Có mấy cách pha dung dịch chuẩn độ

Dung dịch chuẩn độ là dung dịch đã biết nồng độ chính xác và được dùng để xác định nồng độ của các dung dịch khác. Vậy cách pha chế dung dịch chuẩn độ như thế nào? Cùng LabVIETCHEM tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Các khái niệm liên quan đến pha chế dung dịch chuẩn

– Dung dịch là một hỗn hợp gồm chất tan và dung môi.

Bạn đang xem: Cách pha chế dung dịch

– Nồng độ biểu thị hàm lượng giữa chất tan và dung môi. Các loại nồng độ phổ biến trong hóa học:

+ Nồng độ mol: Biểu thị số mol chất tan trong 1l dung dịch.

+ Nồng độ đương lượng: Biểu thị số lượng chất tan có trong 1l dung dịch.

Số đương lượng chất tan tính bằng tích số mol chất tan với hệ số đương lượng.

+ Nồng độ khối lượng trên thể tích: Biểu thị khối lượng chất tan có trong 1 đơn vị thể tích dung dịch.

+ Nồng độ phần trăm về khối lượng: Biểu thị tỷ lệ phần trăm khối lượng chất tan với khối lượng dung dịch.

2. Cách tính nồng độ để pha chế dung dịch chuẩn độ

2.1. Pha chế từ chất rắn

– Theo nồng độ mol

Trong đó

mct là khối lượng chất tan [g]

CM là nồng độ mol dung dịch cần pha [M]

MA là khối lượng phân tử chất tan [g/mol]

VPha là thể tích dung dịch cần pha [ml]

P là độ tinh khiết của hóa chất [%]

– Theo nồng độ đương lượng

Trong đó

CN là nồng độ đương lượng dung dịch cần pha [N]

Đ là đương lượng gam chất tan [g/đương lượng]

– Theo nồng độ phần trăm

Trong đó

+ C% là nồng độ phần trăm dung dịch cần pha [%]

+ d là khối lượng riêng dung dịch cần pha [g/ml]

2.2. Pha chế từ chất lỏng

– Pha theo nồng độ mol

Trong đó Vđđ là thể tích hóa chất đậm đặc cần hút để pha [ml]

– Pha theo nồng độ đương lượng

– Pha theo nồng độ phần trăm

Trong đó

+ C1 là nồng độ phần trăm dung dịch có nồng độ cao ban đầu [%], C2 C1 là nồng độ phần trăm dung dịch cần pha [%]

+ d1 là khối lượng riêng dung dịch có nồng độ cao ban đầu [g/ml], d2 là khối lượng riêng dung dịch cần pha [g/ml]

3. Cách pha chế dung dịch chuẩn độ trong phòng thí nghiệm

3.1. Pha chế dung dịch chuẩn từ chất gốc

Cân chính xác lượng chất tan đã tính toán trước đó rồi hòa vào trong bình định mức, đổ thêm dung môi tới vạch ngấn.

Ví dụ: Điều chế 500ml dung dịch chuẩn H2C2O4 0.1M ta cần tiến hành theo những bước sau

– Xác định lượng H2C2O4.2H2O cần sử dụng theo công thức m= 0.5 . 0.1 . 126 = 6.3 [g]

– Dùng cân phân tích lấy chính xác 6.3g H2C2O4.2H2O.

– Hoà tan lượng H2C2O4.2H2O trong bình định mức rồi thêm dung môi cho tới khi chạm vạch.

3.2. Không pha chế từ chất gốc

Pha chế dung dịch có nồng độ gần đúng rồi sử dụng dung dịch chất gốc nhằm xác định nồng độ dung dịch vừa pha.

 Ví dụ: Điều chế 1 lít dung dịch chuẩn NaOH, ta tiến hành theo các bước cụ thể sau đây:

– Điều chế dung dịch NaOH có nồng độ gần đúng 0.1M.

Xem thêm: Các Món Ăn Nhẹ Buổi Tối Chế Biến Đơn Giản Giúp Ăn Ngon Ngủ Tốt

+ Tính lượng NaOH cần thiết để pha chế theo công thức mNaOH = 1 . 0.1 . 40 = 4 [g]

+ Dùng cân phân tích cân chính xác 4g NaOH.

+ Hoà tan lượng NaOH trên vào dung môi trong bình định mức rồi thêm nước cho tới khi chạm vạch.

– Xác định chính xác nồng độ dung dịch NaOH vừa pha chế ở trên bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn gốc là dung dịch H2C2O4 0.1M.

3.3. Pha chế dung dịch chuẩn độ từ dung dịch có nồng độ lớn hơn

Thêm nước vào dung dịch có nồng độ lớn để được dung dịch có nồng độ thấp hơn

Trong đó

+ C1 là nồng độ dung dịch ban đầu, C2 là nồng độ dung dịch sau khi pha loãng

+ V1 là thể tích dung dịch ban đầu, V2 là thể tích dung dịch sau khi pha loãng

+ Vn là thể tích nước dùng để pha loãng

3.4. Pha chế dung dịch chuẩn độ từ ống chuẩn

Ống chuẩn là ống trong đó đã chứa sẵn một lượng chính xác thuốc thử ở dạng rắn hoặc lỏng. Khi dùng để pha chế dung dịch người ta chuyển toàn bộ thuốc thử trong ống chuẩn vào bình định mức 1 lít rồi thêm nước cho tới vạch ta được 1 lít dung dịch chuẩn có nồng độ ghi trên nhãn của ống chuẩn.

Ví dụ: Trên nhãn ống ghi HCl 0.2 N, ta cần chuyển hết lượng axit clohidric vào trong bình định mức rồi thêm nước tới vạch ngấn thì ta sẽ thu được 1l dung dịch HCl 0.2N. Lưu ý nhiệt độ nơi pha chế phải giữ ở mức nhiệt 20 độ C thì kết quả mới chính xác được.

4. Những dung dịch chuẩn được lựa chọn nhiều tại LabVIETCHEM

4.1. Dung dịch chuẩn đa nguyên tố nhóm IV cho máy ICP Merck – Đức

– Dung dịch chuẩn đa nguyên tố gồm 23 nguyên tố trong axit nitric loãng

– Dung dịch chuẩn đa nguyên tố được sử dụng để tạo đường chuẩn từ đó tính toán ra nồng độ chất phân tích

Dung dịch chuẩn đa nguyên tố nhóm IV cho máy ICP – Merck

4.2. Dung dịch hiệu chuẩn Glycerol Hanna

– Glycerol được sử dụng để hiệu chuẩn máy đo màu đến 100% độ trong suốt.

– Glycerol là một hợp chất cồn hữu cơ đơn giản, trong suốt, không màu và có độ nhớt được sử dụng để hiệu chuẩn một máy đo màu tới 100% độ trong suốt là lượng ánh sáng tối đa đi qua một cuvet chứa mẫu và được phát hiện bởi một bộ dò ánh sáng silicon.

– Đối với mật ong và cây phong, việc hiệu chuẩn được thực hiện ở một bước sóng cụ thể của ánh sáng. Bước sóng được sử dụng dựa trên phương pháp thích hợp và thể hiện màu bổ sung của mẫu được đo.

Dung dịch hiệu chuẩn Glycerol, 4 x 30mL HI93703-57 Hanna

4.3. Amonium Hydroxit Trung Quốc

– Dùng nghiên cứu khoa học, sức khoẻ, bảo vệ môi trường, nông nghiệp.

– Dùng làm thuốc thử phòng thí nghiệm, thuốc thử phân tích, thuốc thử chuẩn đoán, thuốc thử giảng dạy.

Amonium Hydroxit Trung Quốc

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua dung dịch chuẩn độ chất lượng đảm bảo, vui lòng liên hệ tới số HOTLINE 1900 2639 của LabVIETCHEM để được tư vấn, báo giá nhanh nhất.

Chất chuẩn có ứng dụng xác định thành phần và tính chất của vậy liệu hay hóa chất. Có nhiều loại phụ thuộc vào tiêu chí như dạng tồn tại, chức năng và mục đích, độ chính xác,... Ứng dụng của nó phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm hiệu quả sản phẩm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường hóa dược phẩm càng đa dạng. Thế nhưng, bên cạnh tác động tích cực của sự phong phú về sản phẩm là mối lo ngại về hàng giả, hàng kém chất lượng. Chỉ bằng những phương pháp kiểm nghiệm thô sơ thì không thể phân biệt được đâu là loại tốt, đâu là loại kém chất lượng. Lúc này nhu cầu cấp thiết đặt ra: liệu có phương pháp nào tối ưu để giải quyết vấn đề này? Vì thế, chất chuẩn ra đời, đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm của con người.

1. Khái niệm về chất chuẩn - Dung dịch chuẩn độ là gì?

Có vô vàn khái niệm về chất chuẩn. Nhưng hiểu theo ý chung nhất, nó là một loại chuẩn đo lường đặc biệt mà nó có độ đồng nhất và ổn định nhất định. Chất chuẩn được đưa vào sử dụng trong việc chuẩn hóa thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định thành phần, tính chất vật liệu hoặc chất khác.

Hóa chất chuẩn phòng thí nghiệm sử dụng để xác định thành phần, tính chất vật liệu

2. Các loại chất chuẩn

Chất chuẩn được phân loại dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:

2.1. Căn cứ vào độ chính xác

- Chất chuẩn gốc hay chất chuẩn sơ cấp: Đó là những chất chuẩn mà nó được thẩm định đầy đủ và thừa nhận rộng rãi, phù hợp với quy định và có giá trị được chấp nhận mà không phải so sánh với bất kì chất nào.

- Chất chuẩn thứ cấp: Gồm các chất chuẩn sinh học hay hóa học được thiết lập trên các nguyên liệu được chuẩn hóa so với các chất chuẩn gốc hay bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao

2.2. Căn cứ vào dạng tồn tại

- Nguyên chất: có nghĩa là không pha thêm chất khác

- Hỗn hợp chuẩn: 2 hay nhiều chất trở lên

- Mẫu chuẩn: được dùng làm mẫu chuẩn

- Chủng vi sinh chuẩn

- Khí chuẩn

2.3. Căn cứ vào chức năng mục đích sử dụng

- Chuẩn quốc tế: chuẩn gốc [primary] được thiết lập theo kiến nghị của ủy ban chuyên gia về kỹ thuật cho các chế phẩm dược phẩm

- Chuẩn quốc gia: kiểm định và ứng dụng trong phạm vi quốc gia, được thiết lập bởi các phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn của mỗi nước: Anh, Nhật, Mĩ..

- Chuẩn chính

- Chất chuẩn sản xuất: các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc [IR, UV, MNR, MS…], thường được sử dụng cho các chất hóa học mới [New Chemical Entity - NCE] chưa có chuyên luận.

3. Cách pha dung dịch chuẩn độ trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm hiện nay, có 3 cách pha dung dịch chuẩn độ được áp dụng như sau:

3.1. Dùng ống chuẩn

Ống chuẩn là một ống nghiệm thủy tinh chứa sẵn một lượng hóa chất tinh khiết cụ thể, chính xác và được hàn kín lại. Phía trên của ống có nhãn ghi tên, công thức và nồng độ dung dịch chuẩn độ đã được pha sẵn.

Cách sử dụng: Đục ống chuẩn bằng dụng cụ thích hợp, rót hết hóa chất trong ống chuẩn vào trong bình định mức có thể tích 1000 ml rồi đổ thêm lượng vừa đủ nước cất, lắc nhẹ sao cho hỗn hợp dung dịch tan đều vào nhau. Ta sẽ thu được dung dịch chuẩn độ như trên nhãn đã ghi ban đầu.

3.2. Sử dụng hóa chất tinh khiết

- Xác định lượng hóa chất cần pha dung dịch chuẩn theo công thức

Trong đó:

  • mct là khối lượng chất tan [g].
  • Cn là nồng độ dung dịch chuẩn độ cần phải pha [N].
  • Vdd là thể tích dung dịch chuẩn cần pha [ml].
  • E là đương lượng gam chất tan.

- Cân hóa chất đúng lượng đã tính ở trên, đổ hết vào bên trong bình định mức, rót vừa đủ lượng nước cất, lắc đều. Dung dịch thu được chính là dung dịch chuẩn độ cần phải pha.

3.3. Pha từ hóa chất không tinh khiết [pha gần đúng nồng độ, sau đó điều chỉnh nồng độ]

- Cách làm tương tự như dùng với hóa chất tinh khiết, tuy nhiên lượng hóa chất không tinh khiết phải lớn hơn lượng tính theo công thức.

- Xác định hệ số điều chỉnh của dung dịch K theo công thức

K = Nt / Nlt

Trong đó Nt là nồng độ dung dịch chuẩn thực tế, Nlt là nồng độ lý thuyết

- Điều chỉnh nồng độ dung dịch

+ Nếu K = 1,000: Không cần điều chỉnh nồng độ dung dịch chuẩn độ  vì Nt = Nlt

+ Nếu K > 1,000: Thêm nước theo công thức V nước = [K- 1] x V điều chỉnh

4. Ứng dụng của hóa chất chuẩn

Hóa chất chuẩn hãng Merck - Đức

Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà chất chuẩn theo các phân loại trên được ứng dụng khác nhau: 

- Chất chuẩn ra đời có thể được xem là bước tiến mới của khoa học. Nó giải quyết tình trạng thiếu phương pháp kiểm nghiệm hiện đại để kiểm nghiệm, hiệu chuẩn sản phẩm.

- Những ứng dụng quan trọng của nó có thể nhắc đến như: thẩm định phương pháp, xác định phương pháp, xác định độ không đảm bảo đo, chuẩn định, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng, nghiên cứu [nhất là trong dược liệu nhằm xác định các chất, theo dõi độ ổn định hay hiệu quả của thuốc ...]

- Thực tế, các chất chuẩn đã được áp dụng trong việc kiểm nghiệm các sản phẩm hàng hóa thiết yếu trong cuộc sống như thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm, sữa, lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, hóa phẩm, mỹ phẩm hàng hóa... Rất nhiều hàng hóa kém chất lượng, hàng giả đã được phát hiện và tiêu hủy. Nhờ đó mối lo ngại về hàng giả, hàng kém chất lượng của người tiêu dùng được phần nào vơi bớt.

- Nó còn góp phần là sự thúc đẩy, là tiền đề cho sự phát triển của khoa học.

Với những phân tích trên đây về hóa chất chuẩn phòng thí nghiệm, hy vọng bài viết sẽ giúp quý bạn đọc có nhiều thông hơn từ đó ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Hiện tại các loại chất chuẩn được LabVIETCHEM cung ứng ra thị trường với số lượng lớn, đa dạng thương hiệu uy tín trên thế giới. Truy cập ngay website labvietchem.com.vn để được đặt hàng và xem thông tin chi tiết sản phẩm.

XEM THÊM:

>>> Chất chỉ thị là gì?

>>> Hóa chất Merck

Tìm kiếm liên quan:

- chất chuẩn dược liệu

- lựa chọn dược liệu làm chất chuẩn

- đường chuẩn là gì

Video liên quan

Chủ Đề