóng đứngở tư thế trung bình, hai chân rộng bằng vai [hoặc hơn vai], chân trước chân sau16 [mũi chân sau hơi hướng ra ngoài], đầu gối hơi khuỵu. Thân trên thẳng, bụnghóp, mắt quan sát bóng, hai tay thả lỏng tự nhiên ở hai bên thân mình. Chuẩn bịthực hiện kỹ thuật chuyền bóng, vị trí này phải đảm bảo bóng ở phía trên cao,trước mặt.b] Tiếp xúc bóng:Khi bóng đến hai tay nhanh chóng đưa ra trước và lên trên, hai bàn tay củangười chuyền bóng được đặt phía trên trước mặt, nhếch lên cao cách trán khoảngbằng đường kính của quả bóng. Tay gập ở khớp khuỷu, khuỷu tay hướng vềtrước, hơi chếch sang hai bên, khớp cổ tay hơi ngửa về phía sau. Khi chạm bónghai chân hơi khuỵu, trọng tâm chuyển. Tay hơi hạ nhẹ xuống để làm giảm tốc độbóng bay tới. Hình tay khi tiếp xúc bóng là hình túi bao quanh phía dưới, saubóng. Trong cùng bàn tay điểm tiếp xúc giữa các ngón tay với bóng không giốngnhau:- Ngón cái tiếp xúc bóng bằng bề mặt phần trong của đốt thứ hai và mộtphần đốt thứ nhất.- Ngón tay trỏ: tiếp xúc với bóng nhiều nhất, gần như hết bề mặt phầntrong của các đốt.- Ngón giữa tiếp xúc với bóng bằng bề mặt phần trong của hai đốt và mộtphần của đốt thứ nhất.- Ngón nhẫn: tiếp xúc phần nhô phía trong của đốt thứ ba.c. Chuyền bóng đi: [đánh bóng]Giai đoạn này được bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc bóng. Hai chân duỗi cáckhớp, lực đạp đất được truyền từ dưới lên trên thông qua trọng tâm cơ thể hơichếch về trước theo hướng chuyền bóng đi. Đồng thời trọng tâm được nâng lên,duỗi các khớp bả vai, khuỷu tay cuối cùng bằng khớp cổ tay và các ngón taynhanh chống bật đẩy bóng đi:Trọng lượng cơ thể dồn về chân trước, quá trình chuyển động của cơ thể làsự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân, có tính chất kế tiếp và liên tục khi bóng rờitay là lúc toàn thân duỗi hoàn toàn.d. Kết thúc:Khi bóng rời tay, hai tay tiếp tục rướn theo bóng, sau đó nhanh chóng trởvề tư thế ban đầu để chuẩn bị thực hiện những động tác tiếp theo.2.4.3. Những điểm cần chú ý.- Khoảng cách vị trí giữa chân và sự tiếp xúc của bàn chân [định hướngcủa bàn chân].- Vị trí của tay và khuỷu tay.17 - Định hướng tư thế toàn thân [tư thế thân người].- Hình tay và vai trò của các ngón tay.- Vị trí tiếp xúc [điểm tiếp xúc].- Sự linh hoạt của tất cả các khớp [độ mềm dẻo của khớp].- Quỹ đạo của bóng [đỉnh cao và điểm rơi].- Khả năng di chuyển.- Cách sử dụng sức.- Sự tiếp xúc khác.- Sự mở rộng các ngón tay.- Lòng bàn tay khi kết thúc hướng về độ cao nhất.- Chạm bóng nhanh.- Thay đổi hướng đi.Chú ý: Tùy theo trình độ và đặc điểm cá nhân, tùy tình huống cụ thể mà tầmchuyền có thể thay đổi.2.5. CHUYỀN BÓNG LẬT SAU ĐẦU.2.5.1. Tính năng tác dụng.- Kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu là kỹ thuật ra đời sau kỹ thuật chuyềnbóng cơ bản. Nó được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chuyền hai, có tác dụng lớnvà hiệu quả cao vì tính bất ngờ của nó.Hình 2.3: Kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu- Do hướng bóng đi ngược với hướng bóng tới, do đó độ chính xác có hạnchế, khi thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi người chuyền phải có kỹ thuật chuyền cơ18 bản tốt. Từ những đặc điểm trên, cấu trúc của chuyền bóng lật sau đầu so với kỹthuật chuyền cơ bản có những điểm khác nhau sau đây:2.5.2. Nguyên lý kỹ thuật.a. Tư thế chuẩn bị:Hai tay nâng cao, hai khuỷu tay đưa lên cao hướng về trước lên trên. Cổtay và bàn tay hơi ngửa trên đầu, đầu hơi ngửa về sau mắt quan sát bóng.b. Đón bóng:Cổ tay ngửa hai bàn tay hướng về phía bóng, các ngón tay tiếp xúc ở phíadưới của bóng. Cổ ngửa ra phía sau, điểm tiếp xúc bóng ở phía trên trán hơichếch về phía sau.c. Chuyền bóng đi:Chuyển động của toàn thân thông qua duỗi các khớp gối, hông, bả vai vàkhuỷu tay, theo thứ tự từ dưới lên trên chếch ra sau tạo lực đẩy bóng đi. Hướngbóng bay là chếch lên cao hướng về phía sau.d. Kết thúc:Sau khi chuyền bóng đi VĐV chuyền bóng thu hai tay về phía trước nhanhchóng trở về tư thế chuẩn bị.Chú ý:- Chuyền bóng lật sau đầu chỉ được tập luyện sau khi đã nắm vững kỹthuật chuyền bóng cao tay trước mặt.- Các giai đoạn được thực hiện kế tiếp nhau một cách liên tục, giống nhưchuyền bóng cơ bản, chuyển động của thân thể được phối hợp một cách nhịpnhàng.- Kết thúc động tác tay không duỗi hết còn gập nhiều ở khuỷu.2.6. KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG THẤP TAY.2.6.1. Tính năng tác dụng.Chuyền bóng thấp tay là kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền. Kỹ thuật nàyxuất hiện khi kỹ thuật tấn công đã phát triển ở mức độ tương đối cao. Khi kỹthuật phát bóng và đập bóng ngày càng uy lực, khi đó không thể sử dụng đỡ bóngbằng chuyền cao tay được. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay phát triển và hoànthiện nhanh chóng ở thập niên 60. Trong hoạt động thi đấu, kỹ thuật chuyền thấptay được sử dụng trong đỡ chuyền một trong phòng thủ. Đồng thời cũng yểm hộtấn công yểm hộ chắn bóng để tổ chức tấn công hoặc phòng thủ phản công. Trongnhiều trường hợp, chuyền thấp tay còn được sử dụng trong chuyền bước hai.19 Hình 2.4: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.Chuyền bóng thấp tay bằng hai tay thường được vận dụng rất nhiều trongthi đấu. Đặc biệt dùng đỡ đập, đỡ phát bóng mạnh hoặc những đường bóng thấp,tốc độ nhanh không thể thực hiện được bằng động tác chuyền cao tay. Ngoài ra,nó còn đóng vai trò quyết định trong chiến thuật phòng thủ đặc biệt những đườngbóng xa người, đột ngột.- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay là kỹ thuật cơ bản. Ngoài ra,còn sử dụng các kỹ thuật chuyền thấp tay như:- Chuyền bóng thấp tay bằng một tay.- Lăn ngã chuyền bóng.Những kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu trong kỹ thuật phòng thủ.2.6.2. Nguyên lý của kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản.a. Tư thế chuẩn bị:Sau khi quan sát hướng bóng đến, tốc độ bay góc bóng đến. Người tậpnhanh chóng di chuyển đến vị trí thích hợp chuẩn bị thực hiện động tác chuyềnbóng đi. Thông thường được sử dụng ở tư thế trung bình: hai chân mở rộng bằngvai hoặc hơn vai, chân trước chân sau. Khớp gối hơi khuỵu chân sau đứng trênmũi bàn chân, hai tay co tự nhiên ở hai bên, thân trên hơi gập mắt quan sát bóng.b. Tiếp xúc bóng: [đón bóng]Khi chuẩn bị tiếp xúc vào bóng, hạ thấp trọng tâm hai tay đưa ra trước ởđộ cao trên đầu gối [tùy theo gốc đến và góc phản xạ để quyết định gốc độ tiếpxúc vào bóng cho thích hợp]. Hai bàn tay đặt lên nhau, thông thường tay thuận đểở dưới. Các ngón tay gập tự nhiên, bàn tay thuận bao phía ngoài bàn tay kia, haingón tay cái đặt song song và sát vào nhau, sao cho mặt trên của hai cẳng tayngang bằng nhau. Cổ tay gập xuống phía dưới để hai cẳng tay xoay ra phía ngoài20 mở rộng diện tích tiếp xúc với bóng. Điểm tiếp xúc với bóng là phần dưới củacẳng tay, phía trên cổ tay. Khi bóng đến tay duỗi thẳng hơi hạ tay xuống phíadưới, đồng thời hai chân hơi khuỵu làm giảm tốc độ của bóng đi tới.Hình 2.5: Tiếp xúc bóng của chuyền bóng thấp tayc. Đánh bóng: [Dùng lực đẩy bóng đi]Sau khi tiếp xúc bóng, duỗi các khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông tạo lựcđưa trọng tâm cơ thể lên cao về phía trước. Kết thúc động tác tay duỗi thẳng ởmức gần ngang vai. Trong quá trình thực hiện động tác cổ tay gập thấp xuống, haibàn tay luôn nắm chặt.d. Kết thúc động tác:Kết thúc động tác hai tay rời nhau, nhanh chóng trở về tư thế ban đầu đểchuẩn bị các động tác tiếp theo.Chú ý: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay là một quá trình phối hợp nhịpnhàng liên tục các giai đoạn, tránh giật cục, quá trình phân chia giai đoạn chỉ làmang tính tương đối.Những điều quan trọng cần chú ý là:- Khoảng cách vị trí tiếp xúc đất trực tiếp của hai bàn chân [hướng của bànchân].- Hình tay đón bóng, khuỷu tay căng, cổ tay gập xuống.- Vị trí tiếp xúc của tay với bóng.- Qũy đạo của đường bóng trên cơ sở đỉnh cao của đường bóng và vị tríđiểm rơi của bóng.- Góc dễ xảy ra và góc phản xạ [góc bóng đến và góc bóng đi]21 - Sự tiếp xúc với các đường bóng khác nhau thì việc vận dụng kỹ thuậtcũng khác nhau.a. Trong trường hợp chuyền bóng cơ bản: Vận tốc đường bóng đi chậm, sứcmạnh bình thường thì phải chú ý:- Sự nhịp nhàng của tay.- Phối hợp lực nhịp nhàng của toàn thân.b. Trong trường hợp đỡ phát bóng: Vận tốc đường bóng đến trung bình, sức mạnhtăng hơn chuyền cơ bản ta phải chú ý:- Sự tiếp xúc với bóng nhanh.- Thay đổi hướng đi của bóng.c. Trong trường hợp đỡ bóng tấn công, phát bóng có uy lực như nhảy phát: Vậntốc của đường bóng tới cao, có sức mạnh lớn, thì ta phải chú ý:- Dùng lực kéo [có ý nghĩa là tay và trọng tâm hạ xuống kéo bóng theo đểgiảm xung lực của đường bóng đến hay còn gọi là hoãn xung].Những điểm quan trọng khi thực hiện đỡ chuyền một và đỡ bóng tấn cônga. Đỡ chuyền một:- Khoảng cách vị trí giữa hai chân và sự tiếp xúc trực tiếp của bàn chân vớiđất [định hướng được xác định bằng hướng của bàn chân].- Khả năng di chuyển của cơ thể liên tục quan sát trước khi xác định vị trítiếp xúc.- Phán đoán góc tới dễ xảy ra và xác định góc phản xạ.- Sử dụng lực hoãn xung nhẹ bằng khớp gối và khớp vai.- Xác định mục tiêu cần phải đưa bóng đến.b. Đỡ bóng tấn công:- Di chuyển chân định hướng của cơ thể.- Chọn thời điểm để sử dụng góc độ của khớp gối.- Vị trí tiếp xúc bóng khác nhau, do khả năng quan sát và xử lý tình huốngtrước khi tiếp xúc bóng.2.7. KỸ THUẬT PHÁT BÓNG.2.7.1. Tính năng tác dụng.Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Trảiqua một quá trình dài phát triển, đồng thời cùng với sự thay đổi về luật lệ kỹ thuậtphát bóng ngày một hoàn thiện và phát triển. Phát bóng mang tính chất khởi đầucho một trận đấu, ngày nay phát bóng mang tính chất tấn công rõ rệt.....Trongbóng chuyền hiện đại, phát bóng không chỉ đơn thuần là quả bóng khởi đầu mànó còn là vũ khí tấn công sắc bén. Chiến thuật trong phát bóng cũng hoàn thiện và22 phát triển, để mang lại hiệu quả ngày càng cao.Nếu kỹ thuật và chiến thuật phát bóng tốt, đội có quyền phát bóng có thể:- Thắng điểm trực tiếp.- Gây khó khăn cho đỡ chuyền một, phá vỡ chiến thuật tấn công của đốiphương, đưa đối phương vào trạng thái bị động. Từ đó có chiến thuật thích hợpcho đội mình tổ chức phòng thủ phản công ăn điểm hoặc giành quyền phát bóng.- Quả phát bóng tốt sẽ cũng cố lòng tin vào chiến thắng đồng thời tạo nênnhững yếu tố tâm lý xấu cho đội đối phương.Xuất phát từ những đặc điểm trên kỹ thuật phát bóng ngày càng phong phúvà đa dạng, đồng thời các kỹ thuật phát càng hoàn thiện và xuất hiện các kỹ thuậtmới. Phát bóng hoàn toàn mang tính chủ động do đó nó trở thành vũ khí tấn cônguy lực. Việc phân loại các kiểu phát bóng được dựa vào các yếu tố sau:- Tư thế thân người so với lưới khi phát bóng.- Vị trí điểm đánh bóng khi thực hiện kỹ thuật.- Đường bay và tốc độ của bóng.2.7.2. Phân loại phát bóng.a. Phát bóng thấp tay:- Trước mặt- Nghiêng mìnhb. Phát bóng cao tay:- Cao tay trước mặt xoáy.- Cao tay trước mặt bay.- Cao tay nghiêng mình xoáy.- Cao tay nghiêng mình bay.- Bật nhảy phát cao tay tấn công.2.7.3. Phát bóng thấp tay trước mặt.2.7.3.1 Tính năng tác dụng.Là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện được sử dụng cho mọi đối tượng thườngđược áp dụng cho người mới học. Do đó uy lực không lớn, hiệu quả thi đấukhông cao, nhưng đảm bảo độ chính xác. Thường được sử dụng trong thi đấu vàtập luyện, đặc biệt trong giai đoạn huyến luyện cơ bản.23

Video liên quan

Chủ Đề