Có nên cho trẻ sơ sinh cởi truồng

“Cởi truồng là cách để trẻ tự khám phá cơ thể mình, bài học đầu tiên về giới tính. Vì vậy, bạn đừng phiền lòng khi con cứ thích cởi truồng và chạy lông nhông trong nhà ở tuổi đi học”. – Diễn giả, chuyên gia tình dục học Đinh Thái Sơn.

Có nên cho trẻ sơ sinh cởi truồng

Ảnh minhn họa

Không thể dạy trẻ đơn thuần bằng những gì người lớn đã trải qua

Dạy giới tính chưa bao giờ là dễ với các bậc phụ huynh và nhà trường Việt Nam, bởi không thể dạy trẻ đơn thuần bằng những gì người lớn đã trải qua. Theo chuyên gia tình dục học Đinh Thái Sơn: “Cha mẹ muốn là thầy giáo của con cái về giới tính, trước tiên, họ phải thẳng thắn với con cái và với chính bản thân mình”. Sở dĩ có lời khuyên này là vì thế hệ những người đang ở tuổi làm cha mẹ hầu hết không được đào tạo hệ thống, đầy đủ về vấn đề này. Những gì họ biết chủ yếu là nhờ kinh nghiệm mà có hoặc tự học qua sách, báo, tinternet, … Đó chỉ đơn thuần là kiến thức, họ cần phải học cách biểu lộ nó dưới dạng câu chữ hay lời nói, hành động một cách chuẩn mực, văn hóa nhất, tiếp đó là phương pháp để đưa con cái tiếp cận những kiến thức này.  

Có một câu chuyện được nhiều diễn giả đề cập đến trong nhiều buổi tọa đàm về cách dạy giới tính là “Câu chuyện về con bò”. Nội dung câu chuyện như này: Mỗi khi cô con gái nhỏ hỏi về việc cháu được sinh ra như nào, bố mẹ của cháu đều trả lời là con do con bò sinh ra. Họ chọn con bò là người sinh ra cháu vì cháu rất thích con bò. Không phủ nhận ngay nhưng nghi ngờ cứ lớn dần theo độ tuổi của cô bé. 

Câu chuyện không được kể hết, tác giả của bài viết này cũng không biết chính xác cô bé có tìm được câu trả lời thỏa đáng trong những lần hỏi sau này không nhưng nó đã gợi ra rất nhiều câu chuyện khác xung quanh những sai lầm trong việc tránh nghĩ thẳng, nói thẳng và dạy thẳng khi dạy con cái về giới tính của cha mẹ. Trong một chương trình trên truyền hình gần đây, dạy giới tính cũng được đem ra bàn. Một chuyên gia tình dục có mặt tại buổi nói chuyện cho rằng: “Việc đầu tiên bố mẹ phải làm là gọi chính xác tên các bộ phận trên người con, cứ gán một cái tên khác cho âm vật, dương vật, … sẽ khiến con càng tò mò hơn, muốn tìm hiểu hơn khi bỗng dưng nghe được người khác gọi nó bằng cái tên nào đó không như bố mẹ chúng đã gọi. Cứ như vậy, đến một lúc nào đó, con cái ắt sẽ nghi ngờ bố mẹ và tìm hiểu, tìm học ở một nơi khác, một nguồn khác. Lúc đó thì họ không còn hy vọng có thể kiểm soát được suy nghĩ và nhu cầu thông tin, kiến thức về giới tính của con”. 

Anh cho biết thêm, nếu cảm thấy con chưa đến tuổi để tiếp cận thông tin này, thông tin kia, bố mẹ hoàn toàn có thể khất khéo con theo kiểu “con là kết quả tình yêu của bố mẹ, mẹ là người sinh ra con, còn mẹ sinh ra con như nào, bố sẽ giải thích cho con khi con … tuổi”, một cam kết cụ thể, chân thành và đáng tin cậy như này sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của trẻ  và thuyết phục được con chờ đợi.

Hãy là một người bạn của con

Có một vấn đề cũng được trao đổi khá sôi nổi trong chương trình truyền hình kể trên là làm thế nào để trẻ tìm đến cha mẹ với lòng tin không tuyệt đối thì cũng phải là nơi đáng tin nhất? Dạy giới tính hay dạy cái gì đi nữa thì tâm lý con trẻ là điều phải quan tâm hàng đầu. 

Nói chung tâm lý của chúng là: có thể giấu bố mẹ, anh chị hay những người thân khác chuyện này, chuyện kia nhưng có một người, chúng không giấu bất cứ chuyện gì (tất nhiên là có cả những tâm sự về giới tính), đó là BẠN THÂN. Diễn giả Đinh Thái Sơn đồng tình với quan điểm này: “Cách tốt nhất trong mỗi bài học giới tính là bố mẹ hãy là một người bạn của con và các bạn phải nhớ rằng, dạy theo cách TÂM SỰ mới hiệu quả bởi ở khía cạnh nào đó, dạy giới tính cũng là dạy tâm lý”. Còn nếu không thể là một người bạn của con thì hãy cố gắng là bạn của bạn con. Bố mẹ phải biết bạn của con là ai bởi bạn bè là “kênh” cung cấp thông tin về con kịp thời nhất.

Quay trở lại vấn đề người lớn liệu có đủ kiến thức giới tính hay thông tin giới tính chính thống để truyền đạt cho con? Lời khuyên của các chuyên gia là: Người lớn đừng lạm dụng lợi thế tuổi tác mà mặc định cho mình giỏi hơn con, tự phong mình là thầy, rồi bắt con phải học theo những gì mình nghĩ là đúng, là phù hợp. Hãy tìm hiểu thông tin thật thấu đáo trước khi ngồi nói chuyện với con bằng cách tham gia một số khóa học về giới tính hoặc tìm hiểu qua các chuyên gia tâm lý, chuyên gia giới tính uy tín.

Những kiến thức “thô” có được từ kinh nghiệm, thực tế của người lớn sẽ là con dao hai lưỡi trong giáo dục giới tính. Do vậy, bố mẹ hãy chuẩn bị một phương pháp phù hợp, khoa học để đưa nó đến với con sao cho hiệu quả.

Theo Kienthucgiadinh

Cùng nuôi dạy con. Cùng LIKE page nhé

Có nên cho trẻ sơ sinh cởi truồng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nghe có vẻ khá vô lý, tuy nhiên, trẻ có thể sử dụng bô một cách thoải mái chỉ trong vài ngày hoặc thậm chí chỉ một buổi chiều. Đối với những bậc phụ huynh rèn luyện con ngồi bô vất cả trong một thời gian dài với nhiều khó khăn, đây là điều khó có thể tin nổi. Dưới đây là phương pháp hướng dẫn trẻ ngồi bô trong 3 ngày - trong chương trình của Julie Fellom và các hướng dẫn giúp bạn thực hiện hiệu quả.

Bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong một khoảng thời gian khá dài để giúp con sử dụng bô thành thạo, độc lập và dạy bé từng bước như cách tụt quần xuống và kéo lên, đổ bô và rửa tay sau khi vệ sinh xong. Vì vậy, đào tạo trẻ ngồi bô trong 3 ngày giống như bước đệm thúc đẩy cho cả quá trình. Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là không có cách huấn luyện trẻ ngồi bô nào chuẩn chỉnh nhất mà chỉ có phương pháp nào phù hợp với gia đình và bạn mà thôi.

Theo Fellom, một giáo viên mầm non ở San Francisco bắt đầu chương trình Diaper Free Toddlers nằm 2006 sau khi huấn luyện hơn 100 trẻ ngồi bô. Động lực đầu tiên của cô ấy chính là giữ cho trẻ không phải dùng tã bằng cách giúp phụ huynh đào tạo kỹ năng dùng bô sớm cho trẻ. Phương pháp này hiệu quả với trẻ từ 15 tháng tuổi và hiệu quả nhất với những trẻ nhỏ hơn 28 tháng tuổi.

Để tham gia vào chương trình này, bố mẹ cần tham gia lớp học 2 tiếng vào buổi tối. Sau đó, mỗi gia đình sẽ tự thực hiện trong 3 ngày cuối tuần tại nhà.

Trong vòng 1-2 tuần sau đó, trẻ có thể tự ngồi bô đi tiểu hoặc đi cầu mà ít khi xảy ra sự cố. Nếu bạn không thể tham dự lớp học của Fellom, bạn vẫn có thể tự thực hiện thông qua bài viết này “ Cách đào tạo trẻ ngồi bô trong 3 ngày”.

Để thành công với phương pháp này, bạn cần cho trẻ cởi truồng khi ở nhà. Bạn có thể mặc bỉm cho trẻ vào giờ ngủ trưa và tối nhưng càng phụ thuộc vào những thứ đó thì bạn sẽ càng không thực hiện được tiến trình rèn luyện này. Nếu thực sự muốn đạt được hiệu quả, hãy cho bé ở truồng. Trong 3 tháng đầu tiên, bạn không cần mặc quần cho trẻ khi ở nhà.

Bạn sẽ cần dùng đến chiếc bô có ghế để dùng ở nhà (lý tưởng nhất là mỗi khu vực chính bạn thường có mặt hãy để một chiếc, thêm một chiếc trong phòng tắm), khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ để lau dọn khi sự cố xảy ra cùng với một chiếc quần dự phòng cho bé khi phải ra ngoài.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị khăn hoặc giấy thấm trên ghế oto đề phòng xảy ra sự cố. Bạn có thể cắt miếng vải cỡ bằng chiếc ghế trên ôtô và bọc vào đó trước khi cho bé ngồi lên. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể dùng lò sưởi hoặc cho trẻ đi tất tới đầu gối để cho trẻ mặc khi cởi truồng ở nhà.

Có nên cho trẻ sơ sinh cởi truồng

Bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong một khoảng thời gian khá dài để giúp con sử dụng bô thành thạo, độc lập

Kiểm tra xem bé có các dấu hiệu sẵn sàng ngồi bô chưa. Theo Fellom, dấu hiệu có thể bao gồm trẻ không đi tè trong vòng 2 giờ hoặc lâu hơn, trẻ thích ngồi bô, không thích đóng bỉm và đi cầu vào một khoảng thời gian nhất định đều đặn mỗi ngày.

Sau 28 tháng tuổi trẻ thường có thái độ kháng cự lại việc huấn luyện dùng bô, do đó phương pháp này được áp dụng với những trẻ dưới 28 tháng tuổi. Song, phương pháp này vẫn đem lại hiệu quả với trẻ lớn hơn.

Theo Fellom “khi được áp dụng với những trẻ dưới 28 tháng tuổi, phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Hiệu quả càng giảm đi khi trẻ được 3 tuổi.”

Bố mẹ cần đề ra lịch trình cụ thể và kế hoạch rõ ràng để dành toàn bộ thời gian cuối tuần ( 3 ngày) tập trung vào việc đào tạo trẻ ngồi bô. Hủy các hoạt động thường xuyên ở cuối tuần và đảm bảo có người hỗ trợ bạn cùng huấn luyện trẻ ít nhất trong 2 ngày đầu tiên.

Bạn có thể sáng tạo một điệu nhảy nào đó nhằm mục đích khen ngợi thành công của trẻ và tạo động lực để trẻ tiếp tục, điệu nhảy này có thể là bất cứ thứ gì bạn thấy hay và hấp dẫn trẻ.

Khoảng 2 -5 tuần trước khi huấn luyện trẻ, hãy bắt đầu dạy trẻ về việc sử dụng bô. Bất cứ khi nào vợ/ chồng hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình cần đi vệ sinh, hãy dẫn trẻ theo cùng để bé có thể quan sát cách mọi người kéo quần xuống, ngồi vào bồn cầu, tè hoặc ị vào đó, tự lau chùi, kéo quần lên, xả nước bồn cầu và rửa tay sau đó.

Bé sẽ hiểu rằng điều đó thật vui và là một sự kiện gia đình khi các thành viên dùng bô khi bố mẹ cùng nhảy điệu “ ngồi bô”. Bạn cũng có thể dùng vật nuôi trong nhà để minh họa khái niệm ngồi bô cho trẻ. Chỉ cho bé thấy khi nào vật nuôi nhà bạn đi vệ sinh đúng nơi, chẳng hạn như trong một chiếc hộp nhỏ hoặc một khu vực bên ngoài.

Chỉ cho bé nhìn vào bỉm và giải thích với con rằng, bắt đầu từ thứ 7 này (hoặc bất cứ thời điểm nào bạn định tiến hành phương pháp này), bé sẽ không cần phải dùng bỉm và có thể ở truồng. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn khi bạn đề cập đến vấn đề này một cách tinh tế, chẳng hạn như “ khi đống bỉm này hết, con sẽ không phải đóng bỉm nữa mà sẽ được ở truồng, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn”.

Một trong những lý do giúp phương pháp này đạt hiệu quả tốt là bởi trẻ ở lứa tuổi này thích ở truồng. Mục đích của trẻ không phải là việc rèn luyện trẻ ngồi bô mà vấn đề là trẻ được ở truồng, không phải mặc bỉm.

Hãy thức dậy cùng con ngay khi bé tỉnh giấc và để cho bé không phải mặc quần suốt cả ngày. Bạn cần dành thời gian quan sát dấu hiệu khi trẻ muốn đi tè hoặc ị. Khi trẻ bắt đầu tè/ị, hãy dẫn con tới chiếc bô gần nhất. Trong ngày, có thể cho trẻ ăn đồ ăn mặc hoặc uống nhiều nước hơn để trẻ đi tè thường xuyên hơn.

Bất kể khi nào bạn cần đi vệ sinh, hãy cho trẻ đi cùng. Hãy chỉ cho con cách bạn kéo quần xuống, ngồi vào bồn cầu, ị hoặc tè vào trong đó, kéo quần lên, xả nước bồn cầu và rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh.

Đừng quên dành lời khen ngợi con mỗi khi bé ngồi bô thành công. Trẻ sẽ thường xuyên dùng bô và dùng một cách tự lập hơn sau 10-12 lần ngồi bô.

Khi con không ngồi vào bô, bạn không nên tỏ thái độ phớt lờ. Mà thay vào đó, nên dùng giọng điệu buồn bã, chẳng hạn như “con nên tè vào bô chứ” và giúp trẻ lau sạch bằng cách cầm tay chỉ dẫn cho con. Tuy nhiên, không nên khiến con cảm thấy xấu hổ và áp lực bằng những lời la mắng, dọa nạt vì làm như thế sự cố tương tự sẽ lại xảy ra.

Trước giờ ngủ buổi trưa hoặc buổi tối, bạn cần nhắc nhở bé đã tới giờ ngồi bô. Có thể mặc bỉm cho con trước khi ngủ.

Thực hiện theo hướng dẫn của ngày thứ nhất. Điều khác biệt duy nhất là bạn có thể cùng ra ngoài đi dạo cùng con trong khoảng 1 tiếng vào buổi chiều. Đợt tới khi bé tè vào bô và sau đó đi ra ngoài ngay lập tức. Bạn sẽ giúp con có thói quen ngồi bô trước khi ra khỏi nhà khi áp dụng theo cách này.

Khi đi ra ngoài, nên cho trẻ mặc đồ thoải mái, không mặc bỉm. Mục đích là để giảm thiểu sự cố xảy ra khi ra ngoài mà không cần dùng tới bô.

Thực hiện theo hướng dẫn ngày thứ nhất, song qua ngày thứ 3, bạn có thể đưa trẻ ra ngoài 1 giờ và buổi sáng và cả buổi chiều. Hãy cho bé ngồi bô trước rồi đi mỗi khi dẫn bé ra ngoài. Mẹ nhớ mang theo bô nhỏ và vài bộ quần áo để thay cho bé khi cần.

Trong vòng 3 tháng tiếp theo, hãy để bé cởi truồng khi ở nhà (có thể đeo bỉm khi cần). Hãy mặc quần rộng rãi cho bé khi ra ngoài, kể cả khi trẻ tới lớp. Tã vải và quần đùi cho trẻ cảm giác giống như bỉm, có thể cho trẻ tè vào quần.

Sau 3 tháng nếu không còn xảy ra sự cố, trẻ có thể bắt đầu mặc quần chíp và không cần cởi truồng nữa. Khi bạn cùng trẻ ra ngoài, hãy nhớ mang theo một chiếc bô nhỏ cho con và chú ý các điểm vệ sinh công cộng bên ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng ghế lót bồn cầu công cộng cho trẻ nếu muốn (là loại ghế đặt lên trên mặt bồn cầu giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn khi dùng bồn cầu kích cỡ của người lớn) tuy nhiên, điều này không thực sự cần thiết. Thay vào đó, chỉ cần giữ cho bé ngồi vững trên bồn cầu và nhớ rửa tay thật sạch tay bạn và tay trẻ sau khi đi vệ sinh xong.

Nếu trẻ vẫn không dùng bô sau 3 ngày rèn luyện, bạn nên chờ thêm 6-8 tuần nữa và thử lại sau. Theo chuyên gia, nếu tỷ lệ thành công dưới 75% hoặc tệ hơn thế thì bạn nên ngừng việc đào tạo trẻ ngồi bô và hãy cố thử lại sau đó.

Có nên cho trẻ sơ sinh cởi truồng

Nếu trẻ vẫn không dùng bô sau 3 ngày rèn luyện, bạn nên chờ thêm 6-8 tuần nữa và thử lại sau

Đây được coi là phương pháp hiệu quả và dễ thực hiện dành cho các bé mới tập sử dụng bô. Nếu bạn lo ngại và bối rối không biết phải bắt đầu thế nào hoặc phân vân làm sao để bé biết dùng bô chứ không chỉ ngồi lên đó thì đây chính là cách bạn nên thử.

Sẽ không tránh khỏi một số trường hợp bị thất bại khi áp dụng cách này, song phương pháp của Fellom thường đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn so với nhiều cách khác. Phương pháp của Fellom mang mang lại rất nhiều hữu ích, chẳng hạn như: tiết kiệm thời gian và sức lực, trẻ sẽ tự hào về thành tích và tính tự lập của mình đồng thời giúp bạn tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường bằng cách bỏ bỉm cho bé sớm hơn.

Việc ở nhà suốt 3 ngày để quan sát mọi cử động và giúp bé ngồi bô sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên mọi điều sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bé học được cách ngồi bô sau 1-3 ngày đào tạo.

Đối với những người bận rộn, nếu phương pháp không đạt hiệu quả trong lần đầu tiên, nghĩa là bạn sẽ phải nghỉ thêm nhiều ngày khác nữa. Yêu cầu của phương pháp này chính là việc để bé cởi truồng, tuy nhiên điều này sẽ gây bất tiện khi bạn sống ở vùng lạnh, đặc biệt vào mùa đông.

Có nên cho trẻ sơ sinh cởi truồng

Việc ở nhà suốt 3 ngày để quan sát mọi cử động và giúp bé ngồi bô sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi

Để phương pháp của Fellom phát huy hiệu quả tốt nhất, các bậc phụ huynh nên thực hiện những lời khuyên dưới đây.

  • Không trì hoãn, bạn đã quyết định thực hiện vào cuối tuần thì cuối tuần nhất định phải thực hiện
  • Không tốn quá nhiều thời gian để lo lắng, suy nghĩ. Bởi chính suy nghĩ của bạn có thể làm mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Sẽ có một lúc nào đó, bạn tự hỏi bản thân” nếu mà dễ dàng thế này thì tôi đã thực hiện lâu rồi”. Phương pháp này giúp trẻ xóa tan nỗi sợ hãi, đồng thời giải tỏa tâm lý cho bạn về việc rèn luyện cho trẻ ngồi bô
  • Chọn địa điểm dễ lau chùi trong nhà như sàn gỗ, gạch hoặc vải lót sàn...Cho trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và đồ chơi để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.
  • Cho trẻ cảm nhận được sự vui vẻ, hào hứng
  • Hãy luôn suy nghĩ trong đầu rằng” thà chịu đựng 3 ngày mệt mỏi còn hơn là kéo dài nhiều tháng liền”.

Ngoài cách của Fellom, bạn có thể tham khảo thêm một số cách dưới đây, có thể sẽ phù hợp và hiệu quả hơn với bạn:

  • Thay vì một điệu nhảy, bạn có thể thưởng cho trẻ bằng cách khác khi trẻ chịu ngồi bô như tranh dán, món ăn mà trẻ yêu thích...
  • Thay vì đưa trẻ vào nhà vệ sinh cùng bạn, hãy dùng một con búp bê để minh họa quá trình đi tè/ị vào bô cho con thấy.
  • Bạn có thể tìm thêm sự hỗ trợ ở các trang web khác hoặc các cuốn sách từ các chuyên gia

Còn nếu bạn không thấy phù hợp với những phương pháp này, sẽ còn nhiều lựa chọn khác cho bạn. Ngoài ra, cũng còn nhiều cách rèn trẻ ngồi bô từ từ cho trẻ tập đi và trẻ lớn hơn. Hãy tìm hiểu thêm các thông tin trên mạng cũng như các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ngồi bô, cách thức bắt đầu, những điều nên và không nên, cách xử lý sự cố, cách rèn luyện cho bé trai và gái cùng nhiều thông tin bổ ích khác nữa.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM: